5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Techcombank
Cùng với kí kết hợp đồng hợp tác chiến lƣợc với Ngân hàng SHBC, Techcombank đã đƣợc đối phƣơng giúp đỡ rất nhiều và chuyển đổi thành công mô hình quản trị tín dụng của mình. Đây là lợi thế rất lớn của Ngân hàng Techcombank bởi lý do HSBC có hoạt động quả trị rủi ro chuyên nghiệp và chuẩn hóa. Để có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, Techcombank đã áp dụng một hệ thống quy trình thẩm định với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro cho ngân hàng. Techcombank luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ phân công, độc lập trong quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng và thƣờng xuyên giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập.
Đối với chất lƣợng phân tích tài chính của khách hàng, Techcombank đã xây dựng hệ thống quy trình phân tích phù hợp với điều kiện riêng của mình. Cụ thể:
- Quy định về việc tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ tài chính khách hàng cung cấp phải đảm bảo:
+ Đối với doanh nghiệp lớn có quy mô vốn chủ sở hữu trên 50 tỷ đồng. Báo cáo tài chính bắt buộc phải có xác nhận của Công ty kiểm toán độc lập
+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn dƣới 50 tỷ. Báo cáo tài chính phải đƣợc xác nhận của cơ quan thuế
- Quy định về trình tự thẩm định: Tại Chi nhánh, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng cung cấp, lập báo cáo thẩm định cho vay, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ
lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng. Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay gửi lên từ chi nhánh, gọi điện thoại kiểm tra trực tiếp thông tin từ khách hàng cung cấp, trƣờng hợp phát hiện dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển bộ phận kiểm tra thực tế đến tận nơi thẩm định khách hàng... Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất trình chuyên gia phê duyệt tín dụng.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Vietinbank
Từ năm 2011 trở về trƣớc, Vietinbank thực hiện theo mô hình quản lý tín dụng phân tán. Theo đó, các phòng khách hàng, phòng giao dịch tại chi nhánh thực hiện tất cả các bƣớc của quy trình đối với khách hàng đủ điều kiện trong mức ủy quyền phán quyết (Chi nhánh tìm kiếm, thẩm định, phê duyệt tín dụng, giải ngân, giám sát, thu hồi nợ), Phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh chỉ đóng vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số trƣờng hợp, chủ yếu ý kiến chỉ để cảnh bảo và có tính chất tham khảo. Trƣờng hợp vƣợt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện chi nhánh sẽ trình Hội sở tái thẩm định
Bƣớc sang năm 2012 Vietinbank có sự chuyển đổi mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, Phòng khách hàng tại chi nhánh và trụ sở chính chỉ có chức năng kinh doanh, thực hiện tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng, theo dõi hoạt động khách hàng và thực hiện thu hồi nợ mà không có chức năng thẩm định nhƣ trƣớc. Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp phòng Quản lý rủi ro đóng vai trò chủ yếu trong việc thẩm định để trình Ban lãnh đạo chi nhánh/Hội đồng tín dụng/Hội sở chính phê duyệt cho vay. Đây là bƣớc đổi mới tách biệt hẳn chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh.
Quy trình phân tích tài chính cũng chuyển đổi theo mô hình quản lý tín dụng, theo đó có sự tách bạch giữa cán bộ thu nhận hồ sơ và cán bộ phân tích tài chính, cán bộ rủi ro là ngƣời trực tiếp thẩm định, phân tích tài chính khách hàng nên ý kiến đánh giá độc lập, thể hiện sự chuyên môn hóa trong phân cấp quản lý đánh giá khách hàng, quy trình thẩm định tài chính khách hàng vay vốn tại Viettinbank đã đƣợc quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 02 bƣớc nhƣ sau:
- Phân tích khách hàng vay vốn: + Phân tích năng lực sản xuất + Phân tích năng lực tài chính
+ Phân tích phương án sản xuất kinh doanh + Phân tích về tài sản đảm bảo
Trên cơ sở đó, tùy theo từng khách hàng cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đƣa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Viettinbank có thể xem xét khả năng cho vay đối với từng khách hàng.
Về phƣơng pháp phân tích tài chính, tại Vietinbank sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khách hàng, ý kiến đánh giá các chỉ tiêu tài chính đối với từng khách hàng đều đƣợc đối chiếu với chỉ tiêu tài chính chuẩn của từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với chất lượng phân tích tài chính
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nƣớc về quy trình thẩm định tài chính khách hàng có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam “ BIDV ”
Một là: Xây dựng chuẩn hóa quy định về việc cung cấp hồ sơ tài chính từ phía khách hàng, đảm bảo hồ sơ tài chính cung cấp là minh bạch, rõ ràng và có những tiêu chuẩn riêng đối với từng quy mô doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro từ nguồn thông tin đầu vào.
Hai là: Xây dựng hoàn thiện quy trình phân tích, đảm bảo tính độc lập trong việc lập báo cáo thẩm định, cán bộ chuyên trách sẽ chuyên môn hóa nghiệp vụ, tập trung đƣợc thông tin, đánh giá đầy đủ mức độ rủi ro, cạnh tranh của các khách hàng, nâng cao hiệu suất làm việc
Ba là: Thƣờng xuyên đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ thẩm định, phân tích. Để năng cao năng lực phân tích tài chính, đánh giá khách hàng nhằm từng bƣớc xây dựng đội ngũ chuyên gia và phân tích.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Chất lƣợng phân tích tài chính của Khách hàng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại có đặc thù gì khác với chất lƣợng phân tích tài chính nói chung?
- Thực trạng chất lƣợng phân tích tài chính của khách hàng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Chi nhánh Nam Thái Nguyên trong 03 năm từ 2013-2015 nhƣ thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Chi nhánh Nam Thái Nguyên?
- Nội dung và các bƣớc trong quy trình phân tích tài chính của khách hàng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nam Thái Nguyên nhƣ thế nào? Đã phù hợp với thực trạng hoạt động và với bối cảnh hiện nay hay chƣa?
- Để nâng cao hiệu quả chất lƣợng thẩm định tài chính, cần phải có những giải pháp gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì điểm nghiên cứu ảnh hƣởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Chi nhánh Thái Nguyên là một ngân hàng lớn trên địa bàn. Đồng thời, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Chi nhánh Nam Thái Nguyên nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - một hệ thống Ngân hàng thƣơng mại đã có bề dày lịch sử hoạt động và là một Ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực cho vay với quy mô dƣ nợ tín dụng lớn trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, quy mô lớn nhỏ khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn
điểm nghiên cứu này sẽ rất phù hợp để tập trung nghiên cứu, đánh giá để đƣa ra giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chất lƣợng thẩm định tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng này.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập các số liệu đã công bố
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê trung ƣơng, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, các tài liệu do Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên với các tài liệu dùng từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo kết quả tài chính, Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nam Thái Nguyên trong các năm từ 2013 đến 2015.
2.2.2.2. Thu thập hỏi chuyên gia
Tham khảo ý kiến các lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng chuyên môn và các cán bộ trực tiếp tham gia chất lƣợng phân tích để thu thập các ý kiến đánh giá. Từ đó tổng hợp, rút ra các nhận xét tổng quát và đề ra đƣợc các giải pháp cho thời gian tiếp theo cũng nhƣ các kiến nghị cần thiết.
2.2.2.3. Thu thập số liệu mới
Đƣợc thu thập trực tiếp qua các cuộc điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh định kỳ của đơn vị.
* Mẫu điều tra
Khảo sát đƣợc thực hiện tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên: - Ban giám đốc Chi nhánh: 04 mẫu.
- Lãnh đạo các phòng liên quan đến phê duyệt tín dụng cho vay: 10 mẫu - Cán bộ thẩm định cho vay: 36 mẫu
Những mẫu chọn ra vừa đảm bảo tính đại diện cho đối tƣợng tham gia vào quy trình thẩm định.
* Mục tiêu của cuộc khảo sát
Cuộc khảo sát nhằm đánh giá chất lƣợng phân tích tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên
* Phƣơng pháp thực hiện
- Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành lựa chọn các đối tƣợng điều tra theo bảng sau:
Bảng 2.1: Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu
Đối tƣợng điều tra Số lƣợng mẫu Tỷ lệ (%)
Tổng số 50 100
Ban giám đốc 04 8
Lãnh đạo các phòng liên quan đến quy tình phê
duyệt tín dụng 10 20
Cán bộ thẩm định 36 72
Bảng 2.2: Số mẫu cá nhân điều tra theo các tiêu chí
(Điều tra 50 mẫu)
Tiêu chí
Giới tính Chuyên ngành đào tạo Trình độ học vấn Nam Nữ KT QTKD TC-NH Kinh tế TC CĐ Đại học Trên ĐH
Số mẫu 25 25 5 20 20 5 0 0 40 10
Tỷ lệ (%) 50 50 10 40 40 10 0 0 80 20
- Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: (i) Phần thông tin chung với các nội dung về: Trình độ chuyên môn, Chuyên ngành đào tạo, Giới tình; (ii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hiểu biết về chất lƣợng thẩm định tài chính khách hàng vay vốn, đánh giá về chất lƣợng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Những thông tin này đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể, để ngƣời đƣợc điều tra hiểu và trả lời chính xác
và đầy đủ.
Kết quả điều tra:
Bảng 2.3: Kết quả điều tra đánh giá về quy trình phân tích tài chính Tiêu chí Chƣa phù hợp Tƣơng đối phù hợp Phù hợp
Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng
Về quy trình phân tích 6 12% 35 80% 9 18% Về các nội dung và chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích 8 16% 28 56% 14 28% Về phƣơng pháp sử dụng để phân tích 5 10% 30 60% 15 30% Về thời gian quy định
thẩm định 35 70% 15 30%
Bảng 2.4: Kết quả điều tra đánh giá về chất lƣợng hồ sơ khách hàng cung cấp
Chỉ tiêu Cao Khá Trung bình
Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng
Về chất lƣợng hồ sơ cung cấp 6 10% 12 20% 32 70% Ảnh hƣởng chất lƣợng hồ sơ đến chất lƣợng báo cáo thẩm định 40 80% 5 10% 5 10%
Bảng 2.5: Kết quả điều tra về chất lƣợng báo cáo thẩm định tại BIDV CN Nam Thái Nguyên
Chỉ tiêu Trung bình Khá Tốt Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng
Trong việc tìm kiếm, khai
thác thông tin 20 40% 20 40% 10 20%
Trong việc tính toán các
chỉ số tài chính 25 50% 25 50%
Trong việc phân tích, ý
kiến đánh giá tài chính 8 16% 30 60% 12 24%
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập đƣợc các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin, mức
độ phù hợp của thông tin với nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó, sử dụng theo dạng trích dẫn nguyên bản hay trích dẫn có chọn lọc phù hợp với đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu trong từng phần nghiên cứu.
- Đối với thông tin sơ cấp: Sau khi hoàn thành thu thập thông tin sẽ đƣợc kiểm tra, phân loại theo từng chuyên mục của nội dung nghiên cứu. Sau đó, các thông tin sơ cấp đƣợc tổng hợp lại sử dụng trong từng mục đích nghiên cứu và phục vụ cho các kết luận của từng mục tiêu nghiên cứu.
Việc xử lý thông tin và số liệu đƣợc thực hiện bằng các phần mềm tin học thông dụng; Phƣơng pháp tổng hơp căn cứ vào kết quả điều tra, kết quả thu thập thông tin để tổng hợp cho phù hợp với mục đích nghên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê số liệu tổng hợp số liệu qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu thập qua các số liệu báo cáo thu thập đƣợc (từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết chuyên đề của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua các năm nghiên cứu và các tài liệu khác). Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra .
2.2.4.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh
* So sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 (2.1) Trong đó:
+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Yk Rk (%) = x 100 (2.2) Y Trong đó: