Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 72 - 75)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quy mô doanh nghiệp, biến tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp, biến thời gian hoạt động của doanh nghiệp đều có ý nghĩa thống kê và có sự tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả giải thích chi tiết mức độ ảnh hƣởng của các biến nhƣ sau:

Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp (GROW): Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê, tức là tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động theo chiều dƣơng (+) cụ thể mức độ tác động là (0.141), tức là khi tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản tăng lên 0.141 đơn vị thì quy mô doanh nghiệp tăng lên một đơn vị, biến GROW cũng là biến có mức độ ảnh hƣởng là nhỏ nhất so với các biến khác có ý nghĩa thống kê. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết các nghiên cứu Onaolapo và Kajola (2010), Gary Gang Tian, 2007, Zeitun và Tian (2007), Weixu (2005) nhƣng trái ngƣợc với nghiên cứu của ỗ Dƣơng Thanh Ngọc (2011) và giả thuyết 2 tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc chấp nhận. Có thể đối với các doanh nghiệp, nguồn để tăng vốn kinh doanh trong năm sau là từ lợi nhuận giữ lại. ây là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng mà không phải trả phí, hay nói cách khác trong tất cả các nguồn vốn thì vốn từ lợi nhuận giữ lại có chi phí vốn thấp nhất. Do đó nếu vào năm sau, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì khi tăng vốn sẽ dẫn tới doanh thu tăng, trong khi đó chi phí sử dụng vốn thấp nên lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể và kết quả là ROA tăng. Hay nói cách khác 1 đồng đầu tƣ tài sản tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản đã có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE): Kết quả nghiên cứu cho thấy biến thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê, tức là thời gian

hoạt động của doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

ụ thể tác động cùng hƣớng theo chiều dƣơng (+), mức độ tác động cụ thể (0.16). Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, tích lũy nhiều kinh nghiệm kinh doanh, tạo đƣợc niềm tin từ khách hàng sẽ có phần tác động đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trƣớc của Onaolapo và Kajola (2010) và giả thuyết 5 thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chấp nhận

Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê, tức là quy mô doanh nghiệp có có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.H M. ụ thể tác động cùng hƣớng theo chiều dƣơng (+), cho thấy doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn doanh nghiệp siêu nhỏ. Nguyên nhân là do doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa có điều kiện về vốn, lao động tốt hơn, quy mô thị trƣờng cũng rộng hơn nên góp phần hỗ trợ khá tốt cho hoạt động kinh doanh. ồng thời khi có sự gia tăng về quy mô sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể gia tăng sản xuất đáp ứng kịp thời lƣợng cầu khi có sự thiếu hụt lƣợng cung trên thị trƣờng và vì vậy sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. và theo kết quả nghiên cứu thì quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn nhất tới ROA, với mức độ tác động là (0.617). Tức là khi quy mô doanh nghiệp tăng lên 0.617 đơn vị thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2010) và Kinyua (2014), Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar (2002), Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4 tác giả đã sử dụng công cụ hỗ trợ là phầm mềm SPSS 20 để chạy mô hình hồi quy sau khi thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Phần 4.1 là phần tác giả dành để miêu tả nguồn dữ liệu và liệt kê danh sách 40 doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc chọn làm quan sát. Sang phần 4.2 tác giả thống kê mô tả dữ liệu của mô hình.

Kết quả hồi quy sau khi tác giả chạy mô hình hồi quy lần 1 và lần 2 đều không thành công vì trong hai mô hình này biến tỷ lệ nợ trên tổng vốn (TLNT ) và biến tài sản cố định (TS ) đều không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là hai biến này không có sự tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy tác giả đã loại hai biến này ra và chạy lại mô hình.

Kết quả nghiên cứu ở mô hình cuối cùng cho thấy các biến còn lại của mô hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê và đều ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác giả kết luận về các giả thuyết nghiên cứu, kết quả cụ thể tác giả nêu trong mục 4.5.

Kết quả nghiên cứu trong chƣơng 4 cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các kiến nghị đƣợc trình bày cụ thể ở chƣơng 5.

C ƢƠN 5: KẾT LUẬN VÀ K ẾN N Ị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)