Đái tháo đường và THA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại bệnh viện e hà nội và hiệu quả can thiệp (Trang 106 - 108)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đái tháo đường có liên quan rõ rệt với THA.

- ở nhóm THA có tới 28% bệnh nhân có đường máu lúc đói > 7 mmol/l, còn nhóm không có THA chỉ có 5,4% bệnh nhân có đường máu lúc đói > 7 mmol/l (khác biệt có ý nghĩa).

- Tỷ lệ ĐTĐ (gồm tăng đường máu lúc đói, tăng đường máu sau uống đường 2 giờ và tiền sử ĐTĐ) là 51,95% cao hơn rõ rệt tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm không THA là 48,05%.

- Khi tìm hiểu liên quan THA và ĐTĐ: cho thấy nhóm có đường máu lúc đói > 7 mmol/l có nguy cơ THA với OR = 5,2 so với nhóm đường máu lúc đói < 7 mmol/l.

- Tăng đường máu lúc đói (glucose ≥ 7 mmol/l) làm nguy cơ THA tăng lên

với OR = 5,2 (p < 0,001). Còn khi có tăng đường máu sau uống glucose 2 giờ ( 11,1 mmol/l) thì nguy cơ bị THA tăng lên với OR = 3,1 (p < 0,05).

- Mặt khác khi phân tích chi tiết hơn phân tầng theo tuổi và giới cho thấy: ở người > 70 tuổi có đường máu lúc đói cao có nguy cơ THA tăng lên với OR = 15 cao hơn người có cùng tuổi đường máu bình thường (p < 0,001). Tuổi càng cao liên quan giữa ĐTĐ và THA càng rõ rệt (< 60 tuổi OR = 1,86, 60 - 70 tuổi OR = 3,68, > 70 tuổi OR = 15).

- Phân tích theo giới thì thấy liên quan giữa ĐTĐ và THA cũng mạnh hơn ở nữ so với nam (OR = 5,57, p < 0,001 ở nữ so với OR = 4,64, p < 0,01 ở nam). - Phân tích yếu tố đường máu lúc đói cao ở nhóm có BMI 23 và BMI < 23 chúng tôi thấy liên quan THA với tăng đường máu ở người BMI ? 23 mạnh hơn người BMI thấp (OR = 4,27 so với OR = 0,5).

Bảng 4.4. Tỷ lệ ĐTĐ/THA theo các nghiên cứu

Tên nghiên cứu Tỷ lệ ĐTĐ/THA ĐTĐ/không THA

Chúng tôi

Đường máu

lúc đói 28% 5,4%

ĐTĐ 51,9% 48,1%

Trần Hữu Dàng (2002) 31,5% Nguyễn Thị Dung (đường

máu lúc đói > 7,8 mmol/l) 14,5%

* Nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy tỷ lệ THA ở người ĐTĐ là từ 30- 50% [1], [4], [102].

- Tỷ lệ THA là 50% ở người ĐTĐ typ 1, còn ở người ĐTĐ typ 2 là gần 100% [1].

- Các nghiên cứu cũng cho thấy có tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân THA [16], [30], [65].

- Nghiên cứu ở Malaysia gồm 517 bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Có 350 (chiếm 67,7%) người có THA và khoảng 25,7% trong số đó phối hợp với microalbumin niệu [54].

- Nghiên cứu ARIC (Atherosclerosis Risk in Communities): người THA có tần suất ĐTĐ mới mắc cao gấp 2,43 lần so với người không THA [66].

- Nghiên cứu của Dvora Shmulewtz: ĐTĐ có mối liên quan rõ rệt với THA (OR = 3,16; p < 0,0001) [106].

- Nghiên cứu của Kannel W.B.: ĐTĐ làm tăng gấp 2 nguy cơ THA so với người không ĐTĐ [74].

* Một số nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở người THA cao hơn rõ rệt so với quần thể dân số chung.

- Nghiên cứu của chúng tôi năm 2002: tỷ lệ ĐTĐ ở người THA cao hơn rõ rệt so với người bình thường (9,92% so với 3,38%). Có tới 47% người ĐTĐ có THA. Người ĐTĐ có nguy cơ bị THA tăng lên với OR = 3,15 so với người có đường máu bình thường [21].

- Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng (2002) thấy tỷ lệ ĐTĐ ở người THA là 31,5% [1].

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (trên 1160 người THA) thấy tỷ lệ ĐTĐ là 14,5% [2].

- Trong khi đó các nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐ ở trong quần thể dân c? chung là 2,42% ở người ? 15 tuổi [34].

Bảng 4.5. Mối nguy cơ giữa đường máu với THA so với một số nghiên cứu

Đường máu và THA OR

Nghiên cứu ARIC 2,43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dvora Shmulewtz 3,16

Masahiko Tozawa 2

Chúng tôi (2010) 5,2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại bệnh viện e hà nội và hiệu quả can thiệp (Trang 106 - 108)