- Chúng tôi áp dụng phương pháp đánh giá nguy cơ bằng bệnh chứng với tỷ lệ
χ 2
1 bệnh - 2 chứng. Trên cơ sở đó tính OR, , p, sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và đảa ra được 3 yếu tố nguy cơ quan trọng
nhất.
- Chúng tôi dùng phương pháp phân tích đơn biến, phân tích tầng, phân tích chùm, phân tích tầng cho chùm yếu tố nguy cơ để kiểm định mối liên quan
giữa yếu tố nguy cơ với THA. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích tầng về tuổi, giới, tiền sử gia đình, BMI rất sâu mà trong hầu hết các đề tài không làm.
- Khác với nhiều luận án, ở đây chúng tôi đã đảa những phương pháp mới về nghiên cứu nguy cơ. Bên cạnh kiểm định giả thuyết theo phân tích dịch tễ học bệnh chứng, chúng tôi đã đảa phương pháp phân tích nguy cơ phân tầng (4 phân tầng: tuổi, giới, BMI và tiền sử gia đình) và theo chùm 2 nguy cơ, chùm 3 nguy cơ đã tìm thấy sự kết hợp giữa nguy cơ và THA xẩy ra 1 cách chi tiết hơn, đặc biệt hơn nhiều khi chỉ phân tích chung lại không phát hiện được. - Về can thiệp chúng tôi đã đánh giá kết quả trước - sau (theo dõi thời gian ở các thời điểm nghiên cứu trong 1 năm).
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và bàn luận chúng tôi rút ra được những kết luận dưới đây:
1. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
- Một số yếu tố nguy cơ chính của THA nguyên phát trong nghiên cứu là: béo phì (OR = 2,76), tăng đường máu lúc đói (OR = 5,1), tiền sử gia đình có người bị THA (OR = 9,1) với p < 0,001.
- Yếu tố nguy cơ quan trọng của THA đối với lứa tuổi > 70 tuổi trong nghiên cứu là các yếu tố về rối loạn chuyển hoá (tăng triglycerid: OR=3,3, p = 0,055; tăng đường máu lúc đói: OR =15, p = 0,001; phối hợp tăng triglycerid và tăng cholesterol: OR = 7,2 , p = 0,02).
- Một số yếu tố nguy cơ của THA riêng ở nam giới là: kết hợp tăng cholesterol và tăng triglycerid: OR = 14, p < 0,05; kết hợp 3 yếu tố tăng cholesterol, tăng triglycerid và tăng đường máu lúc đói: OR = 11,3 (p = 0,029).