Bài học cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Một là, làm tốt công tác quy hoạch, quản lý các dự án đầu tư tại địa

phương: Công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước và tất cả các dự án đầu tư công trước khi phê duyệt để tránh chồng chéo hay không đồng bộ trong các lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó, phải hết sức coi trọng khâu chủ trương đầu tư, mọi mọi quyết định đầu tư kể cả các dự án đã nằm trong quy hoạch được phê duyệt đều phải thông qua chủ trương đầu tư. Hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế dự toán làm tăng tổng mức đầu tư, trừ một số trường hợp bất khả kháng hay xét thấy điều chỉnh để phát huy hiệu quả đầu tư. Có như vậy thì chi NSNN mới đảm bảo cho chi đầu tư phát triển.

Hai là, phân bổ kế hoạch công tác kiểm soát chi NSNN: Việc lập, phân bổ kế hoạch đầu tư phải thống nhất theo kế hoạch trung hạn, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Trong phân bổ nên theo thứ tự ưu tiên đặc biệt là chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên nên ưu tiên cho lĩnh vực, ngành mà thành phố cần tập trung nhất.

Ba là, tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá chi NSNN: Việc kiểm tra

giám sát công tác chi NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý của nhà nước. Việc kiểm tra, giám sát phải tiến hành một cách đồng bộ nhưng tránh sự chồng chéo, đặc biệt nên tăng cường phân cấp để nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát nguồn chi sao cho có tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, gây ra sự lãng phí..

Bốn là, nâng cao vai trò của cán bộ quản lý, lãnh đạo trong quản lý chi

NSNN: Trong quản lý, yếu tố con người và nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan tài chính tại thành phố có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ tổ chức quản lý công tác chi NS, có đạo đức nghề nghiệp, thể hiện trách nhiệm công vụ. Tăng cường vai trò trách nhiệm, vì lợi ích chung, tránh lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân,...trong các vấn đề liên quan đến quyết định chi NSNN.

Năm là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý chi NSNN,

nằm trong hoạt động số hóa nền hành chính công vụ, cho nên ứng dụng CNTT có ý nghĩa rất lớn trong quá trình kiểm soát chi, tăng cường độ tính chính xác, con số chi đảm bảo tin cậy và tạo thuận lợi cho quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của nhà nước trong các khâu từ lập đến thực hiện và quyết toán chi NSNN cho thành phố.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)