5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên trong gia
đoạn 2014 - 2015
3.1.2.1. Môi trường kinh doanh
Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2014-2015, mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng có chuyển biến, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Năm 2014 tăng trƣởng kinh tế GDP năm 2014 diễn biến tích cực, quý sau cao hơn quý trƣớc và cả năm đạt 5.98%. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trƣớc , đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm . CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục đƣợc thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trƣởng.
Năm 2015 là năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2015 ƣớc tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trƣởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc tính đạt 45,7 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhƣng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nƣớc tháng 12 năm 2015 tăng nhẹ 0,02% so với tháng trƣớc và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung cả năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng cả nƣớc mới tăng 0,63%; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là mức tăng tƣơng đối thấp kể từ năm 2001 đến nay. Nhƣ vậy, lạm phát cả năm 2015 chƣa đạt 1%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% mà Quốc hội đã đề ra. Khi CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nƣớc quản lý đƣợc tính đầy đủ theo cơ chế thị trƣờng.
Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng: CPI đang giữ đƣợc ở mức thấp và ổn định, Ngân hàng Nhà nƣớc có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ , giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành… nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích ngƣời tiêu dùng nhiều hơn, từ đó có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trƣởng.
Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều biện pháp khuyến khích các NHTM thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng gắn với bảo đảm chất lƣợng tín dụng và an toàn hệ thống. Nhƣng nhìn chung các giải pháp nhằm khơi thông tín dụng vẫn chƣa phát huy hết hiệu quả, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp, tình hình SXKD vẫn gặp nhiều khó khăn. Tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, thị trƣờng ngoại hối; tăng dự trữ ngoại hối; bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam.
Về giải quyết nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên lại đang có xu hƣớng tăng trở lại. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tăng cƣờng chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại có biện pháp phù hợp xử lý hiệu quả nợ xấu, tham gia cùng doanh nghiệp trong xử lý nợ xấu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), có phƣơng án xử lý hiệu quả đối với nợ xấu đã mua và tiếp tục mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tình hình kinh tế xã hội địa phƣơng những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động từ tình hình thế giới, trong nƣớc, song trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt kết quả khả quan. Đặc biệt, sự xuất hiện và đi vào hoạt động ổn định của Nhà máy Samsung Electronic đã mang lại cho tỉnh Thái Nguyên
tốc độ tăng trƣởng đáng ngƣỡng mộ trong 3 năm qua. Theo thống kê, Năm 2015 Thái Nguyên là tỉnh có quy mô sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong cả nƣớc tăng 97% so với năm 2014 đồng thời cũng là tỉnh có quy mô tăng trƣởng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất với tốc độ tăng là 39,7%.
Trên địa bàn cùng với việc cải cách hành chính và đặc biệt là những nỗ lực trong chính sách hỗ trợ và thu hút vốn đầu tƣ FDI của doanh nghiệp và tập đoàn lớn thế giới đã tạo ra cho tỉnh giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu tăng đột biến, và đặc biệt trong việc phát triển các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm, từ đó tạo ra các hiệu ứng phát triển vùng kinh tế. Và việc thành lập thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công là hệ quả tất yếu.
Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hiện tại đã có gần 20 ngân hàng cùng hoạt động. Riêng khu vực Sông Công, Phổ Yên nơi chi nhánh đóng trụ sở chính xung quanh hiện đã có các ngân hàng: Nông nghiệp, Công thƣơng, An Bình, Quân đội, Techcombank, Seabank, Sacombank, Shinhanbank (Hàn Quốc).... nên tình hình cạnh tranh rất gay gắt.
3.1.2.2. Kết quả hoạt động
Đề án thành lập Chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên đã đƣợc nhen nhóm từ năm 2008, do đó, liên tiếp trong năm 2009, năm 2010, BIDV thành lập 02 Phòng giao dịch tại thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên, do đó đã tạo đƣợc nền khách hàng nhất định, do đó, khi chính thức tách ra và hoạt động từ ngày 01/01/2014.
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Thái Nguyên các năm 2014-2015 T T Chỉ tiêu Năm 2014 (tỷđ) Năm 2015 (tỷđ) So sánh 2015/14 (%) A Chỉ tiêu kế hoạch KD (tỷ đồng)
1 Lợi nhuận trƣớc thuế (LNTT) 44,9 76,55 70,5 3 Huy động vốn cuối kỳ (CK) 2.132 2.699 26,6 4 Huy động vốn bình quân (BQ) 780 2.171 30,9 5 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 2.113 2.989 41,4 6 Dƣ nợ tín dụng bình quân 1.749 2.557 46,2
B Cơ cấu hoạt động tín dụng (tỷ đồng)
1 Dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp 1.782 2.246 26 2 Dƣ nợ tín dụng bán lẻ 331 743 124,5
C Cơ cấu chất lƣợng tín dụng
1 Tỷ lệ dƣ nợ nhóm II/TDN (%) 0,088 0,091 3,4 2 Tỷ trọng dƣ nợ TDH/TDN (%) 36,7 30,9 -16 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0,041
4 Dƣ nợ xấu (tỷ đồng) 0 1.250
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Nam Thái Nguyên các năm 2014-2015)
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ tín dụng giai đoạn 2014- 2015 của BIDV Nam Thái Nguyên
Sau hơn hai năm hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, hoạt động của chi nhánh tăng vọt cả về quy mô và hiệu quả. Lợi nhuận trƣớc thuế tăng từ 44,9 tỷ đồng của năm 2014 lên 76,55 tỷ đồng của năm 2015, số tăng tuyệt đối tƣơng ứng 31,65 tỷ đồng tƣơng ứng 70,5%. Đóng góp vào kết quả này là sự tham gia của các mảng kinh doanh cụ thể sau:
Về huy động vốn
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn của BIDV Nam Thái Nguyên các năm 2014 - 2015 Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 2015/2014 (+/-) * Tổng Nguồn vốn huy động 2.131,93 2.672,57 26,63% - Tiền gửi ĐCTC 108,51 166,46 53,40% - Tiền gửi TCKT 1.547,01 1.547,65 1,79% - Tiền gửi dân cƣ 476,41 958,46 101,18%
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 Năm 2014 Năm 2015 Dƣ nợ tín dụng bán lẻ 331 743 Dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp 1.782 2.246 1.782 2.246 331 743 Tỷ đồ n g
* Cơ cấu nguồn vốn 100% 100%
- Tiền gửi ĐCTC 5,09 6,17 1,08% - Tiền gửi TCKT 72,56 58,33 -14,23% - Tiền gửi dân cƣ 22,35 35,50 13,16%
* Nguồn vốn huy động BQ 780,10 2.171,48 178,36%
- Tiền gửi bình quân ĐCTC 134,47 128,85 -4,18% - Tiền gửi bình quân TCKT 246,06 1.256,96 410,83% - Tiền gửi bình quân dân cƣ 785,67 399,57 96,63%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2014-2015 BIDV Nam Thái Nguyên)
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu số dư tiền gửi bình quân giai đoạn 2014 - 2015 của BIDV Nam Thái Nguyên (tỷ đồng)
- Huy động vốn bình quân năm 2015 đạt 2,171.5 tỷ tăng 178.36% so với đầu năm - Huy động vốn cuối kỳ đạt 2,699.6 tỷ đồng vƣợt 54.22% so với kế hoạch và tăng 26.63% so với năm 2014, tuyệt đối tăng 568 tỷ đồng. Trong đó:
- Tiền gửi định chế tài chính: 166,46 tỷ 6,17% trong tổng nguồn vốn, tăng 53,4% so với đầu năm. Huy động vốn ĐCTC bình quân đạt 128,85 tỷ giảm 4,18% so với đầu năm.
- Tiền gửi TCKT đạt 1.574,65 tỷ tăng 1,79% so với đầu năm vƣợt 24,09% kế hoạch giao và chiếm 58,33% tổng nguồn vốn. Huy động vốn bình quân từ TCKT đạt 1.256,96 tỷ tăng 410,83% so với năm 2014, hoàn thành 97,21% kế hoạch giao.
- Tiền gửi dân cƣ đạt 958,46 tỷ chiếm 35,5% tổng nguồn vốn tăng 101,18%
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Năm 2014 Năm 2015
- Tiền gửi bình quân ĐCTC
- Tiền gửi bình quân TCKT
- Tiền gửi bình quân dân cƣ
so với đầu năm và hoàn thành 92,07% kế hoạch. Huy động vốn bình quân từ dân cƣ đạt 785,67 tỷ tăng 96,63% so với năm 2014, hoàn thành 99,08% kế hoạch giao.
- Nguồn vốn huy động năm 2015 đã đạt tốc độ tăng trƣởng tốt so với đầu năm 26,63%.
- Việc nguồn tiền gửi không kỳ hạn có Nim cao tăng mạnh góp phần làm tăng thu nhập ròng từ huy động vốn cho chi nhánh.
Về hoạt động tín dụng
Cơ cấu hoạt động tín dụng: tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014, tổng dƣ nợ chi nhánh đạt 2.113 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ cho vay doanh nghiệp đạt 1.782 tỷ. Đến năm 2015 tổng dƣ nợ đạt 2.989 tỷ đồng tăng 41,4% so với 2014 (số tuyệt đối là 876 tỷ đồng), dƣ nợ cho vay doanh nghiệp 2.246 tỷ đồng tăng 26%
Dƣ nợ bình quân năm 2015 đạt 2.557 tỷ đồng tăng 46,2,7% so với năm 2014. Trong đó dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp bình quân đạt 1.981 tỷ đồng tăng 11,2% so với năm 2014. Tổng doanh số cho vay năm 2015 đạt 4.797tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 3.920 tỷ đồng. Dƣ nợ tín dụng trung dài hạn năm 2015 đạt 925 tỷ đồng tăng 18,7% so với năm 2014 và chiếm 30,9% tổng dƣ nợ.
- Năm 2015, chất lƣợng tín dụng đảm bảo ở mức thấp là 0,041% tƣơng ứng là 1,25 tỷ đồng, nợ nhóm II chiếm tỷ trọng nhỏ với tỷ lệ 0,09% tổng dƣ nợ.
Về hoạt động dịch vụ
BIDV Nam Thái Nguyên do mới đi vào hoạt động đƣợc hơn hai năm, địa bàn mới, thị trƣờng mới nên gặp phải rất nhiều khó khăn, hoạt động dịch vụ còn rất nhỏ, số phí thu đƣợc ít. Các doanh nghiệp mới chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng nhiều các dịch vụ nhƣ thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại, mua bán ngoại tệ... hầu nhƣ chƣa có. Do đó, thu dịch vụ ròng năm 2014 của BIDV Nam Thái Nguyên còn nhiều hạn chế: năm 2014 đạt 5,64 tỷ đồng, năm 2015 đạt 9,18 tỷ đồng bao gồm thu từ hoạt động thanh toán, từ kinh doanh ngoại tệ và phái sinh, thu phí ATM, thu từ BSMS, IBMB, phí bảo hiểm, phí bảo lãnh...