nghiệp
oanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của thế giới cho thấy, 80% giám đốc Marketing thiếu kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết để ứng dụng công nghệ mới trong Marketing.
hủ doanh nghiệp Nhỏ và vừa lại bị cuốn vào guồng công việc hàng ngày, một mặt vì họ phải gánh trách nhiệm duy trì hoạt động kinh doanh, mặt khác giờ đây họ cũng lƣời thay đổi khi những phƣơng pháp họ áp dụng vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chỉ thu hút và giữ đƣợc một số lƣợng khách hàng và doanh số bán hàng nhất định, còn về lâu về dài họ dễ rơi vào bế tắc vì thiếu sự đột phá, phát triển.
Theo M. Krishna Moorthy, Annie Tan, Caroline Choo, Chang Sue Wei, Jonathan Tan Yong Ping, và Tan Kah Leong (2012), có một mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng các thông tin tiếp thị cũng nhƣ việc ứng dụng của công nghệ thông tin và các hoạt động của các NVVN. Trong ngắn hạn, nghiên cứu phát hiện
ra rằng việc sử dụng các thông tin thị trƣờng tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của NNVV.
Môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp thay đổi liên tục và không ổn định cho nên đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có sự linh động nếu không sẽ bị lạc hậu. Năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp đƣợc coi là nhân tố quyết định sự tồn tại, và phát triển của doanh nghiệp nói chung, cũngnhƣ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp, đƣợc xác định bởi năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện; khả năng bố trí lao động, đào tạo dài hạn; năng lực phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh; năng lực phân tích đối thủ cạnh tranh; chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tƣ.
Năng lực quản lý và điều hành mang ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Sự tăng trƣởng vững chắc của một doanh nghiệp phụ thuộc vào kiến thức quản lý (Macpherson và Holt, 2007 và Barratt-Pugh, 2005).
Năng lực quản lý của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực của ban lãnh đạo của doanh nghiệp. an lãnh đạo có vai trò nắm bắt toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra các kế hoạch, chiến lƣợc hoạt động từng thời kỳ. Nếu một doanh nghiệp có mô hình quản lý tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ diễn ra trôi chảy. Ngƣợc lại một cơ cấu chồng chéo thì hiệu quả hoạt động sẽ kém.