Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại bệnh viện e hà nội và hiệu quả can thiệp (Trang 33 - 34)

huyết áp

Năm 1996, Sichieri R., Siqueira K.S., Pereira R.A. tiến hành một nghiên cứu về yếu tố gia đình ở các đối tượng là người lớn tại thủ đô Rio de Janero city (Brazil). Đối tượng nghiên cứu là 2802 người trưởng thành được đo HA, vóc người. Kết quả cho thấy có sự tương quan giữa vóc người và THA. Điều này củng cố lý thuyết quan trọng về sự phát triển cơ thể phụ thuộc vào HA người lớn, nhất là ở phụ nữ [104].

Andersen U.B., Dige Petersen H., Ibsen H. nghiên cứu kháng insulin ở những đối tượng có nguy cơ THA do di truyền, so với những đối tượng không có nguy cơ THA di truyền. Trong số 30 người có HA bình thường, tuổi 18 -35, có 2 người họ hàng bị THA vô căn và trong số 30 người khác cùng tuổi và giới có 2 người họ hàng có HA bình thường. Đối tượng bao gồm cả những người bị ĐTĐ và béo phì. Kết quả cho thấy HATTr 24 giờ ở nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng (78,1 so với 74,0 mmHg). Như vậy: đối tượng nghiên cứu có yếu tố di truyền mạnh dễ bị THA tự phát, có biểu hiện THA tâm trương hơn so với những người có họ hàng không bị THA [45].

- Baxendale Cox L.M. nghiên cứu theo dõi xa về THA vô căn ở Mỹ như một hiện tượng đa nhân tố tác động: đó là sự tác động qua lại giữa các nhân tố sinh học và môi trường. Các yếu tố nguy cơ về môi trường và di truyền học bao gồm cả cách biểu hiện của THA và sự tác động qua lại của chúng đã được đảa ra thảo luận. Một sự đột biến đặc tr?ng trong tế bào biểu mô ống thận hấp thu natri, T549M được biểu hiện như là nhân tố nguy cơ di truyền học trong THA tiên phát cũng như biểu hiện của đột biến này đã được báo cáo kết quả trong tăng hấp thu natri ở

những người đồng hợp tử gen này. T549M được sử dụng trong báo cáo này minh chứng cho bệnh THA tiên phát do ảnh hưởng tự nhiên

đa căn. Có thể sự tác động qua lại của T549M với các yếu tố môi trường đã làm tăng tiến THA và kết quả đã được thảo luận. Các số liệu chỉ cho thấy cả yếu tố nguy cơ về di truyền và môi trường phải được xem xét để hiểu sự tác động lẫn nhau ở những bệnh nhân bị THA vô căn hoặc tiên phát [48].

- Năm 1989 - 1992, Trần Đỗ Trinh điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt Nam. Khi so sánh giữa 909 cặp của 2 nhóm THA và người bình thường thấy tỷ lệ ở người THA có người trong gia đình bị THA cao hơn ở nhóm đối chứng, đặc biệt là đối với cha và anh chị em (p < 0,01) [41].

Năm 1999, Phạm Gia Khải nghiên cứu 1221 trường hợp THA có 188 trường hợp có người trong gia đình bị THA gồm: bố bị THA 80/188 (42,55%), mẹ bị THA 71/188 (37,76%), anh chị em ruột, cô dì chú bác bị THA 37/188 (19,68%) [16].

Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên còn có những yếu tố khác như là: stress, uống cà phê, thuốc tránh thai, ít vận động thể dục thể thao, THA ở người nhiều tuổi ...

Những yếu tố nguy cơ trên có thể tác động riêng lẻ lên HA, cũng có thể phối hợp thành chùm 2 yếu tố, 3 yếu tố gây THA mạnh hơn. Người ta đã xây dựng mô hình đa yếu tố nhờ phân tích hồi quy logistic để tiên đoán sự phối hợp các yếu tố nguy cơ trên gây THA [48], [103], [106].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại bệnh viện e hà nội và hiệu quả can thiệp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w