Tích cực quản lý, giảm thất thoát tài nguyên than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 86)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.5. Tích cực quản lý, giảm thất thoát tài nguyên than

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát tài nguyên than nhƣ” Vấn nạn khai thác than trái phép, nạn “than tặc”; trình độ công nghệ máy móc lạc hậu…

- Đối với việc thất thoát tài nguyên than do trình độ công nghệ máy móc lạc hậu có giải quyết thông qua việc sử dụng, ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến của nƣớc ngoài nhƣ máy xúc thủy lực, máy xúc lật thế hệ mới….

Việc áp dụng các loại máy xúc thủy lực, máy xúc lật… có thể mang lại tỷ lệ giảm tổn thất than đã giảm từ 10% xuống còn 8%, tỷ lệ giảm tổn thất than đã giảm từ 10% xuống còn 8%...

Các đơn vị, công ty khai thác than cần sắp xếp lại sản xuất, nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và lựa chọn công nghệ phù hợp với các mỏ để hạn chế tối đa tổn thất trong quá trình khai thác…

Bên cạnh đó, các công ty than tổ chức sàng tuyển, chế biến sâu từ than nguyên khai, tăng thu hồi than từ đất đá lẫn than; các công ty chế biến nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng than chế biến từ đất đá lẫn than. Tuyển than tốt cũng giúp khai thác các vỉa than xấu, giúp giảm tổn thất trong khai thác.

- Đối với việc thất thoát than do vấn nạn khai thác trái phép, than tặc. Để giải quyết vấn nạn đó có thể sử dụng các biện pháp:

Các đơn vị tập trung kiểm soát chặt ở các trạm ra - vào mỏ, trên các tuyến đƣờng chuyên dụng. Cùng với đó tập trung củng cố các kho bãi chứa than, bố trí đủ đèn chiếu sáng tại các trạm gác; kiểm tra thƣờng xuyên đèn pha chiếu sáng tại các chốt, trạm, kho than và trên đƣờng vận chuyển để bảo vệ than an toàn 24/24.

Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa địa phƣơng, công an các huyện, thị xã, phƣờng sở tại và các đơn vị, công ty khai thác than. Tăng cƣờng hoạt động của các đội bảo vệ cơ động tại các khu vực nhạy cảm, dễ xảy ra các hoạt động trái phép.

Mặt khác, các đơn vị lƣu ý việc xây dựng và thƣờng xuyên hoàn chỉnh các phƣơng án bảo vệ và điều hành phù hợp; tăng cƣờng trách nhiệm ngƣời đứng đầu trong bảo vệ than đầu nguồn. Các công ty than phải tập trung than tại kho trung tâm của đơn vị để giao than cho các công ty kho vận; ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát dòng than tại các mỏ, ra - vào các trạm bảo vệ, trên đƣờng vận chuyển và luân chuyển nội bộ; tăng cƣờng quản lý xe thuê ngoài chở đất đá tại các công ty sản xuất than.

Có các chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi khai thác than trái phép, hoặc làm thất thoát tài nguyên than…

4.3.6. Phát triển kinh tế, ổn định môi trường, an sinh xã hội

- UBND Thị xã tạo điều kiện để cho các Doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn hoạt động tốt nhất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính nhƣ Thuê đất, giải phóng đền bù mặt bằng, giao đất, rừng,… khi doanh nghiệp đề nghị, trên quan điểm Thị xã với các Doanh nghiệp khai thác than cùng hỗ trợ phát triển.

- Kiểm soát tổn thất, thất thoát than liên quan đến công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất, sử dụng công nghệ khai thác than hợp lý đúng quy định của các

Doanh nghiệp,...; hoạt động khai thác chế biến than trái phép trên địa bàn. Duy trì ổn định nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trong hoạt động khai thác than và các nguồn thu xã hội do các doanh nghiệp đóng góp xây dựng địa phƣơng.

- Thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế từ "nâu" sang "xanh", quan tâm chỉ đạo hƣớng doanh nghiệp khai thác than đầu tƣ công nghệ khai thác tiên tiến giảm thiểu mọi tiêu cực tác động đến môi trƣờng, mọi hoạt động khai thác than đảm bảo thân tiện môi trƣờng, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ phát triển ngành kinh tế dịch vụ, du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh đang là tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng…

- Quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của Đảng bộ cơ sở và các chi bộ, nhất là trong khu vực có hoạt động khai thác than; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phƣơng, hƣớng mạnh về cơ sở; huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia bảo vệ, quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn Thị xã Đông Triều đảm bảo phát triển kinh tế, chính trị, an ninh trật tự ổn định xã hội.

4.3. Kiến nghi ̣

Để thực hiện tốt 5 giải pháp mà luận văn đặt ra nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn Thị xã Đông Triều, tác giả xin có một số kiến nghị sau:

4.3.1. Kiến nghị đối với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tổng công ty Đông Bắc

- Đẩy nhanh, mạnh hơn nữa hiện đại hóa ngành than: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết, trình độ tay nghề cao; Thiết kế hợp lý, hiệu quả, thân thiện môi trƣờng; lựa chọn công nghệ khai thác, thiết bị máy móc tiên tiến phù hợp cho khai thác than ở điều kiện đơn giản và phức tạp đạt yêu cầu công suất theo thiết kế đƣợc phê duyệt.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thành viên nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý tài nguyên than trong ranh giới quản lý tài nguyên đƣợc giao; đồng thời nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển than trái phép (nếu có); phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng của thị xã và các xã, phƣờng trong công tác quản lý tài nguyên than trên địa bàn thị xã.

- Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc ký quy chế phối hợp trong quản lý, bảo vệ, khai thác, kinh doanh, chế biến tài nguyên than trái phép, nhất là tại khu vực giáp ranh giữa hai Đơn vị.

- Chỉ đạo các đơn vị thành viên công khai các Quy chế phối hợp để cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để tăng cƣờng giám sát của nhân dân.

- Tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch khai thác đối với các vỉa, các khu vực tiềm ẩn nguy cơ tái diễn khai thác than trái phép, các điểm, vỉa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ; lập quy hoạch di chuyển, hỗ trợ tái định cƣ cho các hộ dân trong khu vực ranh giới quản lý, khai thác mỏ; cải tạo nạo vét các hồ, đập bị ô nhiễm trên địa bàn thị xã để phục vụ sản xuất nông nghiệp và các hạng mục công trình khác.

4.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Ninh

Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2013/NĐ-CP, ngày 24/10/2013 "quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và khoáng sản", trong đó cần có chế tài xử lý các hành vi vi phạm nhƣ vận chuyển, lập bến bãi kinh doanh, chế biến khoáng sản trái phép để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu Quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều từ năm 2011 đến năm 2014, kết hợp với hệ thống văn bản pháp luật của nhà nƣớc (Luật, chỉ thị, thông tƣ), văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh Quảng Ninh liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản (than). Có thể nói công tác quản lý nhà nƣớc trong hoạt động khai thác than của Cấp ủy, UBND thị xã Đông Triều đã từng bƣớc thay đổi, tiến bộ rõ rệt theo từng năm. Luận văn “"Tăng cường quản lý nhà

nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh"” đã giải quyết đƣợc các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là:

(1) Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản: cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản, quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, nội dung quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản.

(2) Đã chỉ rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, cụ thể là khai thác than tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh qua các năm từ 2011 – 2014, qua các mặt:

+ Công tác xây dựng quy hoạch, phê duyệt hoạt động khai thác khoáng sản

+ Công tác quản lý triển khai thực hiện khai thác Khoáng sản- than (công tác quản lý và công tác thực hiện khai thác)

+ Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản. + Công tác xử lý vi phạm trong khai thác khoáng sản

(3) Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản – than tại thị xã Đông Triều.

(4) Chỉ ra các kết quả đạt đƣợc, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản – than tại thị xã Đông Triều.

(5) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản.

Công tác quản lý tài nguyên than trên địa bàn thị xã đã đƣợc các cấp các ngành quan tâm và thu đƣợc kết quả nhất định, đặc biệt là sau khi thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 20/7/2012 của Ban thƣờng vụ Huyện uỷ huyện Đông Triều “V/v tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Đông Triều” và Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/01/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã đƣợc giữ vững, đi vào nề nếp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thƣơng - Thông tƣ số 03/2011/TT - BCT “Ban hành quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò”, ngày 15/2/2011.

2. Chính Phủ - Nghị định Số: 15/2012/NĐ-CP "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản". Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2012. ngày 09/3/2012.

3. Chính Phủ - Nghị định Số: 142/2013/NĐ-CP "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản", ngày 24/10/2013.

4. Chính Phủ - Quyết định số 60/QĐ - TTg "Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030", ngày 09/1/2012.

5. Chính Phủ - Quyết định số 2622/QĐ - TTg "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", ngày 31/12/2013.

6. Chính Phủ - Chỉ thị số 02/CT - TTg "Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản", ngày 09/1/2012.

7. Chính Phủ - Chỉ thị số 21/CT - TTg "Về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh than", ngày 26/8/2015.

8. Quốc Hội - Luật khoáng sản số: 60/2010/QH12, Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

9. Quốc Hội - Luật đất đai số: 45/2013/QH13, Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29

10. Quốc Hội - Luật thuế tài nguyên số: 45/2009/QH12, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009, Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

11. Quốc Hội - Luật bảo vệ môi trƣờng số: 55/2014/QH13. Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2015.

12. UBND tỉnh Quảng Ninh - Quyết định số 1618/QĐ - UBND "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", ngày 9/6/2015.

13. UBND (Huyện) thi xã Đông Triều - Báo cáo "Kết quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản", Các năm (2011 đến 2015).

14. Vinacomin; Tổng công ty Đông Bắc - Báo cáo "Hoạt động khoáng sản",

Các năm (2011 đến 2014).

Tài liệu từ Internet:

15. Cổng thông tin điện tử - Tổng cục ĐC và KS Việt http://dgmv.gov.vn 16. Cổng thông tin điện tử http://quangninh.gov.vn

17. Cổng thông tin điện tử http://tongcongtydongbac.com.vn

Phụ lục: MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƢỚNG DẪN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC THAN CỦA THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TT Tên, số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng,

năm ban hành Trích yếu nội dung văn bản đã ban hành

Ghi chú

I Nghị quyết

1 Số: 11/NQ-HU 20/7/2012 Của Ban thƣờng vụ Huyện ủy về "Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Đông Triều "

II Kế hoạch

1 02/KH-UBND 14/01/2014 Kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh tài nguyên trái phép trên địa bàn Huyện trong dịp tết giáp ngọ năm 2014

2 62/KH-HU 20/01/2014

Thực hiện nghị quyết số 12-NQ/TU của BCH Dảng bộ tỉnh Quảng Ninh” Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh”

III Quyết định

1 40/QĐ-UBND 14/01/2014 V/v thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai thác, chế biến, kinh doanh tài nguyên trái phép trong dịp tết Giáp Ngọ năm 2014.

2 93/QĐ-UBND 30/01/2015 V/v thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai thác, chế biến, kinh doanh tài nguyên trái phép trong dịp tết Ất Mùi năm 2015.

IV VB chỉ đạo khác

1 Số 11/TB-UBND 17/01/2014

Ý kiến kết luận của Thƣờng trực UBND huyện tại cuộc họp kiểm điểm công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn Huyện năm 2013, nhiệm vụ năm 2014; Triển khai đợt cao điểm và tăng cƣờng các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên than trong dịp tết nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.

2 CV số 1595/UBND 02/10/2014 Về việc tăng cƣờng công tác kiểm tra xử lý các vi phạm khai thác, vận chuyển kinh doanh tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.

3 CV số 1778/UBND 31/10/2014

Về việc tăng cƣờng công tác kiểm tra xử lý các vi phạm khai thác, vận chuyển kinh doanh than trái phép trong ranh giới quản lý tài nguyên của công ty than Hồng Thái tại các xã Tràng Lƣơng, Hồng Thái Đông - Huyện Đông Triều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 86)