Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong tổ chức

1.2.1.1. Yếu tố khách quan

- Yếu tố kinh tế, xã hội:

Nghiên cứu về phát triển nhân lực trong tổ chức cần tính đến sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, xã hội như: chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước (Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội...).

Mối quan hệ giữa phát triển nhân lực và kinh tế-xã hội là mối quan hệ qua lại hai chiều. Kinh tế-xã hội càng phát triển thì cơ hội đầu tư cho phát triển nhân lực ngày càng tăng, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển nhân lực.

- Khoa học và công nghệ:

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ảnh hưởng lớn đến phát triển nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm đi. Khoa học và công nghệ phát triển tạo nên môi trường cạnh tranh về năng suất lao động góp phần thúc đẩy phát triển nhân lực trong tổ chức.

- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế:

Xu thế hội nhập quốc tế có tác động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển nhân lực ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức. Do đó, các tổ chức phải chuẩn bị cho mình những tiềm lực lao động đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với xu thế thời đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các tổ chức còn phải hướng đến việc xây dựng đội ngũ theo hướng năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi và cạnh tranh. Có thể nhận ra rằng, tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với việc điều chỉnh, lựa chọn chiến lược phát triển của các tổ chức mà trong đó yếu tố phát triển nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng.

Ngày nay, kinh tế tri thức được xem là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân lực, bởi sức lan tỏa mạnh mẽ và được xem như là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nó thúc đẩy sự tăng trưởng năng suất lao động, sở hữu cá nhân và sở hữu xã hội, tạo ra bước đột phá về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.2.1.2. Yếu tố chủ quan - Yếu tố đào tạo:

Đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nhân lực, quyết định sự phát triển của tổ chức.

Đào tạo là quá trình tích tụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức. Do vậy, đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng là đầu tư cho sự phát triển của tổ chức.

- Yếu tố truyền thống và văn hóa tổ chức:

Giá trị văn hóa gồm ý thức tự tôn, sự tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt, được bồi đắp và xây dựng bởi nỗ lực của tổ chức. Người lao động làm việc trong tổ chức có môi trường văn hóa lành mạnh luôn hiểu rằng bản thân họ là thành phần không thể thiếu của tổ chức, là mắt xích trong một chuỗi dây chuyền hoạt động. Họ được quyền chia sẻ ý tưởng, hưởng quyền lợi chính đáng, được ghi nhận thành công và có phần thưởng tương xứng cho tâm huyết bỏ ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 28 - 30)