5. Kết cấu của luận văn
2.1.1. xuất khung phân tích
Tác giả xây dựng khung phân tích nhằm sắp xếp trật tự phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài một cách trật tự, logic, đảm bảo hướng phân tích theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Khung phân tích trong nghiên cứu được xây dựng để phân tích các khía cạnh, phương diện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu.
Cơ sở lý luận:
- Những vấn đề cơ bản về nhân lực và phát triển nhân lực
- Các hoạt động phát triển nhân lực
- Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nhân lực
- Tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực
Cơ sở thực tiễn:
- Thực trạng nhân lực tại KBHN - Đánh giá chung về nhân lực KBHN
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp xử lý thông tin
Kinh nghiệm phát triển nhân lực của các đơn vị trong ngành
+ Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Bắc Giang; + Kinh nghiệm của KBNN Thành phố Cần Thơ; + Bài học kinh nghiệm cho KBHN.
Các phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhân lực tại KBHN
+ Phương hướng, mục tiêu + Một số giải pháp cơ bản + Đề xuất, kiến nghị
Hình 2.1: Khung phân tích của luận văn.
2.1.2. Các bƣớc thực hiện nghiên cứu
- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về phát triển nhân lực nói chung và phát triển nhân lực của KBHN nói riêng. Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại Chương 1. Trong bước này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp… để trình bày những khái niệm, nội dung chính liên quan đến nội dung phát triển nhân lực.
- Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ việc phân tích thực trạng nhân lực của KBHN giai đoạn 2015-2018. Bước này chủ yếu phục vụ cho Chương 3. Trong bước này đề tài sử dụng các dữ liệu thu được từ các hội nghị đào tạo bồi dưỡng hàng năm và các báo cáo thống kê của các phòng, ban chức năng thuộc KBHN. Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức giai đoạn 2015-2018. - Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ của KBHN, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nhân lực của KBHN.
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của tỉnh và các huyện, các số liệu có liên
quan. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó và thu thập thông tin về hiện trạng nhân lực của KBHN nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.
Số liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn:
- Số liệu từ Phòng Tổ chức cán bộ - Kho bạc Nhà nước Hà Nội.
- Các báo cáo tại cơ quan Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Kho bạc các quận, huyện trực thuộc KBHN qua các năm từ 2015 đến 2018.
- Các tạp chí kinh tế, ấn phẩm chuyên ngành có liên quan.
Sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng là một nguồn thông tin quan trọng. Thông tin từ sách, tạp chí có tính chuyên sâu nhưng có thể có hạn chế về tính cập nhật. Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng có tính cập nhật, đa dạng nhưng có thể có những yếu tố chưa được kiểm chứng đầy đủ đặc biệt là thông tin từ internet. Bên cạnh đó, các thông tin từ internet có thể có yếu tố bình luận, đánh giá, cảm nhận từ người đưa tin. Vì vậy, việc thu thập thông tin cần chú ý đến những đặc điểm này để loại bỏ những yếu tố cảm tính, tìm ra những yếu tố có ý nghĩa thông tin khách quan.
2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi được thu thập, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ.
Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện Luận văn. Các nguồn dữ liệu được phân tích, tổng hợp bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại KBHN.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
Trên cơ sở những số liệu được thu thập, tiến hành tổng hợp và phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của KBHN giai đoạn 2015-1018. Phân tích tập chung vào các yếu tố: độ tuổi, giới, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học,...
- Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI
3.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN
3.1.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội
3.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Kho bạc Nhà nước Hà Nội
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL, ngày 29/5/1946, về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố Quốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) là một tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ: Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng và công phiếu kháng chiến; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán; chịu trách nhiệm xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ kế toán.
Trước yêu cầu và tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. KBNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các nhu cầu chi của bộ máy nhà nước, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng
chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về quỹ NSNN. Hệ thống KBNN được tổ chức thành KBNN Trung ương (ở Trung ương), Kho bạc Liên khu (ở các Liên khu) và Kho bạc tỉnh, thành phố ở các tỉnh, thành phố.
KBHN được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Qua quá t nh hoạt động và phát triển, KBHN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống tài chính quốc gia.
3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của KBHN
Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chức năng của KBHN
Là tổ chức trực thuộc KBNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của KBHN
Tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN. Thực hiện số thu cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chi trả và
kiểm soát chi NSNN cho từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán đã được duyệt. Khi phát hiện đơn vị hay tổ chức thụ hưởng kinh phí NSNN có sự vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nước, thì KBHN được tạm thời đình chỉ thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.
Kiểm soát, thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.
Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ tài chính nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ thông qua thị trường vốn trong nước.
Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBHN. KBHN mở tài khoản tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại quốc doanh để giao dịch và thanh toán.
Tổ chức thanh toán, điều hòa vốn và tiền mặt trong KBHN, đảm bảo tập trung nhanh các khoản thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.
Tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu tạm giữ...
Để phù hợp với nhiệm vụ trên, KBHN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ thành phố đến quận huyện và bao gồm 2 cấp là cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBHN Phòng kiểm Soát chi Phòng Kế toán
LÃNH ĐẠO KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN, HUYỆN Văn phòng Phòng Kế Toán NN Phòng tổ chức cán bộ Phòng tài vụ Phòng thanh tra kiểm tra Phòng Tin học Phòng Kiểm soát chi TW1 Phòng Kiểm soát chi TW2 Phòng Kiểm soát chi vốn ngoài nước
LÃNH ĐẠO KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI
Phòng Kiểm soát chi Địa phương Chuyên viên
LÃNH ĐẠO KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN, HUYỆN
Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy KBHN
KBHN là đơn vị trực thuộc KBNN, được tổ chức theo hệ thống dọc gắn liền với hệ thống hành chính từ cấp thành phố đến cấp thị xã, quận, huyện. Tổ chức bộ máy của KBHN bao gồm: Văn phòng KBHN và 30 KBNN quận, huyện. Bộ máy điều hành quản lý là ban lãnh đạo KBHN gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc; cơ quan quản lý trực tiếp của KBHN là KBNN theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
KBHN được tổ chức thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
a) Văn phòng KBHN
Bộ máy giúp việc cho Giám đốc KBHN có 10 phòng, gồm: Văn phòng; Phòng Kế toán Nhà nước; Phòng Kiểm soát chi Trung ương I; Phòng Kiểm soát chi Trung ương II; Phòng Kiểm soát chi Địa phương; Phòng Kiểm soát chi vốn ngoài nước; Phòng Thanh tra-Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ.
b) KBNN thị xã, quận, huyện trực thuộc KBHN có 30 KBNN quận, huyện trực thuộc. - Vị trí, chức năng:
KBNN thị xã, quận, huyện trực thuộc KBHN là tổ chức trực thuộc KBHN có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN thị xã, quận, huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
+ Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, huyện.
+ Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
+ Quản lý ngân quỹ KBNN quận, huyện theo chế độ quy định. + Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN quận, huyện. + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận, huyện.
+ Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN quận, huyện tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN quận, huyện.
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quận, huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN quận, huyện.
+ Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận, huyện.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN quận, huyện.
+ Thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN quận, huyện theo quy định. + Quản lý đội ngũ CBCC và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN quận, huyện theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
+ Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN quận, huyện theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN thành phố giao KBNN quận, huyện được tổ chức, hiện tại có 2 mô hình. KBNN Quận Đống Đa, KBNN Quận Ba Đình, KBNN Quận Hai Bà Trưng, KBNN Quận Hoàn Kiếm, KBNN Quận Hà Đông có 2 phòng trực thuộc: Phòng Kiểm soát chi, Phòng Kế toán. 25 KBNN Quận/huyện còn lại được cơ cấu gọn nhẹ không