TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI VÀ NHỮNG YẾU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI VÀ NHỮNG YẾU

TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN

3.1.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội

3.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL, ngày 29/5/1946, về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố Quốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) là một tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ: Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng và công phiếu kháng chiến; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán; chịu trách nhiệm xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ kế toán.

Trước yêu cầu và tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. KBNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các nhu cầu chi của bộ máy nhà nước, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng

chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về quỹ NSNN. Hệ thống KBNN được tổ chức thành KBNN Trung ương (ở Trung ương), Kho bạc Liên khu (ở các Liên khu) và Kho bạc tỉnh, thành phố ở các tỉnh, thành phố.

KBHN được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Qua quá t nh hoạt động và phát triển, KBHN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống tài chính quốc gia.

3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của KBHN

Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Chức năng của KBHN

Là tổ chức trực thuộc KBNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của KBHN

Tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN. Thực hiện số thu cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chi trả và

kiểm soát chi NSNN cho từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán đã được duyệt. Khi phát hiện đơn vị hay tổ chức thụ hưởng kinh phí NSNN có sự vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nước, thì KBHN được tạm thời đình chỉ thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.

Kiểm soát, thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.

Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ tài chính nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ thông qua thị trường vốn trong nước.

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBHN. KBHN mở tài khoản tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại quốc doanh để giao dịch và thanh toán.

Tổ chức thanh toán, điều hòa vốn và tiền mặt trong KBHN, đảm bảo tập trung nhanh các khoản thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.

Tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu tạm giữ...

Để phù hợp với nhiệm vụ trên, KBHN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ thành phố đến quận huyện và bao gồm 2 cấp là cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBHN Phòng kiểm Soát chi Phòng Kế toán

LÃNH ĐẠO KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN, HUYỆN Văn phòng Phòng Kế Toán NN Phòng tổ chức cán bộ Phòng tài vụ Phòng thanh tra kiểm tra Phòng Tin học Phòng Kiểm soát chi TW1 Phòng Kiểm soát chi TW2 Phòng Kiểm soát chi vốn ngoài nước

LÃNH ĐẠO KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Phòng Kiểm soát chi Địa phương Chuyên viên

LÃNH ĐẠO KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN, HUYỆN

Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy KBHN

KBHN là đơn vị trực thuộc KBNN, được tổ chức theo hệ thống dọc gắn liền với hệ thống hành chính từ cấp thành phố đến cấp thị xã, quận, huyện. Tổ chức bộ máy của KBHN bao gồm: Văn phòng KBHN và 30 KBNN quận, huyện. Bộ máy điều hành quản lý là ban lãnh đạo KBHN gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc; cơ quan quản lý trực tiếp của KBHN là KBNN theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.

KBHN được tổ chức thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:

a) Văn phòng KBHN

Bộ máy giúp việc cho Giám đốc KBHN có 10 phòng, gồm: Văn phòng; Phòng Kế toán Nhà nước; Phòng Kiểm soát chi Trung ương I; Phòng Kiểm soát chi Trung ương II; Phòng Kiểm soát chi Địa phương; Phòng Kiểm soát chi vốn ngoài nước; Phòng Thanh tra-Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ.

b) KBNN thị xã, quận, huyện trực thuộc KBHN có 30 KBNN quận, huyện trực thuộc. - Vị trí, chức năng:

KBNN thị xã, quận, huyện trực thuộc KBHN là tổ chức trực thuộc KBHN có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN thị xã, quận, huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

+ Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, huyện.

+ Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.

+ Quản lý ngân quỹ KBNN quận, huyện theo chế độ quy định. + Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN quận, huyện. + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận, huyện.

+ Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN quận, huyện tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN quận, huyện.

+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quận, huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN quận, huyện.

+ Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận, huyện.

+ Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN quận, huyện.

+ Thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN quận, huyện theo quy định. + Quản lý đội ngũ CBCC và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN quận, huyện theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

+ Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN quận, huyện theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN thành phố giao KBNN quận, huyện được tổ chức, hiện tại có 2 mô hình. KBNN Quận Đống Đa, KBNN Quận Ba Đình, KBNN Quận Hai Bà Trưng, KBNN Quận Hoàn Kiếm, KBNN Quận Hà Đông có 2 phòng trực thuộc: Phòng Kiểm soát chi, Phòng Kế toán. 25 KBNN Quận/huyện còn lại được cơ cấu gọn nhẹ không còn phòng ban trực thuộc làm việc theo chế độ chuyên viên.

3.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nhân lực tại KBHN

3.1.2.1. Yếu tố Kinh tế, xã hội:

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, nhu cầu về nhân lực (đặc biệt nhân lực chất lượng cao) không ngừng tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh về mức thu nhập để tạo thu hút. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, nơi có nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh. Là đơn vị đóng trên địa bàn thủ đô, công tác phát triển nhân lực tại KBHN chịu ảnh hưởng không nhỏ.

3.1.2.2. Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng:

Hà Nội là thành phố có nhiều Trường Đại học, cơ sở đào tạo chuyên ngành, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

3.1.2.3. Khoa học và công nghệ:

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ảnh hưởng lớn đến phát triển nhân lực. Khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến năng suất lao động, nhưng cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động.

3.1.2.4. Yếu tố truyền thống và văn hóa tổ chức:

Giá trị văn hóa gồm ý thức tự tôn, sự tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt, được bồi đắp và xây dựng bởi nỗ lực của tổ chức.

Văn hóa tổ chức không chỉ tác động tích cực đến môi trường làm việc, sự hài lòng của người lao động, góp phần xây dựng hình ảnh của tổ chức, mà còn là yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề cho việc phát triển nhân lực tại KBHN.

3.1.2.5. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế:

Xu thế hội nhập quốc tế có tác động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển nhân lực tại KBHN. Do đó, KBHN phải chuẩn bị cho mình những tiềm lực lao động đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

3.1.2.6. Yếu tố ảnh hưởng khác:

Vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đặc biệt là các tổ chức nhà nước làm cho công tác phát triển nhân lực chịu những ảnh hưởng bởi một số yếu tố đặc thù:

+ Các yếu tố về tạo động lực (bao gồm vật chất, tinh thần) phải thực hiện theo quy định của nhà nước và ngành.

+ Chỉ tiêu biên chế được giao chi phối công tác tuyển dụng nhân lực theo kế hoạch phát triển nhân lực đã đặt ra.

3.1.3. Đặc điểm nhân lực của cơ quan KBHN

3.1.3.1. Qui mô nhân lực

Trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, chỉ tiêu biên chế được giao ổn định trong từng thời kỳ nhất định.

Bảng 3.1: Quy mô nhân lực của KBHN

Đơn vị: người

TT Chỉ tiêu Thời điểm

31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 1 Biên chế được giao 1024 1024 1024 1024 2 Lao động thực tế 850 916 949 927 3 Lao động hợp đồng 15 12 11 6 4 Tổng số lao động 865 928 960 933 5 Số lượng thiếu so với chỉ tiêu được giao 159 96 64 91 6 Tỷ lệ % thiếu so với chỉ tiêu được giao

15,53 9,38 6,25 8,89

((Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBHN))

Kết quả bảng trên cho thấy trong giai đoạn 2015-2018, hàng năm tỷ lệ nhân lực đều thiếu so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt năm 2015, tỷ lệ thiếu lên tới 15,53%, năm 2017 có tỷ lệ thiếu thấp nhất (6,25%).

3.1.3.2. Cơ cấu nhân lực

Chất lượng nhân lực tại KBHN được phản ánh thông qua cơ cấu nhân lực, cơ cấu nhân lực trong đơn vị được chia thành các loại sau: theo độ tuổi, theo giới, theo trình độ chuyên môn.

* Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi

Tính đến năm 2018, KBHN đã thành lập được 30 năm nhưng nhìn chung đội ngũ công chức tại KBHN tương đối trẻ, điều đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu theo độ tuổi nhân lực KBHN giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: người

Năm Tổng số CBCC

Dƣới 30 tuổi Từ 30 – 49 tuổi Từ 50 – 60 tuổi Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 2015 850 87 10,24 408 48,00 355 41,76 2016 916 95 10,37 526 57,42 295 32,21 2017 949 114 12,01 552 58,17 283 29,82 2018 927 122 13,16 590 63,65 237 25,57 ((Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBHN))

Số liệu Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu độ tuổi của nhân lực KBHN đã được chuyển đổi tương đối hợp lý, đảm bảo việc kế cận giữa CBCC cao tuổi với đội ngũ CBCC trẻ. Nếu như năm 2015, đội ngũ công chức dưới 50 tuổi chiếm khoảng 58% thì đến 2018, chỉ số này đã thay đổi theo chiều hướng trẻ hóa đội ngũ (công chức dưới 50 tuổi chiếm 76,81%).

* Cơ cấu theo giới tính

Bảng 3.3: Cơ cấu theo giới tính nhân lực KBHN giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị: người Năm Tổng số Nam Nữ CBCC Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2015 850 401 47 449 53 2016 916 421 46 495 54 2017 949 436 46 513 54 2018 927 463 50 464 50 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBHN)

Cơ cấu theo giới tính của KBHN thể hiện tính chất đặc thù công việc. Qua bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn 2015 - 2017 số lượng công chức nữ nhiều hơn nam (chiếm 53% - 54%). Năm 2018, tỷ lệ công chức nam và nữ là tương đương nhau.

* Cơ cấu theo trình độ chuyên môn:

Tính đến hết năm 2018, cơ cấu nhân lực KBHN theo trình độ đào tạo có sự khác biệt đáng kể giữa các trình độ. Trong đó, số CBCC có trình độ thạc sỹ trở lên 125 người, chiếm 13,48%; trình độ đại học 692 người, chiếm 74,65%; trình độ cao đẳng 6 người, chiếm 0,65%; trình độ trung cấp 41 người, chiếm 4.42%, lao động chưa qua đào tạo 63 người, chiếm 6,80% (Bảng 3.4).

Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số CBCC của KBHN. Nhìn chung, trình độ học vấn của CBCC KBHN là tương đối tốt. Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 40)