5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Lập dự toán chi NSNN
* Căn cứ lập dự toán chi NSNN
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, của tinh và của huyện trong năm kế hoạch.
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện trong năm và những năm tiếp theo.
- Luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán chi ngân sách năm.
- Quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách cho huyện;
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh.
- Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
* Thời gian: Công tác chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm được tiến
hành vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo.
* Quy trình
Phòng tài chính kế hoạch thành phố xem xét dự toán chi ngân sách của các đơn vị thuộc thành phố gồm: Dự toán chi ngân sách của các xã; Dự toán chi NSNN trên địa bàn thành phố.
Sau khi huyện nhận được quyết định giao dự toán chi ngân sách trên địa bàn từ UBND tỉnh, phòng tài chính kế hoạch thành phố có trách nhiệm tham mưu và giúp UBND thành phố, trình HĐND nghị quyết dự toán chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán và các cấp xã phường. Đây là dự toán chính thức để phân bổ cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn thành phố. UBND thành phố có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, sở tài chính dự toán chi ngân sách thành phố và kết quả phân bổ dự toán ngân sách thành phố đã được HĐND thành phố quyết nghị.
Việc lập dự toán chi ngân sách bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN năm lập dự toán và quy định của Luật NSNN năm 2017.
Đối với dự toán chi đầu tư phát triển: việc lập dự toán đã căn cứ vào
các dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt, những dự án có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định của quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với khả năng bố trí ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán tuân thủ theo các chính
sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. HĐND thành phố căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách địa phương do UBND tỉnh quy định, ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn.
Việc xây dựng dự toán đã đảm bảo thực hiện các chủ trương của Chính phủ, các Bộ và tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, bảo đảm dự toán ngân sách được xây dựng đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
*Nguyên tắc phân bổ
Luật ngân sách nhà nước năm 2017, thực hiện cơ cấu chi ngân sách theo hướng ưu tiên chi cho con người, đảm bảo chi an sinh xã hội, vệ sinh
môi trường, tiết kiệm tối đa các nhiệm vụ chi không tự chủ, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, đảm bảo cân đối ngân sách, bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bố trí nguồn dự phòng ngân sách theo quy định Luật ngân sách nhà nước để chi cho thiên tai, dịch bệnh và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đột xuất, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.
Ngoài việc thực hiện tiết kiệm 10% số chi thường xuyên năm 2016 (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo quy định, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2016 (không kể số đã tiết kiệm 10% theo quy định, tiền lương và các khoản có tính chất lương) ngày từ phân bổ dự toán và giữ lại ở các cấp ngân sách để bố trí thực hiện cải cách tiền lương.
Tiếp tục giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với các phường, đơn vị thực hiện Đề án Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tinh giản bộ máy, biên chế (ĐA25) được Tỉnh ủy phê duyệt, số kinh phí tiết kiệm được để lại sử dụng theo hướng: Đào tạo, đào tạo lại nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo cho đội ngũ giáo viên và thu hút nhân tài; ưu tiên dành một phần kinh phí để đầu tư cho ít nhất mỗi trường học 01 phòng học thông minh; thực chính sách tinh giản biên chế, giải quyết chế độ sau sắp xếp; ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng chính quyền điện tử, Trung tâm hành chính công Thành phố (Riêng đối với UBND các phường, ưu
tiên sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm để đầu tư cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp phường).
Bảng 3.4: Kết quả lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại thành phố Hạ Long qua một số năm
ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số chi Tỷ trọng
(%) Số chi Tỷ trọng
(%) Số chi Tỷ trọng
(%)
Tổng chi NS 1.150 100 1.200 100 1.250 100
Chi đầu tư phát triển 800 69,57 830 69,17 850 68
Chi thường xuyên 350 30,43 370 30,83 400 32
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố)
Xác định hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi NS chủ yếu của thành phố Hạ Long nên trong những năm vừa qua, khi lập dự toán ngân sách các đơn vị xã phường, phòng Tài chính kế hoạch thành phố đã xây dựng dự toán với tỷ trọng chủ yếu dành cho chi đầu tư XDCB. Cụ thể, dự toán chi có quy mô tăng hàng năm, chi đầu tư phát triển năm 2015 đạt 800 tỷ đồng, chiếm 69,57%; năm 2016 đạt 830 triệu đồng, đạt 69,17% và năm 2017 đạt 850 tỷ đồng, đạt 68%, với nguyên tắc bố trí vốn ưu tiên thanh toán dứt điểm nợ cho các công trình hoàn thành, thanh toán khối lượng thực hiện cho các công trình dở dang, chuyển tiếp từ năm trước. Đối với các dự án đầu tư mới của năm hiện tại, phải ưu tiên bố trí vốn theo nguyên tắc tối thiểu 35% tổng mức đầu tư đối với các dự án công trình nhóm C và 20% tổng mức đầu tư đối với các dự án công trình nhóm B và tập trung bố trí cho các dự án công trình trọng tâm, trọng điểm, động lực.
Đối với chi thường xuyên, quy mô chi tăng hàng năm: năm 2015 đạt 350 tỷ đồng, chiếm 30,43%; năm 2016 đạt 370 triệu đồng, đạt 30,83% và năm 2017 đạt 400 tỷ đồng, đạt 32%.Phân bổ chi ngân sách tập trung, tiết kiệm, bố trí dự toán chi thường xuyên theo định mức phân bổ ngân sách của tỉnh (Nghị quyết 35/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 và Quyết định 3868/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản bổ sung, sửa đổi), đảm bảo thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành như: Kinh phí tăng lương, kinh phí đảm bảo cho con người, chính sách an sinh xã hội...; thực
hiện triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, đảm bảo cân đối ngân sách. Như vậy, quản lý công tác lập dự toán chi NS thành phố chặt chẽ, tuân thủ theo quy định của Luật NS nhà nước năm 2017 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.