Đối với tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh

Hoàn thiện phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Nhằm phát huy chức năng và nhiệm vụ của HĐND trong phần cấp chi thường

xuyên NSNN, cần loại bỏ các quy định ràng buộc HĐND vào quá nhiều cơ quan quản lý cấp trên, sớm khắc phục sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong quyết định, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán chi NSNN như hiện nay. Phân cấp NSNN của HĐND cần rành mạch, rõ ràng đảm bảo cân bằng giữa các vùng địa phương và cân đối NSNN tích cực theo nguyên tắc phù hợp, đồng bộ với phân cấp quản lý KT-XH, tổ chức bộ máy hành chính và khả năng quản lý của từng cấp, ngành ở địa phương.

Đưa ra các chính sách hợp lý nhằm tăng cường thu hút đầu tư tuy nhiên bên cạnh đó cần phải đảm bảo phát triên bền vững Bốn là: Định kỳ, mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề về quản lý chi NS cấp thành phố cho các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn thụ hưởng ngân sách thành phố đến đối tượng làm công tác quản lý và chuyên trách tài chính; chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao năng lực chủ đầu tư.

Thực hiện việc phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thực hiện công khai minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách, nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng ngân sách, để các đơn vị thấy được quyền và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và sử dụng chi NSNN.

KẾT LUẬN

Ngân sách thành phố là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý chi ngân sách thành phố là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động chi tài chính Ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, ngành tài chính. Luận văn “Quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chi ngân sách nhà nước, tác giả nêu được hai bài học kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh và thi xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), đồng thời rút ra 5 bài học cho công tác quản lý chi NSNN cho thành phố Hạ Long.

- Phân tích đánh giá, thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên các chu trình từ khâu lập, phân bổ chi ngân sách; thực hiện chi ngân sách; quyết toán chi ngân sách và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi ngân sách của thành phố Hạ Long; Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý chi ngân sách của thành phố (nhóm nhân tố chủ quan và khách quan); đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác chi ngân sách nhà nước của thành phố Hạ Long.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chi

NSNN của thành phố Hạ Long, đó là: Tăng cường công tác quản lý, điều hành ngân sách; Hoàn thiện công tác cấp phát quản lý chi NSNN; Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN; Một số giải pháp khác (Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước; Đổi mới tư duy và nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách chi NSNN một cách bền vững). Đồng thời tác giả đưa ra khuyến nghị đối với Chính Phủ, Bộ Tài chính và tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

Trong thời gian có hạn, luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận xét để luận văn thạc sĩ được hoàn thiện hơn, với mong muốn góp phần nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hy vọng rằng, sẽ có thêm những nghiên cứu mới cụ thể hơn nữa để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSNN cho thành phố Hạ Long trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng

dẫn thực hiện quyển I, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP.

3. Chính Phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm

2003 của Chính phủ.

4. Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh (2016), Niên giám thông kê thành phố

Hạ Long 2014-2016.

5. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

6. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7. Học viện tài chính (2008), Giáo trình quản lý nhà nước về tài chính,Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Luật ngân sách nhà nước (2017), số 83/2015/QH13.

9. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Quyết định 3868/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phân cấp nguồn

thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015.

10. Thông tư số 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 17/6/2011.

11. Thông tư 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Bộ tài chính ban hành ngày 14/2/2011.

12. Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. Bộ Tài chính ban hành ngày 24/2/2012.

13. Thông tư 05/2014/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN và vốn Trái phiếu chính phủ, Bộ tài chính ban hành ngày 06/01/2014.

14. Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Bộ tài chính ban hành ngày 18/01/2016. 15. Thông tư 118/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư

08/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 30/6/2016.

16. Thông tư 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 113/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hàng ngày 01/3/2016.

17. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình về quản lý ngân sách, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Trịnh Tiến Dũng (2002), Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở

nước ta hiện nay, Tài chính, (3), tr.15-17.

Website 19. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/mot- so-van-de-ve-thuc-hien-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2018- 135116.html 20. http://baovinhphuc.com.vn/kinh-te/46238/kiem-soat-chi-ngan-sach- chat-che-hieu-qua.html 21. http://cafef.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-se-dieu-hanh-ngan-sach-chat- che-20170110200531607.chn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)