Tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhân lực

Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác phát triển nhân lực, có nghĩa là đánh giá quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Phát triển nhân lực nhắm tới cả chất lượng và số lượng. Phát triển nhân lực theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, tăng cường về chất lượng. Có thể chia thành 2 nhóm tiêu chí bao gồm: nhóm tiêu chí về số lượng, quy mô, cơ cấu nhân lực gọi chung là tiêu chí về số lượng. Nhóm tiêu chí về chất lượng nhân lực phản ánh qua các bộ tiêu chí về: thể lực, trí lực, tâm lực

1.2.5.1. Tiêu chí về số lượng nhân lực

Việc phát triển số lượng phản ánh quy mô nhân lực được xem xét đồng thời với cơ cấu và chất lượng nhân lực. Cơ cấu nhân lực là tổng thể các thành phần, bộ phận, phản ánh tỷ trọng nhân lực theo các chỉ tiêu khác nhau phụ thuộc vào loại hình tổ chức. Ví dụ: độ tuổi, giới tính, lĩnh vực chuyên môn,.... Vì vậy, trong phạm vi của đề tài, nói đến phát triển số lượng nhân lực bao hàm cả về quy mô và cơ cấu nhân lực.

Số lượng nhân lực phải phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức công. Phát triển số lượng nhân lực trong tổ chức cần bám sát định hướng, cập

nhật, điều chỉnh kịp thời phù hợp mỗi giai đoạn phát triển của tổ chức đồng thời luôn gắn với phát triển chất lượng nhân lực.

1.2.5.2. Tiêu chí về chất lượng nhân lực

Việc phát triển nhân lực theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức có sự khác nhau về mức độ ưu tiên giữa phát triển số lượng và chất lượng, nhưng nhìn chung coi trọng tăng cường chất lượng nhân lực, đặc biệt trên các yếu tố: thể lực, trí lực, tâm lực.

- Thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của cán bộ công chức biểu hiện ở chiều cao, cân nặng, sức bền, hình thể, khả năng vận động, không có bệnh tật, khả năng lao động trong môi trường làm việc nhất định...

Trong Hiến chương của Tổ chức y tế thế giới đã nêu “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ

là không có bệnh tật hay thương tật”. Sức khỏe vừa là tài sản, đồng thời là

điều kiện của sự phát triển, do đó, công tác nâng cao sức khỏe, thể trạng là một yêu cầu chính đáng cần được đảm bảo trong gia đình, tổ chức, xã hội.

- Trí lực

Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy xét đoán của mỗi con người. Trí lực là yếu tố quan trọng nhất của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trí lực được phản ánh qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của cán bộ, công chức.

- Tâm lực

Tâm lực thể hiện qua các yếu tố: Đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức và trách nhiệm đối với công việc, văn hóa công sở.

Đạo đức nghề nghiệp: Phản ánh ý thức, tinh thần cầu thị với công việc, nghề nghiệp mà cán bộ công chức đảm nhận.

Ý thức tổ chức và trách nhiệm đối với công việc: Phản ánh kỷ luật lao động, ý thức và tính thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn.

Tiêu chí văn hóa nghề: Là cách ứng xử đối với nghề nghiệp, đồng nghiệp và những đối tượng liên quan.

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực phải đánh giá theo cả ba yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, mỗi yếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực rộng, khó đánh giá, hoặc thiếu cơ sở đánh giá. Vì vậy, chất lượng nhân lực thường được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể hơn gồm: Sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Nâng cao chất lượng nhân lực cũng chính là phát triển các yếu tố kể trên.

Việc phát triển chất lượng nhân lực và đánh giá chất lượng nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 30 - 32)