Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các yếu tố bên ngoài

(1) Kinh tế - chính trị thế giới và khu vực không ổn định, đặc biệt là sự biến động nguồn năng lƣợng, nhƣ sản lƣợng khai thác than:

Đối với công tác quản lý nhà nƣớc cấp thị xã, việc không ổn định kinh tế, chính trị thế giới liên quan đến nhu cầu năng lƣợng. Tuy không trực tiếp, nhƣng đã tác động gián tiếp thông qua điều tiết chỉ đạo của Chính Phủ, điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế xã hội, các quy định quản lý tài nguyên… đòi hỏi thay đổi, điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng. Nhƣ:

- Điều chỉnh cơ cấu nhân sự quản lý nhà nƣớc về quản lý tài nguyên; - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất để mở rộng diện tích khai thác than, giảm diện tích đất cho phát triển các ngành kinh tế khác(nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch...);

- Tăng nguồn thu ngân sách do điều chỉnh tăng kế hoạch khai thác than của các doanh nghiệp,…

Việc thay đổi do biến động cung ứng, tiêu thu than trên thế giới đã gián tiếp ảnh hƣởng đến phát triển của các ngành kinh tế không khói mà Chiến lƣợc phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh nói chung, thị xã Đông Triều nói riêng đã xác định theo Quyết định số 2262/QĐ-TTg, ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. “Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”, ưu tiên phát triển ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng”, thực tế cùng với lợi ích kinh tế mang lại từ khai thác than, các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch đang là thế mạnh của thị xã Đông Triều.

Sự tác động về môi trƣờng sống chung toàn cầu có tác động không nhỏ đến các quốc gia, nhất là các quốc gia đang có khai thác và sử dụng nguồn năng lƣợng than cho phát triển kinh tế xã hội. Do vấn đề hội nhập, phát triển kinh tế thế giới, sự giằng buộc các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, đòi hỏi các nƣớc cần có những quan điểm chung giải quyết các vấn đề lớn mang tính toàn cầu, trong đó vấn đề môi trƣờng do tác động của các ngành công nghiệp khai thác than, sử dụng tiêu thu năng lƣợng than cũng là một vấn đề chung mà quốc gia đang triển khai, phải có trách nhiệm quan tâm giải quyết. Bằng nhiều hình thức tăng cƣờng quản lý, nhƣ: thay đổi điều chỉnh luật khai thác khoáng sản, quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn… đảm bảo tốt cho môi trƣờng sống, phát triển kinh tế, xã hội bền vững, thân thiện môi trƣờng. Vì vậy đây cũng là yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác than của thị xã Đông Triều.

Tại thị xã Đông Triều, nền công nghiệp khai thác than cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trƣờng. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nƣớc thải mỏ. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ.

Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trƣờng. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nƣớc thải mỏ. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ.

Để có sản lƣợng nhảy vọt, vƣợt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua lộ thiên hoá dù đã đƣợc quy hoạch là khai thác theo công nghệ hầm lò.

Trong khi đó, công nghệ khai thác lộ thiên đƣợc đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển), nhƣng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác nhƣ lở đất, nhiễm mặn và biến đổi sinh thái.

Thị xã Đông Triều đang đối mặt vớigần 7.000 ha lúa và hoa màu ở Đông nạn hạn hán và thiếu nƣớc nghiêm trọng trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm, tài nguyên rừng bị suy thoái , gây cạn kiệt dòng sinh thuỷ, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận. Trong tổng số 25 hồ chứa nƣớc ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nƣớc bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hoá nặng, độ PH đều ở mức dƣới 3,5 (PH tiêu chuẩn từ 5 – 5,5).Tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc đang âm thầm huy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn thuỷ sản trong tƣơng lai gần.

Chính vì vậy, công tác quản lý của nhà nƣớc trong việc thăm dò, khai thác và chế biến than tại Quảng Ninh nói chung và thị xã Đông triều nói riêng là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)