Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Một số giải pháp khác

4.2.5.1. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước

Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mô hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện tại, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tài chính, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển KT-XH và quản lý chi NS địa phương.. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý chi.

Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý chi NSNN.

Cuối cùng, cần nâng cao vai trò lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền của địa phương cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, giúp cho các cơ quan, đơn vị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả tổ chức thức hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ song song với việc tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý chi NSNN.

4.2.5.2.Đổi mới tư duy và nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách chi NSNN một cách bền vững

Việc đổi mới tư duy và nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách chi ngân sách một cách bền vững là cần thiết và vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách phải có một tầm nhìn mới, một tư duy sánh tạo hơn để công việc hoạch định và thực thi chính sách về chi ngân sách được hiệu quả hơn cụ thể.

- Tăng cường công tác dự báo chi NSNN, trong đó chú trọng lượng hoá tác động của những thay đổi chính sách và biến động giá cả trên thị trường thế giới tới chi NSNN.

- Chú trọng tăng cường tiềm lực tài chính của Nhà nước, tăng dự phòng ngân sách và dự trữ tài chính tới mức đủ chủ động đối phó với các tình huống bất thường, hạn chế việc phát hành trái phiếu ngoài cân đối ngân sách, tiên liệu được các khoản vay trong tương lai của Chính phủ và ngân sách.

- Tăng cường tính ổn định và hiệu quả của NSNN, chuyển đổi cơ cấu chi NSNN theo hướng tích cực, giảm chi trực tiếp tài trợ hoạt động kinh tế, triệt để cắt bỏ chi bao cấp, hạn chế bảo lãnh, thực hiện bảo lãnh đúng đối tượng, có chọn lọc.

- Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc thận trọng trong quản lý vay và trả nợ vay, chỉ vay để đảm bảo các khoản chi đầu tư phát triển, tiếp tục kiểm soát và duy trì mức thâm hụt ngân sách…

- Kiên quyết đổi mới phương pháp phân bổ ngân sách đầu tư, chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản. Mặt khác tiếp tục tập trung đẩy mạnh quản lý và giải ngân vốn đầu tư từ NSNN theo hướng Nhà nước Trung ương và địa phương, chỉ tập trung đầu tư cho một số công trình quan trọng mà những công trình đó có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo cơ sở cho phát triển bền vững (thuỷ điện, giao thông huyệt mạch, bệnh viện, trường học…).

4.3.Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)