Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long 78km, thành phố Uông Bí 25km và cách Hà Nội 90km. Vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều; phía Tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dƣơng, ranh giới là sông Vàng Chua; phía Nam giáp huyên Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc; phía Đông Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng với ranh giới là sông Đá Bạc và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng; Phía Đông giáp thành phố Uông Bí.

3.1.1.2. Diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình

Địa hình địa bàn thị xã Đông Triều là địa hình trung du có đồi núi xen lẫn đồng bằng. Phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông và đƣợc chia thành 3 vùng chính:

Phía Bắc gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lƣơng, địa hình có độ cao trung bình 300-400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp cao 1.031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lƣơng. Địa hình vùng đồi núi phía Bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp,…

Vùng giữa: Kéo dài từ giáp Dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía bắc thị trấn Mạo Khê, xã Kim Sơn, xã Tràng An là vùng đồi thấp xen kẽ, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, thích hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Vùng đồng bằng phía Nam: Vùng này chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành. Địa hình của vùng thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thị xã Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía Bắc, vì vậy khí hậu nơi đây mang những nét đặc trƣng của miền Bắc, đó là khí hậu nóng, ẩm và mƣa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô vào mùa đông.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên nước

Thị xã Đông Triều có nguồn tài nguyên nƣớc ngọt không lớn. Nƣớc mặt: có 44 hồ đập lớn nhỏ và sông Cầm, sông Đạm với tổng trữ lƣợng và dòng chảy vào khoảng 500 triệu m3, đảm bảo cơ bản nguồn nƣớc tƣới sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống dân sinh. Nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm có trữ lƣợng ở các xã Bình Khê, Đức Chính, Tràng An, Tân Việt có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân theo chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vƣờn đồi và phát triển công nghiệp.

b. Cảnh quan, văn hóa, du lịch

Thị xã Triều có nhiều địa danh nổi tiếng nhƣ chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, chùa Ngọa Vân, Am Long Động, chùa Hồ Thiên thuộc quần thể khu di tích Nhà Trần gắn với Yên Tử (Khu di tích lịch sử văn hoá Nhà Trần trên địa bàn huyện đã đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể và công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013), bên cạnh còn có các di tích lịch sử đền An Biên, Chùa Bắc Mã, nơi Bác Hồ dừng chân ở Hồng Thái Tây, cụm di tích lịch sử và khu danh thắng Yên Đức. Ngoài ra trong huyện cũng có nhiều thắng cảnh đẹp khác nhƣ đèo Voi, hồ Bến Châu, Trại Lốc, khe Chè, khe Ƣơn với gần 3.000 ha cây ăn quả tập trung tạo môi trƣờng sinh thái trong lành, có thể sử dụng làm các khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

c. Khoáng sản

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than đá, trữ lƣợng khoảng 60 triệu tấn, cho phép khai thác 3 triệu tấn/năm, tập trung tại Mạo Khê, Hồng

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng, bao gồm:

+ Đất sét: nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dƣơng đến Hồng Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở thôn Bắc Mã (Bình Dƣơng), Việt Dân, Yên Thọ là những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm, sành sứ. Còn lại là sét thƣờng có thể dùng để sản xuất gạch, ngói, gạch ốp lát với trữ lƣợng trên 500 triệu viên/năm; đất sét cao lanh: Tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất đồ gốm sứ cổ truyền với sản lƣợng trên 10 triệu sản phẩm/năm.

+ Đá vôi: Phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai thác hàng chục vạn m3

để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng. + Cát, sỏi: trữ lƣợng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Yên Đức, Kim Sơn, Xuân Sơn… và các suối trên địa bàn huyện.

d. Đất đai: Theo số liệu thống kê năm 2013 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 39721,55 ha đƣợc phân chia thành 21 đơn vị hành chính (xã, thị trấn), xã có diện tích tự nhiên lớn nhất là xã An Sinh: 8324,25 ha, chiếm 20,95% diện tích toàn huyện, đơn vị có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Đông Triều chỉ có 76,51 ha, chiếm 0,19% diện tích toàn huyện.

Cơ cấu sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên 39721,55 ha, chiếm tỉ lệ 100%, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 27833,44 ha, chiếm tỉ lệ 70,07%; Diện tích đất phi nông nghiệp 9016,99 ha, chiếm tỉ lệ 22,7%; Diện tích đất chƣa sử dụng 2871,12 ha, chiếm tỉ lệ 7,23%.

Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2013 STT Chỉ tiêu QHSD đất đƣợc duyệt đến năm 2010 QHSD đất đƣợc duyệt (ha) Kết quả thực hiện 2013 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 39722,60 39721,55 -1,05 1 Đất nông nghiệp NNP 28936,2 27833,44 -1102,76 96,19 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 5351,27 5730,87 379,6 107,09 Trong đó đất chuyên trồng lúa nƣớc LUC 5351,27 5065,74 -285,53 94,66

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4100,17 3552,58 -547,59 86,64

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 11662,78 10870,22 -792,56 93,20

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 511,40 511,40 100,00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 5920,55 6041,82 121,27 102,05 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 929,53 955,36 25,83 102,78

1.7 Đất làm muối LMU

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7630,31 9016,99 1386,68 118,17

Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan,

công trình sự nghiệp CTS 53,31 26,85 -26,46 49,63

2.2 Đất quốc phòng CQP 475,08 370,88 -104,2 78,07

2.3 Đất an ninh CAN 2,51 68,22 65,71 2717,93

2.4 Đất khu công nghiệp SKK

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 439,82 227,98 -211,84 51,83 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây

dựng, gốm sứ SKX 354,00 255,77 -98,23 72,25

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 110,17 237,31 127,14 215,40 2.8 Đất di tích, danh thắng DDT 63,54 28,54 -35,0 44,92 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải

STT Chỉ tiêu QHSD đất đƣợc duyệt đến năm 2010 QHSD đất đƣợc duyệt (ha) Kết quả thực hiện 2013 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%)

2.11 Đất Nghĩa trang, nghĩa địa NTD 166,21 130,64 -35,57 78,60 2.12 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng SMN 1433,99 793,89 -640,1 55,36 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 3089,54 3482,05 392,51 112,7 Trong đó: Đất cơ sở văn hóa DVH 65,50 23,41 -42,09 35,74

Đất cơ sở y tế DYT 14,99 9,02 -5,97 60,17

Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 97,00 84,22 -12,78 86,82

Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 95,96 46,44 -49,52 48,40

2.14 Đất ở đô thị ODT 346,47 282,01 -64,46 81,40

2.15 Đất ở nông thôn ONT 858,19 949,01 90,82 110,58

3 Đất chƣa sử dụng CSD 3156,09 2871,12 -284,97 109,93 4 Đất đô thị DTD 2067,00 1982,97 -84,03 95,93 5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 6 Đất khu du lịch DDL 96,00 120,00 24 125,00 7 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 2177,66 2306,77 129,11 105,93

(Nguồn: UBND thị xã Đông Triều, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)