5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với KBNN
Chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát cấp dưới trong quá trình thực hiện công việc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để việc kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, không gây căng thẳng, tâm lý bị giám sát ngặt nghèo, KBHN phải xây dựng được quy định phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể theo mức độ và thời gian kiểm tra.
Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp trên có tác dụng rõ rệt, giúp cấp dưới nâng cao được năng lực quản lý bản thân, làm việc có kế hoạch cụ thể, khoa học, đảm bảo tiến độ, thời gian quy định.
Chính sách đào tạo hiện nay của KBHN còn bị động, vẫn phụ thuộc vào các chương trình, kế hoạch của cấp trên nên chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế tại đơn vị. Cần bổ sung quỹ đào tạo và phát triển nhân lực để có thể chủ động về tài chính trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các khóa đào tạo cho công chức trong đơn vị.
Hoàn thiện công tác tuyển dụng, cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng công chức, qui định về tiêu chuẩn công chức để xây dựng chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp. Kiến nghị việc giảm thời gian tuyển dụng công chức bằng cách phân cấp cho đơn vị thành lập Hội đồng tuyển dụng riêng, không phụ thuộc vào Bộ Tài chính và KBNN.
Cần có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với người có khả năng và trình độ chuyên môn cao như: Cần thành lập hội đồng xét thưởng để khen thưởng kịp thời những công chức có nhiều thành tích đóng góp cho cơ quan tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho công chức để tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.
KẾT LUẬN
Việc nâng phát triển nhân lực tại các tổ chức đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Phát triển nhân lực đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và của một tổ chức nói riêng, trong đó có KBHN.
Công tác phát triển nhân lực tại KBHN (đặc biệt về chất lượng nhân lực) giai đoạn 2015 - 2018 chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quy mô quản lý của KBHN trên địa bàn Thủ đô. Khả năng thích ứng của cán bộ với một số tình huống còn kém linh hoạt, thiếu năng động, sáng tạo. Tỷ lệ công chức chưa được đào tạo về lý luận chính trị, đào tạo một cách bài bản về quản lý hành chính nhà nước còn chiếm tỷ lệ lớn.
Để đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực tại KBHN, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Cụ thể hóa cơ chế, chính sách: Xây dựng các chính sách phù hợp các quy
định của ngành đối với cán bộ, công chức; Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ; Xây dựng chiến lược thu hút nhân tài; Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển công tác đào tạo nội bộ. Trong đó coi công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyên môn.
Tăng cường công tác phát triển thể lực và chăm sóc sức khỏe: Phát
triển thể lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân lực, vừa tạo động lực phát triển, vừa đóng vai trò ổn định nguồn lực thông qua đó tạo môi trường văn hóa, thể thao, chế độ phúc lợi thiết thực gắn liền sức khỏe, đời sống tinh thần của cán bộ, công chức.
Hoàn thiện các quy trình, quy chế liên quan đến công tác phát triển
trong lĩnh vực phát triển nhân lực tại cơ quan KBHN đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
Ứng dụng khoa học công nghệ: Tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ, CNTT toàn diện trong công tác quản trị và phát triển nhân lực.
Tóm lại, xây dựng, phát triển nhân lực KBHN một cách bền vững phải được xác định là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược nhằm bảo đảm tính ổn định của quá trình phát triển cơ quan KBNN nói chung, đồng thời nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chuyên môn kho bạc trên địa bàn Thủ đô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002. Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chiến lược phát triển nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bộ Tài chính, 2010. Tổ chức cán bộ 2005-2010 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ đến 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
3. Chính phủ, 2007. Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 8/7/2007 phê duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Hà Nội: tháng 7 năm 2007.
4. Chính phủ, 2015. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 8/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Hà Nội: tháng 7 năm 2015.
5. Trần Kim Dung, 2006. Quản trị nguồn nhân lực. – Tp. Hồ Chí Minh: Thống kê.
6. Trần Thị Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Thống kê. 7. Hội đồng Bộ trưởng, 1990. Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chinh. Hà Nội: tháng 1 năm 1990.
8. Jeremy Gutsche, David M R Covey, Stephan M Mardyks, Richard Guare, Peg Dawson, 2018. Bộ sách Phát Triển Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0, Nhiều dịch giả. 1980 Books phát hành, năm 11/2018.
9. Kho bạc Nhà nước Hà Nội, 2015, 2016, 2017, 2018. Báo cáo công tác quy hoạch, bổ nhiệm. Hà Nội.
10. Kho bạc Nhà nước Hà Nội, 2015, 2016, 2017, 2018. Báo cáo tổng kết công tác. Hà Nội.
11. Lê Văn Khoa ,2008. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống KBNN. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
12. Lê Thị Mỹ Linh, 2010. Phát triển nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế, luận án tiến sĩ ngành Kinh tế lao động, Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Nick Moore, 1980. Manpower planning in libraries. – London: Library Association.
14. Đặng Mai Phương, 2015. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Quang, 2014. Nâng cao chất lượng nhân lực tại KBHN. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
16. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tất Thịnh, 2009. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Bùi Quang Sáng và các cộng sự, 2011. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sử dụng công chức tại KBNN cấp huyện – KBNN Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học, KBNN Thái Nguyên.
18. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình Nguồn nhân lực. – H.: Lao động xã hội. 19. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2015. Giáo trình Quản lý nguồn
nhân lực trong tổ chức công. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.
20. WB, 2000. World Development Indicators. London: Oxford.
21. Yoshihara Kunio, 1999. The Nation and Economic Growth – Korea and Thailand. Kyoto: Kyoto University Press.