5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Việc lập, phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm ở một số cơ quan, đơn vị, cấp cơ sở còn chưa sát với tình hình KT - XH của huyện; dự toán thu chưa bao quát hết được nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tớicông tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Đặc biệt,chu trình trình phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước thiếu mối liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KT - XH trung hạn (3-5 năm) với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo; chưa thực hiện lập, giao dự toán theo kết quả đầu ra; các kế hoạch phát triển 5- 10 năm của phòng, ban, xã, thị trấn chưa gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được, hay sự thay đổi về chính sách và tổ chức cần thiết để thực hiện. Do đó, xây dựng, phân bổ giao dự toán NSNN mang lại hiệu quả chưa cao.
- Phương án phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi, nhất là chi thường xuyên NSNN cấp huyện phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết giữa NSTW và NSĐP. Hơn nữa, định mức phân bổ ngân
sách của cấp trên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN.
- Việc kiểm tra xử lý các sai phạm trong hoạt động thu chi ngân sách thực hiện chưa nghiêm, nhất là trong quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản.
- Công tác cải cách hành chính cơ bản đã được triển khai nhưng chưa đi sâu vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho bộ máy quản lý chi NSNN còn hạn chế; hệ thống thông tin chưa liên tục và kịp thời và vẫn còn nặng hình thức văn bản giấy; trình độ CBCC, viên chức chưa ứng dụng được các máy móc trang thiết bị tiên tiến vào quản lý chi NSNN.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH