5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Quan điểm quản lý khai thác than
- Đảm bảo ổn định phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn thị xã, phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên hiện có, tham ra có hiệu quả vào ổn định an ninh năng lƣợng khu vực và đất nƣớc.
- Thu hút giải quyết việc làm ổn định nguồn lao động địa phƣơng để có nguồn thu nhập tốt tạo điều kiện ổn định xã hội. Không để tình trạng khai thác than trái phép lôi kéo nguồn lao động địa phƣơng gây mất an toàn, tệ nạn xã hội, môi trƣờng, dẫn đến nhiều nguy cơ thiệt hại về ngƣời và tài sản, trật tự an toàn, an ninh xã hội bất ổn.
- Quản lý nguồn tài nguyên than chặt chẽ, khoa học theo quy định của Luật khoáng sản số: 60/2010/QH12 ngày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, từ quá trình lập và thực hiện kế hoạch sản xuất của các Doanh nghiêp khai thác than trên địa bàn, cũng nhƣ quản lý phần tài nguyên than nhỏ lẻ để lại bảo vệ các dự án khai thác và các điểm xuất lộ than thuộc khu vực giáp ranh giới các đơn vị khai thác, ranh giới quản lý hành chính các của các Phƣờng, xã.
- Phát triển ngành công nghiệp khai thác than bền vững, có chiều sâu, thân thiện môi trƣờng, phù hợp chiến lƣợc Quốc gia về tăng trƣởng xanh của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 1393/QĐ - TTg ngày 25/9/2012 và Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lƣợc Quốc gia về tăng trƣởng xanh tỉnh
- Đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết xã hội, hiểu biết khoa học công nghệ toàn diện, trình độ tay nghề chuyên ngành cao, giám làm, giám chịu trách nhiệm, đóng góp trí tuệ xây dựng Thị xã phát triển theo đúng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ số 1618/QĐ - UBND ngày 9/6/2015).
4.1.2. Định hướng quản lý khai thác than
- UBND thị xã phối kết hợp với ngành than(Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc) quản lý và thực hiện tốt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đã đƣợc phê duyệt, trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật khoáng sản và các quy định có liên quan trong quản lý hoạt động khoáng sản (khai thác than trên địa bàn).
- Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn thị xã, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thƣờng xuyên. UBND thị xã, UBND các xã, phƣờng thực hiện tốt quy chế phối hợp với các đơn vị thành viên ngành than (Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc), quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tài nguyên, đất đai, công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu trên địa bàn thị xã; chỉ đạo các hộ dân có đất trong ranh giới quản lý mỏ thực hiện nghiêm túc các quy chế phối hợp, cam kết đã ký.
- Kiểm tra, theo dõi phối chặt chẽ với các lực lƣợng của Thị xã, UBND các phƣờng, xã có ranh giới mỏ. Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi khai thác than trái phép, không để tái diễn trên địa bàn Thị xã.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nội dung các văn bản pháp luật, các chủ trƣơng, quy định của nhà nƣớc, UBND tỉnh, Thị xã trong nhân dân, nhất là ngƣời dân tại các khu vực rừng núi có điều kiện cập nhật thông tin kém: Luật Tài nguyên khoáng sản, luật Đất đai, luật Bảo vệ môi trƣờng, luật Bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản quản lý nhà nƣớc liên quan để nhân dân biết, hiểu và tự giác chấp hành, trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên.
- Đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có hiểu biết thêm, sâu về chuyên ngành khai thác khoáng sản, có phân tích sâu sắc về bản chất, tham mƣu đúng và hợp lý, tránh thất thoát lãng phí tài nguyên mà các Doanh nghiệp tránh nêu ra trong báo cáo.
- Hoạt động khai thác than phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu những tác động tiêu cực của khai thác than đối với môi trƣờng bằng nhiều giải pháp, đảm bảo thân thiện, không để ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngành kinh tế khác (Du lịch tâm linh, các ngành công nghiệp phi khai khoáng) trên tinh thần “Hiện đại hóa ngành khai thác than theo hƣớng sản xuất xanh, sạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng...”, phù hợp với định hƣớng chung là phát triển cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”.
4.1.3. Mục tiêu quản lý khai thác than
- Các doanh nghiệp khai thác than đảm bảo đúng quy định của pháp luật, theo đúng thiết kế, kế hoạch khai thác đƣợc phê duyệt, không để tổn thất cao vƣợt quá quy định hoặc dễ làm khó bỏ để lại các phần than đã có trong thiết kế khai thác. Nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến:
+ Thất thoát, lãng phí tài nguyên; + Dự án đầu tƣ không hiệu quả;
+ Thu ngân sách nhà nƣớc không đảm bảo (Thuế tài nguyên,…).
- Không để hoạt động khai thác than trái phép diễn ra trong ranh giới quản lý, bảo vệ, tổ chức khai thác than của các Doanh nghiệp và ranh giới quản lý hành chính của các phƣờng, xã. Nếu để sảy ra sẽ dẫn đến:
+ Thất thoát tài nguyên của nhà nƣớc;
+ Tệ nạn xã hội xuất hiện, an ninh trật tự xã hội bất ổn; + Mất an toàn lao đông, thiệt hại về ngƣời và tài sản;
- Thu hút nguồn vốn đầu tƣ, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập tạo điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn Thị xã.
- Hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của khai thác than đối với môi trƣờng, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác cùng phát triển trên địa bàn Thị xã.
4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Trong thời gian vừa qua, Thị uỷ, UBND Thị xã Đông Triều đã có nhiều hoạt động tăng cƣờng đấu tranh phòng, chống tình trạng khai thác, vận chuyển, chế biến kinh doanh than trái phép trên địa bàn. Qua đó, quyết tâm thực hiện Kế hoạch số 5965/KH-UBND của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trái phép trên địa bàn tỉnh.
Trong điều kiện hiện nay công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng và định hƣớng chung của cả nƣớc. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại QĐ số 1618/QĐ - UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh, ngày 9/6/2015. cần có những giải pháp, cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm tạo ra một hiệu ứng thuận lợi để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều. Trong những năm tới, Thị xã cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
4.2.1. Về công tác chỉ đạo thực hiện
Cấp uỷ, chính quyền từ thị xã đến cơ sở tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 5965/KH-UBND của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than; Nghị
quyết 12-NQ/TU ngày 12/01/2014, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trái phép trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 11 -NQ/HU, ngày 20/7/2012 của Ban thƣờng vụ Huyện ủy huyện Đông Triều (nay là Thị Ủy thị xã Đông Triều) về tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than, cát, sét trên địa bàn. Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh tài nguyên trên địa bàn thị xã, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thƣờng xuyên.
4.2.2. Về công tác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong năm 2016 các năm tiếp theo các năm tiếp theo
- Tập trung rà soát các hồ sơ, giấy phép khai thác của các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn, đi sâu tìm hiểu điều kiện, quy mô, công nghệ khai thác, kế hoạch và báo cáo sản lƣợng khai thác theo tiến độ dự án. Để có đánh giá nhận xét hiệu quả dự án đầu tƣ, tiết kiệm, thất thoát tài nguyên, nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên từ quá trình tổ chức khai thác than của các doanh nghiệp.
- UBND Thị xã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến, kinh doanh than trái phép trên địa bàn, đối tƣợng kiểm tra gồm các phƣơng tiện có dấu hiệu nghi vấn vận chuyển than trái phép; các tổ chức, cá nhân hoạt động, sản xuất, tập kết, chế biến kinh doanh than trên toàn bộ địa bàn thị xã, trọng tâm là các khu vực có nguy cơ cao về sản xuất, tập kết, chế biến kinh doanh than trái phép ở phƣờng, xã.
- Chỉ đạo các xã, phƣờng phối hợp với các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tổ chức ký quy chế phối hợp quản lý ranh giới, bảo vệ tài nguyên khoáng sản than ở địa bàn đƣợc giao; tích cực tổ chức điều tra nắm tình hình và kiên quyết xử lý
nghiêm các trƣờng hợp vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích để khai thác than trái phép;
- Tăng cƣờng kiểm tra các khu vực trọng điểm, những nơi có nhiều nguy cơ tái khai thác, vận chuyển, lập bến bãi kinh doanh than trái phép. Nếu đơn vị nào để xảy ra vi phạm phải chịu trách nhiệm trƣớc cấp uỷ, chính quyền thị xã;
- Chủ tịch UBND các xã, phƣờng phải báo cáo tình hình quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là về than ở địa phƣơng, đơn vị mình về UBND thị xã để có biện pháp chỉ đạo, giải quyết kịp thời;
- Nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân để xảy ra tiêu cực liên quan đến khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trái phép.
4.2.3. Công tác tuyên truyền, vận động
- Ban lãnh đạo, Chỉ huy các đơn vị khai thác than tổ chức quán triệt các văn bản quy định pháp luật về khoáng sản, kế hoạch của UBND tỉnh, của Thị xã về tăng cƣờng công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất than tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị và tích cực tham gia cùng chính quyền, các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát theo quy chế phối hợp. Đồng thời, thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp với các đơn vị khai thác than trên địa bàn và các phƣờng, xã. Chú trọng tuyên truyền, vận động bà con nhân dân có đất giáp ranh với khu vực đơn vị khai thác than quản lý hiểu về các quy định pháp luật đối với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Từ đó, tích cực giám sát, tố giác các hoạt động khai thác, vận chuyển than trái phép để kịp thời xử lý.
- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dụ c pháp luật về bảo vệ tài nguyên; phát huy vai trò của các phòng ban, đơn vị chức năng có liên quan và các đoàn thể nhằm động viên, khuyến khích, vận động ngƣời dân không tham gia các hoạt động khai thác, vận chuyển than trái phép và tích cực đấu tranh tố cáo, tố giác các vi phạm, tiêu cực về than trái phép.
4.2.4. Công tác đào tạo
- Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý chuyên ngành khoáng sản (đặc biệt là khai thác than) đối với đội ngũ cán bộ các cấp từ Thị xã đến cấp phƣờng, xã để hiểu biết có chiều sâu, thuận cho theo dõi và đề xuất tham mƣu công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản than hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí tài nguyên.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo lao động trẻ là con em trên địa bàn Thị xã, đáp ứng quy hoạch và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, đảm bảo chất lƣợng và có việc làm phù hợp sau đào tạo, tham gia lao động sản xuất, xây dựng các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn phát triển.
4.3.5. Tích cực quản lý, giảm thất thoát tài nguyên than
Các nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát tài nguyên than nhƣ” Vấn nạn khai thác than trái phép, nạn “than tặc”; trình độ công nghệ máy móc lạc hậu…
- Đối với việc thất thoát tài nguyên than do trình độ công nghệ máy móc lạc hậu có giải quyết thông qua việc sử dụng, ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến của nƣớc ngoài nhƣ máy xúc thủy lực, máy xúc lật thế hệ mới….
Việc áp dụng các loại máy xúc thủy lực, máy xúc lật… có thể mang lại tỷ lệ giảm tổn thất than đã giảm từ 10% xuống còn 8%, tỷ lệ giảm tổn thất than đã giảm từ 10% xuống còn 8%...
Các đơn vị, công ty khai thác than cần sắp xếp lại sản xuất, nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và lựa chọn công nghệ phù hợp với các mỏ để hạn chế tối đa tổn thất trong quá trình khai thác…
Bên cạnh đó, các công ty than tổ chức sàng tuyển, chế biến sâu từ than nguyên khai, tăng thu hồi than từ đất đá lẫn than; các công ty chế biến nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng than chế biến từ đất đá lẫn than. Tuyển than tốt cũng giúp khai thác các vỉa than xấu, giúp giảm tổn thất trong khai thác.
- Đối với việc thất thoát than do vấn nạn khai thác trái phép, than tặc. Để giải quyết vấn nạn đó có thể sử dụng các biện pháp:
Các đơn vị tập trung kiểm soát chặt ở các trạm ra - vào mỏ, trên các tuyến đƣờng chuyên dụng. Cùng với đó tập trung củng cố các kho bãi chứa than, bố trí đủ đèn chiếu sáng tại các trạm gác; kiểm tra thƣờng xuyên đèn pha chiếu sáng tại các chốt, trạm, kho than và trên đƣờng vận chuyển để bảo vệ than an toàn 24/24.
Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa địa phƣơng, công an các huyện, thị xã, phƣờng sở tại và các đơn vị, công ty khai thác than. Tăng cƣờng hoạt động của các đội bảo vệ cơ động tại các khu vực nhạy cảm, dễ xảy ra các hoạt động trái phép.
Mặt khác, các đơn vị lƣu ý việc xây dựng và thƣờng xuyên hoàn chỉnh các phƣơng án bảo vệ và điều hành phù hợp; tăng cƣờng trách nhiệm ngƣời đứng đầu trong bảo vệ than đầu nguồn. Các công ty than phải tập trung than tại kho trung tâm của đơn vị để giao than cho các công ty kho vận; ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát dòng than tại các mỏ, ra - vào các trạm bảo vệ, trên đƣờng vận chuyển và luân chuyển nội bộ; tăng cƣờng quản lý xe thuê ngoài chở đất đá tại các công ty sản xuất than.