Lập kế hoạch phát triển nhân lực tại cơ quan KBHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 53 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Lập kế hoạch phát triển nhân lực tại cơ quan KBHN

Lập kế hoạch phát triển nhân lực KBHN có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phát triển nhân lực tại KBHN, có tác động to lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, là cơ sở cho công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lao động và các hoạt động phát triển nhân lực khác.

Công tác phát triển nhân lực là khâu thiết yếu và có vai trò quyết định trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Đây là vấn đề thường xuyên, cơ bản, được đề cập trong kế hoạch công tác hàng năm và báo cáo triển khai nhiệm vụ công tác năm. Hàng năm KBHN đều thực hiện việc rà soát, đánh giá và xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức theo các chức danh lãnh đạo từ KBNN quận, huyện trở lên để đưa vào chương trình, kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng để phát triển định hướng của Bộ Tài chính và KBNN,.

Các trường hợp có năng lực thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng đều được cân nhắc và bổ nhiệm chức danh quản lý phù hợp với khả năng công tác. Trường hợp không phát huy được sẽ được rà soát và đưa ra ngoài quy hoạch.

- Thực trạng quy hoạch về nhân lực KBHN đến năm 2025 như sau:

+ Công chức lãnh đạo:

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo KBHN luôn được củng cố về cơ cấu, đảm bảo thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành đơn vị; hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao; giữ vai trò quan trọng tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc điều hòa ngân sách trên địa bàn.

Đội ngũ này liên tục được đào tạo, bồi dưỡng để kịp thời nắm bắt các kiến thức quản lý mới phục vụ công tác điều hành đơn vị, như: bồi dưỡng về quản lý nhà nước, lý luận chính trị và tập huấn về nghiệp vụ mới. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC lãnh đạo từng bước được chuẩn hóa: công tác rà soát đánh giá và quy hoạch được kiện toàn; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo các cấp làm cơ sở phát triển, bồi dưỡng.

Bảng 3.6. Trình độ công chức lãnh đạo KBHN (tính đến thời điểm 31/12/2018)

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBHN)

Chức danh lãnh đạo

Trình độ đào tạo Giới tính Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Nam Nữ Giám đốc KBNN thành phố 1 1 Phó GĐ KBNN thành phố 3 0 3 Trưởng phòng KBNN thành phố 7 3 6 4 Phó trưởng phòng KBNN thành phố 12 5 5 12 Giám đốc KBNN Quận, huyện 14 16 24 6 Phó Giám đốc KBNN quận, huyện 20 18 17 21 Tổng số 0 57 42 0 56 43

Số cán bộ lãnh đạo trong cơ quan KBHN (tính từ Phó Giám đốc KBNN cấp huyện trở lên) hiện là 99 người, chiếm tỷ lệ 10,68% trên tổng số CBCC của KBHN. Trong đó, tỷ lệ nữ công chức lãnh đạo chiếm 43,43%.

Về trình độ đào tạo, 100% CBCC lãnh đạo cơ quan KBHN có trình độ đào tạo đại học và trên đại học, độ tuổi hiện nay 97% nằm trong khoảng từ 30 đến 50 và đều được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước và lý luận chính trị.

- Công chức làm công tác kế toán:

Tổng số công chức làm kế toán là 395 người, chiếm khoảng 42,61% tổng số CBCC của KBHN. Số lượng cán bộ kế toán nêu trên là đang thực hiện nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực kế toán ngân sách và nghiệp vụ KBNN.

Trong tổng số 395 cán bộ kế toán nghiệp vụ trong toàn cơ quan KBHN có 375 người có trình độ đào tạo đại học và trên đại học (chiếm 94,94%); còn lại 20 người có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm 5,06%). Bên cạnh trình độ chuyên môn được đào tạo, CBCC làm nhiệm vụ Kế toán trưởng hoặc quy hoạch chức danh Kế toán trưởng KBNN các cấp đều phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ Kế toán trưởng.

- Công chức làm công tác kiểm soát chi NSNN:

Tổng số công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSSN là 253 CBCC chiếm 19,1% số cán bộ công chức của cơ quan KBHN.

Về trình độ chuyên môn: đại học và trên đại học là 217 người (chiếm 85,8%), cao đẳng và trung cấp 36 người (14,2%).

Nếu tính theo chỉ tiêu biên chế tối thiểu thì số cán bộ làm công tác kiểm soát chi còn thiếu so với chỉ tiêu được giao cũng như chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế.

- Công chức làm nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT):

tổng số 13 người, chiếm 1,4% số CBCC của cơ quan KBHN. Tại KBNN quận, huyện không có cán bộ tin học chuyên trách nên mỗi đơn vị cử 01 kế toán viên làm kiêm nhiệm nên nhiệm.

Nhìn chung, chất lượng cán bộ tin học ngày càng được nâng cao, khả năng nắm bắt nghiệp vụ KBNN để triển khai ứng dụng CNTT. Số cán bộ tin học đều tốt nghiệp các trường thuộc khối kinh tế nên có nhiều thuận lợi trong việc triển khai công việc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì đội ngũ cán bộ làm công tác tin học cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định như:

Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT cũng còn có những hạn chế nhất định, do mỗi CBCC tin học phải kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc nên thời gian dành cho việc nghiên cứu, tham gia các khóa đào tạo chưa nhiều. Tại KBNN thị xã, quận, huyện do biên chế mỏng, ít người nên không có cán bộ chuyên trách làm công tác tin học, cán bộ được bố trí kiêm nhiệm không ổn định, thường xuyên phải chuyển đổi vị trí công tác do đó khả năng tiếp cận, nắm bắt, triển khai ứng dụng các phần mềm tin học trong hệ thống rất hạn chế.

- Công chức làm công tác thanh tra:

Tổng số CBCC làm công tác thanh tra là 13 người, chiếm 1,4% số CBCC của cơ quan KBHN. Có 13 người có trình độ đại học (chiếm 100%). Về cơ bản, cán bộ làm công tác thanh tra đã đáp ứng được về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới thì cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cần được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cán bộ chưa đều, cá biệt còn có những cán bộ hạn chế về năng lực công tác, chưa tích cực học hỏi nghiên cứu để đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao.

- Công chức làm công tác tổ chức cán bộ:

Công chức làm công tác tổ chức cán bộ hệ thống KBNN hiện nay có 6 người, chiếm 0,64% số CBCC của cơ quan KBHN. Có 6 người có trình độ đại học (chiếm 100%), trong đó có 02 người có trình độ thạc sỹ. Công chức làm công tác tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho Lãnh đạo KBHN về chế độ chính sách của CBCC; công tác đánh giá cán bộ; công tác đào tạo bồi dưỡng; khen thưởng, kỷ luật và đặc biệt công tác phát triển nhân lực tại đơn vị. Vì vậy, đòi hỏi công chức tổ chức cán bộ ngoài việc đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của một công chức kho bạc nói chung còn phải nắm bắt, hiểu được các nghiệp kho bạc, có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Với yêu cầu như vậy, trên thực tế số cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ chủ yếu được đào tạo các chuyên ngành về Tài chính, kế toán và ngân hàng, ít cán bộ được đào tạo về công tác tổ chức cán bộ. Do chuyên môn được đào tạo không chuyên sâu về công tác tổ chức cán bộ nên một số cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ chưa tập trung trong công việc nên việc nghiên cứu các văn bản thực hiện không được đầy đủ dẫn đến trong triển khai, thực hiện không được thống nhất hoặc chưa đúng với chế độ quy định.

- Công chức làm công tác bảo vệ:

Hiện tại, số lượng cán bộ làm công tác bảo vệ là 71 người, chiếm 7,6% tổng số cán bộ công chức của cơ quan KBHN. Theo yêu cầu nhiệm vụ, hiện nay số lượng công chức bảo vệ đang rất thiếu. Mỗi công chức bảo vệ tại Văn phòng KBHN làm thêm giờ vượt định mức là 208h/năm; mỗi công chức bảo vệ tại KBNN cấp huyện làm thêm giờ vượt định mức 486h/năm.

Trong điều kiện chỉ tiêu biên chế hệ thống có hạn, việc bố trí sắp xếp biên chế để trực gác theo đúng chế độ về thời gian việc làm là điều không thể, KBHN sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm các giải pháp đồng thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để từng bước giải quyết các bất cập này đồng thời phải đảm bảo mục tiêu an toàn cơ quan, đơn vị 24/24.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước hà nội​ (Trang 53 - 58)