Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a.Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có

những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá quản lý chi ngân sách tại thành phố và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu quản lý chi ngân sách tại thành phố và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi

ngân sách tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

c. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng, ...căn cứ vào nội dung nghiên cứu về điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố; các tiêu chí về quản lý chi NSNN; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý chi NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 2014-2016 và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Bao gồm:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và kết luận.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ

mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

b.Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm,...i năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động trong công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3….

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti = ;i=2,3,….n Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti=1,2..,n =

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn: t2, t3, t4… tn

Công thức tính: hoặc:

= =

Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long

- Giá trị sản xuất ngành

Công thức tính như sau: GO = Qi x Pi GO: Giá trị sản xuất

Qi: Sản lượng sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất).

n: Số lượng sản phẩm i: Sản phẩm thứ i

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng; thương mại –dịch vụ và nông, lâm nghiệp thủy sản (giá trị của những sản

phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ kinh tế của địa phương trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

- Chỉ tiêu GDP (Tổng sản phẩm nội địa) Công thức:

GDP=

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mới sáng tạo ra trong từng thời kì (thường là một năm).

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

(cận nghèo) (%) =

Số hộ nghèo (hộ cận nghèo) có đến ngày 31/12

x 100 Tổng số hộ có đến ngày 31/12

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh mối quan hệ giữa hộ sống dưới mức chuẩn nghèo (cận nghèo) theo quy định của Nhà nước so với tổng số hộ.

2.4.2. Các chỉ tiêu về quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

- Lập, duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN

Tổng chi NS dự toán (năm i) = Số dự toán chi thường xuyên (năm i) + Số dự toán chi đầu tư phát triển (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm xem xét quy mô lập dự toán năm i so với năm (i-1) có quy mô tăng/giảm như thế nào.

- Chấp hành dự toán chi NSNN.

Tỷ lệ thực hiện chấp hành dự toán (năm i) = (Tổng dự toán chi NS/ Tổng chi NS thực tế (năm i)) x 100%

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng và mức độ đạt được công tác chi ngân sách thực tế năm i như thế nào, nếu tỷ lệ này > 100% nghĩa là, mức tự toán vượt so với số chi thực tế, cho thấy khâu lập kế hoạch không bám sát với

mục tiêu chi cho phát triển KT-XH địa phương, nếu chỉ tiêu này thấp hơn nhiều 100% có nghĩa là địa phương bội chi NS.

-Kế toán, kiểm soát và quyết toán chi NSNN.

Tỷ lệ đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu = (Số đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu / Tổng số đơn vị thực hiện chi NS) x 100% Chỉ tiêu này phản ánh công tác thực hiện quyết toán chi hoàn thành ở mức độ nào, nếu chỉ tiêu này cần gần kết quả 100% nghĩa là các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện quyết toán chi và ngược lại.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 3.1.Khái quát về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý * Địa hình

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

- Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. - Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

* Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.

* Thủy văn

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.

Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.

Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên khoáng sản

Đối với địa bàn thành phố Hạ Long, khoáng sản bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông Trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).

* Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).

Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội

Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Ngoài ra, qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.

* Tài nguyên đất

Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 9.453,74 ha; đất phi nông nghiệp là 16.557,65 ha; đất chưa sử dụng là 1.183,64 ha.

* Tài nguyên biển

Có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bẩy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.

Cảnh quan thiên nhiên của Thành phố được bảo tồn và từng bước xây dựng các khu du lịch sinh thái, như khu Du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đái nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang được xây dựng, mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2016, GDP của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)