Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 74 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các yếu tố bên trong

(1) Thay đổi Quy hoạch phát triển của ngành than liên quan đến an ninh năng lƣợng chung của đất nƣớc.

Do nhu cầu an ninh năng lƣợng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội chung, việc duy trì phát triển khai thác than cũng là một nhiệm vụ chiến lƣợc mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định, với chủ trƣơng “Hiện đại hóa ngành khai thác than và sản xuất Điện theo hướng sản xuất xanh, sạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên việc điều chỉnh

rộng quy mô khai thác than của các mỏ, huy động tài nguyên và tăng công suất khai thác than nhằm đáp ứng nguồn năng lƣợng cho phát triển kinh tế, xã hội, song cũng có tác động không nhỏ đến công tác quản lý nhà nƣớc của Thị xã Đông Triều, nhƣ: Quy hoạch quản lý đất đai (thuê đất mở rộng mặt bằng phục vụ khai thác than); môi trƣờng (tăng xả thải độc hại, bụi,…ô nhiễm); dân sinh (Di chuyển dân, công ăn việc làm phù hợp,...); Ngành nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch.

(2) Trình độ năng lực của nguồn nhân lực tham gia quản lý nhà nƣớc, lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản (than).

- Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nƣớc về khoáng sản cấp thị xã, phƣờng, xã hầu hết không có chuyên môn về chuyên ngành khai thác mỏ, nên trong quản lý tham mƣu mới chỉ dừng lại ở mức cập nhật, báo cáo thông tin từ các đơn vị sản xuất khai thác than. Chƣa có đi sâu theo dõi, phân tích thông tin có tính chuyên ngành (Trữ lƣợng thiết kế, kế hoạch khai thác, thực hiện khai thác theo thiết kế, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác...) để tham mƣu với UBND thị xã theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các Doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn làm tốt hơn các công việc theo quy định.

- Nguồn lao động địa phƣơng tham gia các doanh nghiệp khai thác than, chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số còn mang nặng tính văn hóa vùng miền cục bộ địa phƣơng, trình độ học vấn nhận thức không cao, chỉ qua đào tạo ngành nghề sơ cấp, hiểu biết pháp luật nhà nƣớc còn hạn chế. Tuy doanh nghiệp đã theo dõi kèm cặp, song sự tiếp thu, nhận thức, nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ khai thác mới, thiết bị tiên tiến chƣa đảm bảo, vấn đề này có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả năng suất lao động, sản lƣợng than khai thác, phát triển của doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn Thi xã…

(3) Thất thoát do khai thác than trái phép, nhà nƣớc không kiểm soát, quản lý đƣợc.

Việc thất thoát than do nạn “than tặc”, khai thác trái phép là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát trữ lƣợng than, gây ô nhiễm môi trƣờng… Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc là hết sức quan trọng và cần thiết.

- Công tác quy hoạch và giao ranh giới quản lý, bảo vệ và tổ chức khai thác của các doanh nghiệp chải dài và rộng trên diện tích quản lý hành chính của các Phƣờng, xã, một số mỏ nằm trong khu vực dân sinh, nên vẫn còn tiềm ẩn tình trạng khai thác than trái phép, nhất là khu vực giáp ranh giới giữa các đơn vị, việc xác định ranh giới chỉ có thể làm tốt trên bản vẽ, còn ngoài thực tế còn chƣa rõ ràng, do yếu đố địa hình, dân sinh, trồng và bảo vệ rừng.

- Hàng năm Thị xã vẫn triển khai ký kết các văn bản quy chế phối hợp với các đơn vị khai thác than trên địa bàn, trong đó chỉ đạo riêng các xã, phƣờng thống nhất, ký quy chế phối hợp công tác bảo vệ, quản lý khai thác than với từng đơn vị đang tổ chức khai thác chế biến than trong ranh giới hành chính thuộc phƣờng, xã quản lý. Tuy nhiên còn một số xã chƣa thực hiện tốt quy chế, mặc dù tỉ lệ ký kết khá cao, đặc biệt là 03 xã: xã Tràng Lƣơng (Các năm số hộ cam kết 200/200 hộ, đạt 100%); Hồng Thái Tây (năm 2012 số hộ cam kết 131/150 hộ, đạt 87%, các năm khác đều đạt 100%); Hồng Thái Đông (năm 2012 số hộ cam kết 66/70 hộ, đạt 94%, các năm khác đều đạt 100%) còn chƣa nghiêm túc, vẫn để các đối tƣợng vào ranh giới quản lý đào bới khai thác than trái phép kéo dài, không kịp thời kiểm tra xử lý, báo cáo chƣa kịp thời, chƣa trung thực với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 74 - 76)