5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Nhân tố chủ quan
a.Một là nhận thức của Lãnh đạo chính quyền cấp thành phố về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý chi NSNN tại địa phương
Ban lãnh đạo thành phố rất coi trọng công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Hạ Long, bởi đó là nguồn vốn quan trọng đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Sử dụng nguồn chi tiết kiệm, hiệu quả là những chủ trương ưu tiên và cơ bản nhất trong quá trình vận hành và quản lý. Để quản lý tốt công tác chi NSNN, ban lãnh đạo thành phố đã nỗ lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo đúng chức năng thẩm quyền được cơ quan tài chính cấp trên giao phó. Tại thành phố Hạ Long, tiềm lực là thành phố du lịch nên ban lãnh đạo ưu tiên đầu tư cho chi đầu tư phát triển (đặc biệt là XDCB) hơn là chi thường xuyên (kinh tế, giáo dục, xã hội,…). Đây là hướng chi rất phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn của địa phương, bởi khi đã đầu tư cho XDCB tốt thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư, khách du lịch, tạo ra nguồn thu lớn hơn.
b. Tổ chức bộ máy quản lý chi NS cấp thành phố.
Có một tổ chức bộ máy quản lý tốt, được thiết kế một cách khoa học, có sự kết nối và phối hợp mật thiết giữa các khâu trong quy trình quản lý chi ngân sách sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời giải quyết dứt điểm các vướng mắc phát sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Công tác tổ chức bộ máy và quy trình quản lý chi NSNN tại thành phố Hạ Long thể hiện sơ đồ 3.1 sau đây:
Hình 3.2: Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý công tác chi NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố)
Qua sơ đồ trên cho thấy Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Phòng tài chính kế hoạch thành phố Hạ Long đã thực hiện công tác tổ chức bộ máy và quy trình quản lý chi NSNN rất khoa học và tuân thủ theo nguyên tắc quản lý của Bộ Tài Chính. Qua sơ đồ thấy rõ sự phân quyền, phân cấp đối với từng đơn vị sử dụng NSNN từ cấp xã, phường trực thuộc thành phố Hạ Long. Đó là sự thuận lợi đối với các bên khi tham gia vào quản lý chi NSNN và tăng tính minh bạch của Bộ Tài chính trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, sơ đồ cho thấy mỗi cấp quản lý thể hiện được vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong quá trình chi NSNN cho các đơn vị tại địa bàn thành phố Hạ Long.
Tổ chức bộ máy chi NSNN đã theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý chi ngân sách, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự
Bộ Tài chính Sở Tài chính Phòng TC- KH thành phố Bộ phận một cửa Các đơn vị dụng NSNN (1) (2) (3) (5) (4)
trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.
c. Trình độ cán bộ quản lý
Con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo và nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ chi NSNN tại thành phố Hạ Long bão gồm cán bộ chi ở các xã, phường và phòng tài chính kế hoạch của thành phố, thường xuyên được quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức. Hàng năm tổ chức và cử công chức tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về chính sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, trình độ công chức không ngừng được nâng cao; đồng thời từng bước cơ cấu, sắp xếp đội ngũ công chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu biên chế được giao.
Bảng 3.8: Thống kê cán bộ thực hiện công tác chi NSNN tại Thành phố Hạ Long
Tiêu chí
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Tổng số 64 64 65 1, Trình độ chuyên môn Trên Đại học 4 6,25 5 7,81 8 12,31 Đại học 49 76,56 52 81,25 51 78,46 Cao đẳng 11 17,19 7 10,94 6 9,23 2,Trình độ lý luận chính trị 17 26,56 17 26,56 18 27,69 3, Ngạch chuyên viên
Chuyên viên cao cấp 1 1,56 1 1,56 2 3,08
Chuyên viên chính 6 9,38 7 10,94 8 12,31
Chuyên viên 57 89,06 56 87,5 55 84,62
Công tác quản lý chi NSNN rất quan trọng nên ban lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ không chỉ về số lượng mà hơn hết tăng cường chất lượng cán bộ.Các đơn vị đã chú trọng thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định.Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ NSNN đã cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do Bộ Tài chính ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
d. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý
Hạ tầng CNTT, hiện nay cơ quan Tài chính có một hệ thống mạng máy tinh diện rộng chuyên dùng (Mạng WAN) được quang hóa 100%, kết nối thông suốt 7/7, 24/24 thông qua 29 kênh truyền bằng cáp quang, từ Sở Tài chính đến 27 Phòng Tài chính kế hoạch của 20 xã, phường, và thành phố. Hệ thống bao gồm 21 mạng LAN với 18 máy chủ có cấu hình cao, 12 máy trạm và thiết bị mạng, hệ thống phần mềm bản quyền máy chủ, phần mềm bảo mật, phần mềm quản lý truy cập Internet, phần mềm phòng chống virus được cập nhật liên tục hàng ngày.
Hiện nay đội ngũ công chức chuyên môn về cơ bản đều đã nắm bắt, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với công chức tin học có kiến thức và kỹ thuật khá vững. Tuy nhiên trình độ tin học của công chức cơ quan tài chính địa phương đều đạt trình độ tin học cơ bản ở mức nhất định (chứng chỉ Tin học Văn phòng A, B…) nên khá hạn chế trong khi tác nghiệp với các phần mềm quản lý chi NSNN.
Với thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật như trên ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN, muốn tăng tốc mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi cán bộ tại cơ quan tài chính không ngừng nâng cao
trình độ tin học, ứng dụng trong nội bộ ngành, nếu không cải thiện tình hình này thì khó có thể đạt được lợi ích tối đa khi thực hiện quản lý chi NSNN.