Diễn biến các biến cố tim mạch và tổn thương cơ quan đích trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại bệnh viện e hà nội và hiệu quả can thiệp (Trang 129 - 130)

trình điều trị

Trong số 106 bệnh nhân THA được theo dõi, tai biến mạch máu não mới mắc gặp ở 1 bệnh nhân, bệnh nhân này theo dõi đến tháng thứ 6 thì bỏ cuộc. Khi bệnh nhân quay trở lại khám bệnh: bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do không theo dõi và điều trị liên tục, không tuân thủ điều trị: thấy số HA đã về mục tiêu, bệnh nhân tự động giảm thuốc và có ngày ngừng không dùng thuốc.

Trước nghiên cứu có 4 bệnh nhân suy tim NYHA 2, sau nghiên cứu không còn bệnh nhân nào suy tim NYHA 2. Nhìn chung sau nghiên cứu, mức suy tim đã giảm hơn trước nghiên cứu.

Chỉ số Soklow - Lyon trên điện tâm đồ có sự khác biệt rõ rệt giữa trước và sau nghiên cứu p < 0,001.

Trên siêu âm tim chưa có sự khác biệt giữa bề dày các thành thất trái: bề dày cuối tâm trương của vách liên thất (VLTTTr), bề dày cuối tâm trương của thành sau thất trái (TSTTTTr), nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa đường kính buồng thất trái: đường kính cuối tâm trương của thất trái (Dd), đường kính cuối tâm thu của thất trái (Ds) trước và sau nghiên cứu p < 0,001.

Về suy thận: không có bệnh nhân nào mới mắc. Có 1 bệnh nhân suy thận độ I: creatinin trước nghiên cứu là 138 ?mol/l, sau nghiên cứu là 142 ?mol/l.

Có sự khác biệt về protein niệu giữa trước và sau nghiên cứu p = 0,01. Có sự khác biệt rõ rệt giữa mức độ tổn thương đáy mắt trước và sau nghiên cứu p < 0,001.

Sau nghiên cứu nhận thức của bệnh nhân tăng lên, đa số bệnh nhân đã thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, giảm uống rượu bia....

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu năm 2005 thấy những biến cố tim mạch do nguy cơ THA tâm thu (75,7%), THA tâm trương (71,2%), tăng glucose máu (27%), tăng cholesterol máu (5,9%), tăng tỷ lệ bệnh tim (6,5%), béo phì (1,8%), uống rượu (1,8%). Sacco: 80,8% tai biến mạch máu não có THA, Lê Văn Thính 85%, Phạm Gia Khải 79,18%, Hoàng Khánh 78,1%, Nguyễn Văn Triệu 86,6% (tai biến mạch máu não, THA không được theo dõi và HA không được thường xuyên theo dõi) [39].

Nghiên cứu ASCOT (Anglo-Scandinavian Cardiac Outcomes Trial) đã chứng minh lợi ích của Amlor trong bệnh tim mạch. Hiệu quả làm giảm 24% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch (p = 0,001). Hiệu quả trên các biến cố quan trọng khác: giảm 11% tỷ lệ tử vong chung (p < 0,05), giảm 16% tỷ lệ bệnh và can thiệp trên tim mạch (p < 0,0001), giảm 13% tỷ lệ bệnh mạch vành (p = 0,007), giảm 23% đột qụy tử vong và không tử vong (p < 0,0003), giảm 30% ĐTĐ mới phát hiện (p < 0,0001) [59].

- Về tác dụng phụ của thuốc: các tác dụng không mong muốn khi bệnh nhân dùng thuốc hạ HA: có 1,9% bệnh nhân phù mắt cá chân, 2,8% bệnh nhân bị đánh trống ngực, 7,6% bệnh nhân ho khan. Các triệu chứng này có thể do tác dụng phụ của thuốc nifedipin và ức chế men chuyển. Do đó trong quá trình điều trị bệnh nhân đã được tư vấn và quản lý chặt chẽ, phát hiện và điều chỉnh thay đổi thuốc thích hợp.

- Tỷ lệ bệnh nhân ng?ng thuốc: có 1 bệnh nhân, bệnh nhân này không điều trị liên tục, có ngày không dùng thuốc hạ HA.

- Bàn về tác dụng phụ làm thay đổi sinh hóa: về các thay đổi sinh hóa, khi xem xét riêng cho các thuốc sử dụng điều trị:

Nhóm phối hợp lợi tiểu + chẹn canxi có 38 bệnh nhân thì thấy giảm rõ rệt Na+, K+, Cl- ở thời điểm kết thúc nghiên cứu so với trước nghiên cứu. Đồng thời ở nhóm này có tình trạng tăng glucose máu và giảm HDL-C (p < 0,05).

Còn ở nhóm lợi tiểu + chẹn canxi có phối hợp ƯCMC thì không thấy hiện tượng giảm Na+, giảm K+ và tăng glucose.

- Bàn về cách phối hợp thuốc: phù hợp với hướng dẫn của Hội Tim mạch Việt Nam. Do đã phối hợp tốt, có tỷ lệ cao dùng 3 thuốc nên tỷ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại bệnh viện e hà nội và hiệu quả can thiệp (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w