5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số toàn thị xã đến hết năm 2011 trên: 166.400 nguời. Chỉ tính riêng dân số của 19 xã là: 122.746 ngƣời (chiếm 73,7% dân số toàn thị xã, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động là 65.944 ngƣời, chiếm 53,7%, tỷ lệ dân số lao động trong nông nghiệp 32.228 ngƣời chiếm 31,2%, lao động công nghiệp, thƣơng mại, xây dựng 19.403 ngƣời chiếm 15,8%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 20.025 ngƣời chiếm 30,3%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%/năm. Năm 2013 tỉ lệ dân số có thay đổi giảm về số lƣợng, tăng dân số thành thi, giảm dân số nông thôn so với năm 2011.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động năm 2013 TT Chỉ tiêu Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu (%) 1 Tổng dân số năm 2011 166.400 100 - Dân số thành thị 44.654 73,7
- Dân số nông thôn 122.746 26,3
2 Tổng dân số năm 2013 164.800 100
- Dân số thành thị 69.475 42,157
- Dân số nông thôn 95.325 57,843
(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê năm 2013)
Đến 31/12/2014 quy mô dân số đô thị Đông Triều mở rộng đã có quy mô dân số quy đổi là 173.141 ngƣời, tăng 104% so với năm 2011, trong đó khu vực nội thị có quy mô 75.159 ngƣời, thay đổi tăng so với năm 2011 30.505 ngƣời, chiếm tỉ lệ 43%, mật độ dân số nội thị là 4.888 ngƣời/km2. Do từ năm 2011 đến cuối năm 2014 huyện Đông Triều đánh dấu sự trƣởng thành của một địa phƣơng sớm biết chọn cho mình con đƣờng phát triển nhanh chóng, vững chắc để trở thành một thị xã phát triển năng động ở cửa ngõ phía tây tỉnh Quảng Ninh.
Nhìn chung dân số thị xã Đông Triều là dân số trẻ, có 9 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97% dân số, còn lại là các dân tộc: Tày, Sán Dìu, Hoa, các dân tộc Nùng, Dao, Mƣờng, Thái và Sán Cháy chỉ chiếm 3%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện 415 ngƣời/km2. Những điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nguồn nhân lực tạo cho Đông Triều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế của thị xã vẫn ổn định, phát triển. Năm 2011 tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,7%/năm, tổng giá trị sản xuất đạt 2.572,3 tỷ đồng, tăng gấp
hơn 2 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 1.000 USD, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 59,4%, tăng 10% so với năm 2005; dịch vụ chiếm 26,7%, tăng 4,4% so với năm 2005; nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 14,3%, giảm 14,4% so với năm 2005. Sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhƣng trên một số lĩnh vực tiếp tục phát triển.
Cơ cấu kinh tế của Đông Triều những năm gần đây đã có sự chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng, theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp. Năm 2014, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp của địa phƣơng chỉ chiếm 10,3%; ngành công nghiệp - dịch vụ chiếm 89,7%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2014 đạt gần 13,9%; trong đó, tổng giá trị sản xuất năm 2014 ƣớc thực hiện đạt 3.950,3 tỷ đồng, cao hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh 6,5%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.972,7 USD, tăng 12,1% so với năm 2013. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển mạnh.
Bảng 3.3: GTSX thị xã Đông Triều thời kỳ 2012 - 2014
Đơn vị: triệu đồng Ngành Năm TT năm 2012 - 2013 TT năm 2013 - 2014 Tốc độ TT BQ năm (%) 2012 2013 2014 I. GTSX 2.827.000 3.426.100 3.950.300 13,26 14,54 13,9 1.CN và XD 1.688.300 2.103.625 2.564.566 18,4 19,8 19,1 2. DV 768.500 925.047 989.154 16,9 9,1 13,0 3. NLN, Thủy sản 370.200 397.428 396.580 6,85 -1,85 2,5
II. Cơ cấu (%) 100 100 100
1.CN và XD 59,7 61,4 65,0
2. Dịch vụ 27,2 27,0 24,7
3. NLN, Thủy sản 13,1 11,6 10,3
Về trồng trọt: Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, từng bƣớc hình thành vùng tập trung chuyên canh, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Thực hiện chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả để phát triển nuôi trồng thuỷ sản; chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp - dịch vụ. Tổng diện tích gieo trồng bình quân đạt 13.085 ha/năm; trong đó: Diện tích cây lúa: 9.484 ha, năng suất lúa bình quân đạt 61,1 tạ/ha/năm. Hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2011 đạt 54.500 tấn. Tích cực đầu tƣ nâng cấp, nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi, cứng hoá kênh mƣơng nội đồng... đảm bảo tƣới tiêu cho trên 95% diện tích gieo trồng.
Diện tích cây ăn quả toàn huyện 2.235 ha, trong đó diện tích vải, nhãn, na chiếm trên 60%. Một số mô hình cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao nhƣ: cam Canh, bƣởi Diễn ở xã Việt Dân, Hoàng Quế thu nhập bình quân đạt 600- 800 triệu đồng/ha, cây Thanh Long ruột đỏ ở An Sinh, Hoàng Quế, Hƣng Đạo bƣớc đầu cho sản phẩm thu hoạch, đạt giá trị cao.
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chăn nuôi ổn định, không có dịch lớn xảy ra, nhìn chung đầu gia súc giảm so cùng kỳ chỉ đạt 70-80%, riêng đàn gia cầm tăng 7,5%. Nét mới trong chăn nuôi là có nhiều hộ gia đình chăn nuôi theo hƣớng trang trại, gia trại có quy mô vừa và lớn theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp, đầu tƣ, phát triển đàn bò sữa, một số mô hình vật nuôi có chất lƣợng và hiệu quả cao nhƣ: Nhím, lợn rừng, lợn siêu nạc... Tập trung nhiều ở xã Bình Khê, An Sinh, Việt Dân, Nguyễn Huệ, Hồng Phong... Sản lƣợng thịt hơi các loại đạt 8.127 tấn, đàn bò sữa phát triển đƣợc 257 con, sản lƣợng sữa đạt trên 600 tấn/năm.
Về thủy sản: Quy hoạch, đầu tƣ trên 40 tỷ đồng, chuyển đổi diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện 1.318,4 ha. Sản lƣợng thuỷ sản năm 2011 đạt 3.100 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Có nhiều mô hình nuôi thâm
canh và bán thâm canh cá rô phi đơn tính đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Yên Đức Hồng Phong, Kim Sơn, Hoàng Quế. Năng suất nuôi đạt từ 10-12 tấn/ha, doanh thu bình quân 250 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 45-50 triệu đồng/ha.
Về lâm nghiệp: Quy hoạch chuyển đổi 1.800 ha cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng các loại cây lâm nghiệp và cây trồng khác trong giai đoạn 2011 đến năm 2014; mở rộng diện tích cây na, đến nay toàn huyện có trên 2.200 ha cây ăn quả, trong đó 58% là vải nhãn sản lƣợng đạt 11.000 tấn/năm, có trên 880 ha na với sản lƣợng trên 7.000 tấn, phát triển một số loại cây ăn quả mới có giá trị nhƣ: bƣởi Diễn, cam Canh... Toàn huyện có gần 3.000 ha thông nhựa, hiện nay đã có trên 400 ha đƣợc khai thác nhựa, thu nhập từ nhựa thông tăng nhanh, góp phần xoá nghèo bền vững. Tích cực đầu tƣ phát triển rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Mở rộng diện tích rừng trồng tập trung, trong 5 năm qua đã trồng mới đƣợc 4.056 ha rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 51%.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 (giá so sánh) đạt 1.300 tỷ đồng, tăng bình quân 18,44%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 250 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với năm 2005. Mặc dù có nhiều khó khăn giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng vẫn phát triển và tăng trƣởng khá.
Một số sản phẩm chủ yếu thực hiện năm 2011: Than sạch 2,5 triệu tấn, gạch qui chuẩn 300 triệu viên, gạch ốp lát các loại 5,5 triệu m2, đá xây dựng 100.000 m3; cát xây dựng: 48.000 m3
...
Thị xã đã triển khai 62 dự án công trình, tổng số vốn đầu tƣ 1.819 tỷ đồng, giải quyết cho 7.327 lao động; 29 dự án đang đầu tƣ với số vốn 11.805 tỷ đồng, dự kiến thu hút 4.077 lao động. Các dự án đi vào hoạt động tạo ra nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn.
Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã luôn duy trì bảo dƣỡng. Một số tuyến đƣờng từ Đức Chính đi Đền Sinh, Đức Chính- Bình Khê, tràng Lƣơng
tiếp tục triển khai thi công. Công tác chỉnh trang đô thị giải toả hệ thống hành lang quốc lộ 18A, lát vỉa hè tại thị trấn Mạo Khê, vỉa hè hai bên đƣờng 18A địa phận xã Xuân Sơn và xã Kim Sơn, điều chỉnh thành vòng xuyến tại các nút giao thông hai đâu tuyến đƣờng tránh thị trấn Đông Triều, làm đƣờng gom dự án đô thị Kim Sơn đƣợc triển khai tích cực góp phần cho bộ mặt đô thị Đông Triều ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Thương mại - dịch vụ
Tổng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ đạt 550 tỷ đồng; tăng trƣởng bình quân 18,55%/năm. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng và có mức tăng trƣởng khá, ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của nhân dân.
Hoạt động thƣơng mại tập trung đầu tƣ, xây mới, sửa chữa, nâng cấp các chợ trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp và trên 3.000 hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ. Hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân ngày càng phong phú, việc thu mua, tiêu thụ nông, lâm sản cho nông dân đƣợc quan tâm, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển.
Du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh phát triển, kết hợp điểm dừng chân du lịch với cơ sở sản xuất hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ. Trong những năm qua huyện đã quy hoạch chuẩn bị đầu tƣ, tôn tạo cụm di tích, mở rộng tuyến đƣờng giao thông vào khu lăng mộ các vua Trần, quy hoạch phát triển giao thông kết nối với di tích Yên Tử qua xã Tràng Lƣơng.
Phát triển dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ vận tải công cộng, vận tải khách bằng xe buýt tới các xã trên tuyến dƣờng 18A và một số xã miền núi. Doanh thu ngành vận tải đạt 75 tỷ đồng, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2005. Dịch vụ Bƣu chính - viễn thông phát triển nhanh. Cơ sở hạ tầng bƣu chính, viễn thông đƣợc quan tâm đầu tƣ, đảm bảo cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc.