trái phiếu, bảo lãnh nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật...) và trợ giúp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (trợ giúp công nghệ, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thƣơng mại, cung cấp thông tin...). o đó, bên cạnh các giải pháp và trợ giúp tài chính nhƣ thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn qua kênh các tổ chức tín dụng thì cũng cần thiết lập một quỹ tài chính dành cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gọi là Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo kinh nghiệm quốc tế, Nhật ản,
Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia trong cùng khu vực ông Nam Á nhƣ Thái Lan, Malaysia đều thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp nguồn kinh phí đã thực hiện các chƣơng trình trợ giúp nhƣ dự án tin học hóa, tự động hóa xƣởng sản xuất, dự án cải tiến sản xuất, chế biến, trợ giúp nâng cao kỳ năng, khởi sự doanh nghiệp, hỗ trợ đặc biệt dành cho doanh nhân nữ... Tất cả các hình thức hỗ trợ nêu trên khi thiết kế cần bảo đảm một vai trò tối thiểu của Nhà nƣớc là can thiệp chi đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
5.2.1.1 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tối hơn các nguồn lực tài chính chính
Khả năng tiếp cận nguồn vốn là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, không thế giải quyết các vấn để tiếp cận nguồn vốn chỉ đơn giản bằng cách thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch cấp vốn một cách riêng rẽ. Ngoài các hình thức hỗ trợ trực tiếp, các cơ quan hoạch định chính sách cần nghiên cứu, phát triển các hình thức hỗ trợ tài chính nhƣ Quỹ ảo lãnh tín dụng, Quỹ Khuyến khích phát triển các ngành, nghề truyền thống, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các chƣơng trình thuê mua tài chính, tín dụng thƣơng mại và ƣu đãi về tài khóa dƣới dạng miễn giảm thuế hay các chƣơng trình tài chính vĩ mô phục vụ riêng nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ... ên cạnh đó, vấn đề quan trọng hơn là các biện pháp khắc phục sự yếu
kém của các thể chế thực thi các chính sách nêu trên, điều này tác động trên một phạm vì rộng lớn từ cấp độ vĩ mô đến vi mô và đi kèm với chúng là sự yếu kém về năng lực. ể tăng cƣờng khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trƣớc hết cần thúc đẩy sự thay đổi nhận thức của các ngân hàng thƣơng mại về hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ các ngân hàng điều chỉnh cơ cấu tín dụng hƣớng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các biện pháp sau:
Thứ nhất, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nới lỏng các điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ phát triển kinh doanh nhƣ tƣ vấn tài chính, quản lý đầu tƣ, lập kế hoạch kinh doanh...
Thứ hai, đẩy nhanh việc thành lập Quỹ ảo lãnh tín dụng tại các địa phƣơng và thí điểm triển khai các chƣơng trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các ngân hàng thƣơng mại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc các nguồn tín dụng đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua chƣơng trình này, hính phủ sẽ hỗ trợ cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các ngân hàng bằng cách cung cấp một nguồn tài chính nhất định cho các ngân hàng này để họ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay lại. Về phần mình, các tổ chức cho vay cũng có thể có các biện pháp riêng nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn nhƣ đƣa vào sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, mở rộng diện cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không bảo đảm sang khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. ơn giản hóa thủ tục thế chấp tài sản, giảm thời gian định giá tài sản trong quá trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tƣ, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, cảnh báo sớm, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng theo hƣớng hiệu quả, an toàn. Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín dụng, tăng cƣờng hội nhập kiểm soát thông tin quốc tế.
Việc thực hiện chính sách ƣu đãi tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lƣu ý mức độ can thiệp. ó nhiều trƣờng hợp thực tế áp dụng các chƣơng trình tài chính ƣu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc vay các khoản tín dụng rẻ, có nhiều ƣu đãi để đầu tƣ. Về lý thuyết, các khoản tín dụng rẻ sẽ làm biến dạng thị trƣờng tài chính và không phải là yếu tố quyết định hiệu quả của đầu tƣ. Nhiều khi chính các khoản tín dụng rẻ lại là mảnh đất màu mỡ cho các đề án đầu tƣ thiếu thận trọng, không hiệu quả. ó là chƣa nói đến việc dễ phát sinh các tiêu cực trong việc xem xét, quyết định cho vay. o vậy, để bảo đảm các can thiệp của hính phủ không làm méo mó thị trƣờng tài chính, tín dụng lãi suất thấp hơn mức thị trƣờng thƣờng chỉ áp dụng ở một mức độ hẹp, trong một khoảng thời gian không dài, khiến cho đủ có một số ít doanh nghiệp với một số lƣợng nhất định dự án đầu tƣ nhận đƣợc các ƣu đãi này. Ngoài hình thức vay vốn ngân hàng truyền thống, Nhà nƣớc cần có các biện pháp phát triển các thị trƣờng vốn khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy và hỗ trợ việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phủ hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần đẩy mạnh các biện pháp sau để tạo thêm kênh cung cấp vẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thành lập thí điểm một số Quỹ đầu tƣ mạo hiểm, Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... o đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, các quỹ hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có một cơ chế hoạt động bảo đảm tính công bằng, khách quan và tránh tình trạng thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để tăng quyền lực cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Phát triển mạnh hơn nữa hoạt động tài chính nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
+ Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trƣờng cho thuê tài chính, xây dựng chính sách huy động vốn dài hạn cho các công ty cho thuê tài chính, nhƣ phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán,... Ngoài các quỹ hỗ trợ tài chính, Nhà nƣớc cần có các chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hình thức thuê mua tài chính. ây là một hình thức giải quyết vốn dài hạn và trung hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp nhƣng có các kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
ây cũng là hình thức giúp để doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm thiếu rủi ro trong kinh doanh mà nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng.
+ ấy mạnh hoạt động của thị trƣờng chứng khoán thông qua việc thực hiện hiệu quả Luật chứng khoán, ban hành đầy đủ các văn bản hƣớng đến triển khai nhằm phát triển nhanh, vững chắc thị trƣờng chứng khoán, tạo một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tƣ phát triển. ũng cần phải bổ sung thêm rằng, cố gắng giải quyết vấn đề vẫn không phải là trách nhiệm của riêng hính phủ. oanh nghiệp nhỏ và vừa cần có sự chủ động hơn là chỉ nêu vấn đề này nhƣ là trở ngại lớn nhất đối với họ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần huy động những hỗ trợ và đề xuất chung thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp căn cứ trên những phân tích kỹ càng. Quan trọng hơn có là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có nền nếp kinh doanh vững chắc và không ngừng đầu tƣ cho hệ thống quản lý nội bố tốt trong các lĩnh vực kế toán, lập kế hoạch, tài chính, vận hành và quản lý nhân sự. Trợ giúp nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà và vừa. Phần lớn các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những hoàn cảnh và điều kiện có thể. ù tên gọi của các chƣơng trình hỗ trợ có khác nhau nhƣng mục đích căn bản cuối cùng của các hƣơng trình hỗ trợ là tăng cƣờng năng lực mọi một của doanh nghiệp để chúng có khả năng cạnh tranh hơn. Trong những năm tới, mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cần vƣơn ra phạm vi khu vực và toàn cầu, tận dụng lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời với việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trƣờng trong nƣớc. Về phƣơng thức thực hiện các chƣơng trình trên, các cơ quan nhà nƣớc nên chủ yếu tập trung nguồn lực đó thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nƣớc và cơ bản chi trợ giúp gián tiếp đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tùy theo tính chất và phạm vi của tăng chƣơng trình dự án mà áp dụng phƣơng thức đấu thầu chọn đối tác thực hiện. Khi đó các chƣơng trình trợ giúp sẽ do các tổ chức sự nghiệp nhà nƣớc, các nhà cung cấp dịch vụ có đủ năng lực (các hiệp hội, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trƣờng đại học,...) thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành, về cách thức trợ cấp cho các dịch vụ, trợ cấp cho
ngƣời cung cấp hay ngƣời nhận dịch vụ, trợ cấp trƣớc hay sau khi sử dụng dịch vụ, luôn cần đƣợc xem xét kỹ vì trợ cấp cho nhà cung ứng sẽ biến họ lệ thuộc vào nguồn tài trợ, làm cho họ không chú ý nâng cao chất lƣợng hoặc tìm cách cung ứng các dịch vụ mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngƣợc lại, nếu trợ cấp cho ngƣời sử dụng dịch vụ khiến họ ỷ lại và sẽ không sẵn lòng trả phí khi cần tới các dịch vụ khác. Mặt khác, việc trợ cấp cho ngƣời sử dụng dịch vụ có thể còn tạo ra “cầu giả” đối với dịch vụ....
5.2.1.2 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng các mạng lưới, liên kết kinh doanh
o khả năng tự tiếp cận với thị trƣờng của doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn hạn chế, việc xây dựng đƣợc các quan hệ kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp lớn có ý nghĩa quan trọng, thậm chí trong nhiều trƣờng hợp quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp quy mô nhỏ. Khi tranh thủ đƣợc những lợi thế của quy mô nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều hình thức hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp lớn. Nhà nƣớc cần xây dựng các chƣơng trình bổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển các mạng lƣới, liên kết kinh doanh theo bốn hình thức chủ yếu sau đây: Thứ nhất, liên kết doanh nghiệp theo hình thức mạng lƣới (network). Hình thức liên kết doanh nghiệp theo mạng lƣới thƣởng đƣợc xây dựng trên cơ sở chuyên môn hóa các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, các giai đoạn của quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ, phân phối sản phẩm. Mạng lƣới liên kết các doanh nghiệp từ quy mô nhà, vừa đến doanh nghiệp lớn thông qua quan hệ trao đổi thông tin, quan hệ giao dịch thƣơng mại (giữa ngƣời cung cấp và tiêu thụ), quan hệ thầu phụ công nghiệp, quan hệ mạng lƣới phân phối tiêu thụ hàng hóa... ặc trƣng của hình thức liên kết này là không cần sự gần gũi về địa lý giữa các doanh nghiệp và thƣờng đƣợc tổ chức trên cơ sở doanh nghiệp lớn là hạt nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các vệ tinh. Thứ hai, liên kết doanh nghiệp theo hình thức cụm công nghiệp (clusters), khu công nghiệp (industrial zones). Hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp là hình thức liên kết dựa trên yếu tố gần gũi về địa lý giữa các doanh nghiệp trong cùng
một khu vực. Phần lớn các quan hệ hợp tác doanh nghiệp kiểu này đƣợc hình thành tự phát không có sự tác động của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nƣớc trong việc chủ động phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là tiền đề quan trọng cho việc hình thành các kết cấu công nghiệp theo khu vực địa lý dạng này. Thứ ba, liên kết dƣới hình thức đối tác kinh doanh chiến lƣợc. ối với các doanh nghiệp lớn ở trong nƣớc, hình thức đối tác kinh doanh chiến lƣợc để liên kết với các doanh nghiệp nhà hiện nay chƣa đƣợc sử dụng nhiều, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đây lại là hình thức liên kết khá phổ biến. húng ta thấy rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang tạo ra một lƣợng việc làm rất lớn trong nền kinh tế trong khi các doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn hơn làm ăn không hiệu quả. Trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc hiện nay, hính phủ nƣớc ta cần xác định rõ và cả các biện pháp, chính sách hỗ trợ mối quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn. Mối quan hệ đó không chỉ đơn thuần là việc để các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp các đầu vào là nguyên liệu và đào tạo lao động cho doanh nghiệp lớn hoặc là đầu mối để phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp lớn, mà còn là mối quan hệ đối tác chiến lƣợc lâu dài trong quá trình đổi mới nền kinh tế, tránh cho nền kinh từ có những biến động đột ngột khi thực hiện cải cách doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5.2.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Trên thị trƣờng vốn, có khá nhiều phƣơng thức khác nhau để tiếp cận các nguồn
vốn đầu tƣ, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các doanh nghiệp là họ không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay nhận đƣợc sự tin tƣởng từ phía các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng nhƣ đẩy mạnh uy tín của doanh nghiệp là rất cần thiết để doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng. Xây dựng niềm tin và uy tín trong kinh doanh phải xuất phát từ tinh thần văn hóa, thể hiện ở việc nổ lực bảo vệ uy tín, thƣơng hiệu trong giao dịch và sản xuất kinh doanh, ở việc cố gắng đem cái tốt nhất của mình cống hiến cho khách hàng. ể tạo
dựng độ tin cậy, các doanh nghiệp cần minh bạch trong việc cung cấp thông tin ra thị trƣờng từ thông tin về báo cáo tài chính cũng nhƣ doanh nghiệp chứng minh đƣợc sự cam kết về các chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, lâu dài sẽ làm cho doanh nghiệp chiếm đƣợc lòng tin của các nhà đầu tƣ, khi đó chắc chắn việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Năng lực doanh nghiệp thể hiện qua khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng nhƣ sự nhạy bén trong kinh doanh. Cam kết tài chính của doanh nghiệp đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO…) bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tƣ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tƣ hiện tại và tƣơng lai, các chủ nợ… về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát