Nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 83 - 86)

Trong nền kinh tế thị trƣờng, một doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép từ các

đối thủ cạnh tranh. ể tồn tại và phát triển đƣợc trong điều kiện nhƣ vậy, mỗi doanh nghiệp đều có những công cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trƣờng. Các công cụ thƣờng đƣợc sử dụng là: giá cả, sản phẩm, hệthống phân phối, các hoạt động xúc tiến.

Cạnh tranh bằng đặc tính sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thoả mãn đồng bộ các

yêu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu, các dịch vụ kèm theo... Nhu cầu của khách hàng là nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Sản phẩm

và chất lƣợng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trƣờng, bởi vì khách hàng luôn có xu hƣớng so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm lựa chọn cho mình cái tốt

nhất. Ngƣời tiêu dùng thƣờng quan tâm trƣớc tiên đến chất lƣợng khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, nhiều lúc họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để có đƣợc sản phẩm tốt hơn. Sản phẩm đƣợc doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để tăng khả năng cạnh tranh bằng cách làm ra các sản phẩm có chất lƣợng cao nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, hoặc là tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng. Mặt khác doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lƣợng càng cao thì uy tín và hình ảnh của nó trên thị trƣờng cũng càng cao. ồng thời chất lƣợng sản phẩm tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với các nhãn hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy nó tạo ra lợi thế cạnh tranh

lớn và lâu dài cho doanh nghiệp trƣớc các đối thủ cạnh tranh. Chính vì những lý do trên việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên để có căn cứ đánh giá chất lƣợng, doanh nghiệp phải xác định các tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm: chỉ tiêu về hình dáng màu sắc kích thƣớc, trọng lƣợng, tính chất cơ lý hoá, độ bền, độ an toàn và các chỉ tiêu khác.

Cạnh tranh bằng giá sản phẩm: Cùng với chất lƣợng sản phẩm thì giá bán cũng là công cụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp. Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh, chúng thƣờng đƣợc sử dụng khi doanh nghiệp mới ra thị trƣờng hoặc khi muốn thâm nhập vào một thị trƣờng mới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh về giá sẽ có ƣu thế hơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lƣợng lớn hơn nhiều so với các đối thủ khác.

Cạnh tranh bằng cách xúc tiến bán hàng: Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với thị trƣờng tiềm năng của mình, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin

cần thiết,

những dịch vụ ƣu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trƣớc con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ thế mà không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, xúc tiến bán hàng còn kích thích ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút đƣợc các khách hang tiềm năng từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp ngày càng đƣợc khách hàng ƣa chuộng hơn. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, một vấn đề quan trọng ảnh hƣởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải tổ chức tốt xúc tiến bán hàng.

5.2.4Quy mô doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ngành, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu đƣợc

cũng sẽ khác nhau. Ở những doanh nghiệp lớn hơn nếu công tác quản lý kém nhƣng lợi

nhuận thu đƣợc vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và công tác quản lý tốt hơn. ởi doanh nghiệp lớn có rất nhiều ƣu thế ngay cả khi tất cả các ngành kinh tế đã sử dụng nhiều đơn vị lớn có thiết bị và kiến thức chuyên môn hoá. Trƣớc

hết, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có ƣu thế về mặt tài chính, do đó phần dự trữ của doanh nghiệp cho những rủi ro không cần phải tăng tỷ lệ với doanh thu, vì với một số dự án đầu tƣ sản xuất tăng, có nhiều khả năng giảm bớt thiệt hại. Một khía cạnh khác của việc giảm bớt rủi ro kèm theo tăng quy mô sản xuất là các doanh nghiệp lớn có đủ sức đƣơng đầu với những rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa nếu doanh nghiệp muốn có nguồn tài chính lớn thì quy mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thị trƣờng vốn và với quy mô lớn nhà đầu tƣ sẽ tin tƣởng khi họ quyết định đầu tƣ vào doanh nghiệp. Một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp là với quy mô lớn doanh nghiệp có thể tiếp nhận đƣợc các lợi thế theo quy mô về kỹ thuật và quản lý trong một số thị trƣờng nhƣ: kho tàng bến bãi, đƣờng xá, bởi vậy cho phép doanh nghiệp có các ƣu thế lớn về khả năng tạo dựng một tiền đồ sự nghiệp tốt cho các nhà quản lý. Còn về công tác mua nguyên vật liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép doanh nghiệp có lợi thế trong thƣơng lƣợng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch vụ thanh toán, giao hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)