Có mối liên quan rõ rệt giữa tiền sử gia đình có người bị THA với THA. ở nhóm mà tiền sử gia đình có người bị THA thì nguy cơ mắc THA với OR = 9,1 so với người không có tiền sử này (p < 0,001).
- Andersen U.B. nghiên cứu kháng insulin ở những đối tượng có nguy cơ THA do di truyền so với những đối tượng không có nguy cơ THA di truyền thấy HATTr 24 giờ ở nhóm nghiên cứu cao hơn (78,1 mmHg) so với nhóm chứng (74,0 mmHg) [45].
- Baxendale Cox L.M. nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố di truyền học và môi trường đã kết luận yếu tố di truyền và môi trường phải được xem xét để hiểu được sự tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố này ở bệnh nhân THA vô căn hoặc tiên phát [48].
- Nghiên cứu ở Okinawa năm 1997 trên 9914 người có tiền sử gia đình bị THA, trong số 2112 người trong gia đình có 1 người bị THA thì tỷ lệ THA là 29%, trong số 374 người trong gia đình có 2 người bị THA thì tỷ lệ THA là 37,6% và ở người trong 68 gia đình có 3 người bị THA thì tỷ lệ THA 47,3%, ở 7360 người trong gia đình không có người bị THA thì tỷ lệ THA chỉ là 16,4% [113].
Những nghiên cứu khác trong nước cũng cho thấy có liên quan rõ rệt THA và yếu tố gia đình:
- Nghiên cứu của chúng tôi năm 2002 cho thấy ở nhóm người mà tiền sử gia đình có người bị THA thì nguy cơ mắc THA tăng gấp 1,5 lần so với những người không có tiền sử này.
- Kết quả điều tra dịch tễ học năm 1989 - 1992 cho thấy ở người THA thì tỷ lệ tiền sử trong gia đình có người bị THA cao hơn ở nhóm không có tiền sử này (p < 0,01) [16].
4.1.6. Nguy cơ THA khi có phối hợp đồng thời 2, 3 yếu tố nguy cơ
* Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:
- Khi phân tích đơn chùm 2 yếu tố tăng TG và tăng CT không thấy mối liên quan với THA (OR = 1,17 với p > 0,05). Tuy nhiên khi phân tích tầng theo tuổi thì thấy ở người > 70 tuổi, 2 yếu tố này làm tăng nguy cơ THA với OR = 7,2 và p = 0,02, còn khi phân tích theo giới thì thấy ở nam giới có tăng CT và tăng TG làm nguy cơ THA tăng lên với OR = 13,99 và p = 0,02.
- Khi phân tích đơn chùm 2 yếu tố tăng TG và tăng đường máu lúc đói thấy nguy cơ THA tăng lên với OR = 3,75; p < 0,05, tuy nhiên khi phân tích tầng thì thấy ở nhóm không có tiền sử gia đình thì khi có 2 yếu tố này thì nguy cơ THA tăng cao hơn với OR = 9,48; p = 0,02.
- Phân tích đơn cho thấy khi có 3 yếu tố tăng CT, tăng TG và tăng đường máu lúc đói thì nguy cơ THA tăng lên với OR = 4,39; p < 0,05. Khi phân tích tầng thì thấy ở nhóm người không có tiền sử gia đình thì khi có 3 yếu tố này nguy cơ THA tăng lên cao hơn với OR = 8,9 (p < 0,05). Còn khi phân tích tầng theo giới thì thấy nam giới có 3 yếu tố này kết hợp thì nguy cơ THA tăng lên cao hơn với OR = 11,3 (p = 0,029).
Như vậy càng nhiều yếu tố nguy cơ, càng tăng khả năng bị THA.
* Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy các yếu tố nguy cơ như ĐTĐ, rối loạn lipid máu, béo phì, béo bụng có liên quan với nhau và liên quan đến THA.
Maria Inês Schmidt và cộng sự nghiên cứu trên 14481 người Mỹ tuổi từ 45 đến 64 tuổi, tìm hiểu mối liên quan giữa chùm các yếu tố của hội chứng chuyển hóa (gồm tăng TG, giảm HDL-C, ĐTĐ, THA) với mức đề kháng insulin (nồng độ insulin/máu, béo phì (BMI) và béo bụng (chỉ số WHR). Kết quả cho thấy tỷ lệ THA, tăng TG, giảm HDL-C tăng lên song song với mức tăng insulin trong máu cũng như các mức tăng BMI và WHR.
Nguy cơ bị THA phối hợp với tăng TG tăng lên với các mức BMI với tỷ suất chênh (OR) là 1,4 (mức 1- BMI > 22,6 ở nữ và > 24,1 ở nam); 1,5 (mức 2 - BMI > 25,2 ở nữ và > 26,1 ở nam) ; 1,8 ( mức 3 - BMI > 28,1 ở nữ và > 27,9 ở nam) và 1,6 (mức 4 - BMI > 32,3 ở nữ và > 30,5 ở nam).
Tương tự nguy cơ bị THA phối hợp với giảm HDL-C tăng lên với các mức BMI ở trên với tỷ suất chênh (OR) là 1,4 (mức 1); 1,8 (mức 2); 2,2 (mức
3) và 2,6 (mức 4). Còn nguy cơ THA phối hợp với ĐTĐ tăng lên theo 4 mức
BMI với tỷ suất chênh lần lượt là 1,1; 1,4; 1,6; và 2,2.
Và như vậy có thể kết luận các yếu tố chuyển hóa như THA, ĐTĐ, tăng TG, giảm HDL-C có liên quan chặt chẽ đến béo phì, béo trung tâm (béo bụng) và mức đề kháng insulin (các yếu tố này có thể được xem là các yếu tố độc lập) [103].
Theo Shmulewitz [106] thì: béo phì, ĐTĐ, THA và rối loạn lipid máu là những nguyên nhân chính gây bệnh tử vong ở Mỹ và thế giới. Những rối loạn trên cần phải nghiên cứu theo chùm ở từng cá nhân và có thể coi như một hội chứng X. Đi vào phân tích cơ sở phân tử của những rối loạn trên tác giả đã phân tích dịch tễ học của béo phì, ĐTĐ, THA và rối loạn lipid máu ở Kosrae.
Cuối cùng tác giả đã thiết lập được một chứng cứ cơ bản về lâm sàng và kiểu hình phối hợp với các rối loạn trên có tầm vóc quan trọng như sự tương quan với nhau. Chứng cứ trên được dùng để xác định rõ kiểu hình trong cộng đồng, xác định tần số bệnh để giám sát những hậu quả của những yếu tố tương quan và đánh giá chùm kiểu hình của bệnh càng tốt như nhấn mạnh những đặc điểm định lượng. Sự phân tích các yếu tố càng gợi ý nhiều là hội chứng X trong cộng đồng không chỉ do riêng biệt một nguyên nhân riêng lẻ mà là hậu quả của sự tác động qua lại giữa nhiều yếu tố chung.
Một mặt, mối liên quan giữa các điểm lượng hóa kết hợp với hội chứng X được nghiên cứu trong sử dụng phân tích đa yếu tố. 4 yếu tố độc lập được xác nhận chiếm 73% của tổng các thay đổi. Các yếu tố đó là:
Yếu tố 1: cân nặng tăng, vòng ngực, leptin, insulin (FBS, TG/?ĐTĐ, tăng TG máu). Các yếu tố này liên quan chính với béo phì với sự kết hợp của ĐTĐ và tăng TG ở trong máu.
Yếu tố 2: sự tăng cao của cholesterol toàn phần, TG và apo B (insulin, apo A-I/liên quan với tăng lipid máu, ĐTĐ). Với một vài đóng góp từ insulin và apo A-I, yếu tố này liên quan chủ yếu với tăng lipid trong máu và một phần nhỏ với ĐTĐ.
Yếu tố 3: HA tăng, FBS tăng (liên quan vòng ngực, vòng bụng, cân nặng, THA, ĐTĐ, béo phì).
Yếu tố 4: tăng apo A-I, giảm TG, tăng cao leptin phần nào của giảm cân, yếu tố này liên quan đầu tiên với sự tăng HDL/giảm TG với sự liên quan phần nào với gày và tăng cao leptin. Yếu tố này liên quan với một phần con người ở cộng đồng tại Kosrae làm tăng cao leptin do gầy và giảm mức lipid.
Cũng như vậy nghiên cứu những người đàn bà sinh đôi ở Kaiser xác định 4 yếu tố: 1: khối cơ thể/phân bố mỡ. 2: glucose/insulin. 3: HA. 4: HDL-C/TG.
Nghiên cứu ở Framingham về sinh đôi xác định 3 yếu tố: BMI/WHR/insulin/HDL-C/TG. Glucose/insulin. BMI/SBP/DBP.
Nghiên cứu bệnh tim mạch ở người Mỹ gốc ấn Độ, các yếu tố đó là: 1: BMI/Glucose/insulin. 2: HA. 3: insulin/HDL-C/TG.
Nghiên cứu ở Honolulu về bệnh tim mạch ở người Mỹ gốc Nhật Bản, 4 yếu tố là: 1: cân nặng/vòng ngực/insulin. 2: glucose/insulin. 3: DPB/SBP. 4: HDL-C/TG
Tác động của các yếu tố tương quan đồng phương sai trên kiểu hình được kiểm định bằng sử dụng đơn biến và đa biến phân tích hồi quy:
Nam giới: chủ yếu do: ĐTĐ, THA, tăng TG, giảm apo A-I. Nữ giới chủ yếu do béo phì.
Những người đàn bà sinh ≥ 6 con thì có nguy cơ tăng cao apobetalipoproteinemia, có nguy cơ chỉ tăng apobetalipoproteinemia như là tác động của sinh nở lên béo phì, ĐTĐ, THA và tăng cholesterol được kiểm định trong phân tích đơn biến nhưng với sự khác biệt thì chưa có ý nghĩa thống kê khi mà hiệu chỉnh theo tuổi. Hút thuốc lá phối hợp với giảm nguy cơ do béo phì và ĐTĐ là những nghiên cứu báo động, chứng minh rằng là hiệu quả của thuốc lá ở người béo phì là cơ sở của giảm ĐTĐ và THA ở người hút thuốc lá.
Nghiên cứu của Chmidt [103] chùm các yếu tố rối loạn lipid máu, urê máu tăng cao, ĐTĐ, THA, insulin tăng ở những người béo phì trong cộng đồng. Hội chứng chuyển hóa: tăng TG máu, giảm HDL-C, ĐTĐ, tăng urê máu, THA.
Ở diện rộng những người trung niên: quá trình bệnh phối hợp đặc biệt với tăng cao insulin, vòng ngực, vòng bụng tăng cao, BMI giảm chứng tỏ sự xuất hiện những chùm yếu tố trên có một sự tăng cao HA tương đối chùm yếu tố trên từng cá nhân, nhưng tăng rất cao tuyệt đối những chùm yếu tố trên ở người béo phì xác định tác động rộng lớn của hội chứng trên ở các cá nhân được nghiên cứu.
Nghiên cứu của Masahiko Tozawa: nghiên cứu trên 4857 người có HA bình thường (<140/90 mmHg) gồm 3111 nam và 1746 nữ, theo dõi dọc từ 1997 - 1999. Kết quả cho thấy ở thời điểm kết thúc nghiên cứu năm 1999 có 360 người mới xuất hiện THA (? 140/90 mmHg), tỷ lệ mới mắc là 37/1000 dân/năm. Sau khi kết hợp tuổi, giới, HATT và các yếu tố lâm sàng khác, phân tích logistic đa biến cho thấy: RR nguy cơ tương đối đối với THA là 1,49 (1,09 - 2,05) khi có 1 yếu tố nguy cơ; RR = 1,6 khi có 2 yếu tố nguy cơ; RR = 1,42 khi có 3 yếu tố nguy cơ và RR = 4,86 với các trường hợp có ? 4 yếu tố nguy cơ so với những người không có yếu tố nguy cơ nào [113].
thấy số lượng yếu tố nguy cơ có tương quan thuận với THA (r tương quan là 0,5 với HATT và 0,31 với HATTr - sau khi đã cân chỉnh theo tuổi và giới) [114].
Baxendale Cox L.M. [48] phân tích sự phối hợp đa yếu tố sinh học và môi trường với THA.