Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Thành phố Cần Thơ

Cùng với Kho bạc cả nước, KBNN Cần Thơ được thành lập ngày 01/4/1990 với tên gọi Chi cục KBNN Hậu Giang có 169 cán bộ công nhân viên hợp nhất từ các ngành Tài chính, Ngân hàng và ngành khác gồm 13 huyện, thị xã và Văn phòng Chi cục Kho bạc tỉnh, có 4 phòng nghiệp vụ: Kế toán, Kho quỹ, Kế hoạch tổng hợp - Tín dụng, Tổ chức - Hành chính.

Sau 2 năm đi vào hoạt động, ngày 01/4/1992 thực hiện chủ trương chia tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng, KBNN Cần Thơ còn lại 6 KBNN huyện (Châu Thành, Ô Môn, Thốt Nốt, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh) và Văn phòng KBNN tỉnh gồm 5 phòng nghiệp vụ (Kế toán, Kho quỹ, Kế hoạch tổng hợp - Tín dụng, Thanh tra, Hành chính - Quản trị - Tài vụ, Tổ chức cán bộ. Khi đó đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, tỷ lệ tốt nghiệp Đại học chiếm 20%, còn lại chủ yếu trình độ cao đẳng, trung cấp và chưa qua đào tạo.

Trên cơ sở thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn; phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nhận thức lý luận chính trị, năng lực quản lý…dần dần từng bước khẳng định được vị thế vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.

Đến nay, đội ngũ CBCC KBNN Cần Thơ đã phát triển cả về chất lượng và số lượng. Trong đó trình độ đại học chiếm trên 75%; trình độ tin học được nâng cao và tiếp cận tốt các quy trình nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt, KBNN Cần Thơ đã phấn đấu trở thành một trong những KBNN điển hình về việc cải cách quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy hợp lý, phát huy năng lực CBCC, nâng cao hiệu quả công việc.

Công tác bồi dưỡng công chức lãnh đạo được quan tâm đúng mức, nhiều công chức còn rất trẻ được tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo các Phòng, các KBNN cơ sở.

Có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực chất lượng cao, cũng như công tác tái cơ cấu tổ chức phù hợp, tăng cường hiệu quả chung trong công tác tổ chức vận hành bộ máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)