.1 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu các công trình trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 31 - 43)

Biến Tác giả KQ NC Biến phụ thuộc Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

García & Martínez (2004)

Pouraghajan & Emamgholipourarchi (2012) Nguyễn Ngọc Hân (2012)

Võ Xuân Vinh (2013) Mustafa Afeef (2011) Bagchi & Khamrui (2012)

Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio Gerab (2011)

Pedro Juan García-Teruel, Pedro Martínez- Solano (2007) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Ahmad Ahmadpour, Mohammad Javad Zare Keramatollah Heydari Rostami (2012) Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio Gerab (2011) Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh

GOP Lazaridis & Tryfonidis (2006)

Lợi

nhuận/Doa nh thu

ROS Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio

Gerab (2011) Biến độc lập Kỳ thu tiền bình quân ACP

García & Martínez (2004) Lazaridis & Tryfonidis (2006)

Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) Võ Xuân Vinh (2013)

Nguyễn Ngọc Hân (2012)

Bagchi & Khamrui (2012) 0

Pouraghajan & Emamgholipourarchi (2012) (N/A) DAR Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio

Gerab (2011) (-)

AR Pedro Juan García-Teruel, Pedro Martínez-

Solano 2007 (-)

Số ngày tồn kho

IT

García & Martínez (2004)

Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) Lazaridis & Tryfonidis (2006)

Võ Xuân Vinh (2013)

(-)

Pouraghajan & Emamgholipourarchi (2012) (N/A)

Bagchi & Khamrui (2012) 0

DI Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio Gerab (2011)

(+) ROS

ICP Nguyễn Ngọc Hân (2012) (-)

INV Pedro Juan García-Teruel, Pedro Martínez-

Solano (2007) (-)

Kỳ trả tiền

bình quân APP

García & Martínez (2004) Lazaridis & Tryfonidis (2006)

Pedro Juan García-Teruel, Pedro Martínez- Solano (2007)

(-)

Pouraghajan & Emamgholipourarchi (2012) N/A Bagchi & Khamrui (2012)

Võ Xuân Vinh (2013) 0

Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010)

Chu kỳ luân chuyển tiền

CCC

García & Martínez (2004)

Pouraghajan & Emamgholipourarchi (2012) Lazaridis & Tryfonidis (2006)

Bagchi & Khamrui (2012)

Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) Pedro Juan García-Teruel, Pedro Martínez- Solano (2007)

Nguyễn Ngọc Hân (2012)

(-)

DWC Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio Gerab (2011) (+) ROS Biến kiểm soát Quy mô doanh nghiệp SIZE

Ahmad Ahmadpour, Mohammad Javad Zare (2012)

Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014)

(-)

SIZE

Adeel Mumtaz và ctg (2011) Sajid Gul và ctg (2013)

Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko- Baasi (2013)

(+)

LNS Mustafa Afeef (2011) n/a

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

SGRO

W García & Martínez (2004) (+)

SG Lazaridis & Tryfonidis (2006) (+) SG Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-

Baasi (2013) n/a

Tỷ số thanh toán hiện thời

CR

Ahmad Ahmadpour, Mohammad Javad Zare (2012)

Võ Xuân Vinh (2013)

(+)

CR

Mustafa Afeef (2011)

Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014)

Tỷ lệ nợ

DR Ahmad Ahmadpour, Mohammad Javad Zare

(2012) (+)

DR

Sajid Gul và ctg (2013)

Hong Yuh Ching, Ayrton Novazzi, Fábio Gerab (2011) (-) Tỷ số tài chính trên tổng tài sản

FATA Ahmad Ahmadpour, Mohammad Javad Zare

(2012) (-)

FAR

Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014)

Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010)

n/a

FA Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-

Baasi (2013) (+) Tổng sản phẩm quốc nội GDP Adeel Mumtaz và ctg (2011)

Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko- Baasi (2013) (+) Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CATA

R Pouraghajan & Emamgholipourarchi (2012) (+)

Đòn bẩy

LEV Adeel Mumtaz và ctg (2011) (-)

LEV Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên

(2014) n/a

FL Mustafa Afeef (2011) n/a

Doanh số bán hàng

SALE Adeel Mumtaz và ctg (2011) (+)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ghi chú: (-) Quan hệ nghịch biến (+) Quan hệ đồng biến (n/a) Không nghiên cứu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về việc quản trị vốn lưu động có tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhìn chung các tác giả đều sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản để đo lường tác động chính sách vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, phần lớn các nghiên cứu khi tìm hiểu về bốn biến số “Kỳ thu tiền bình quân”, “Kỳ trả tiền bình quân”, “Số ngày tồn kho”, và “Chu kỳ luân chuyển tiền mặt” đều tìm thấy ảnh hưởng ngược chiều của các yếu tố này đến lợi nhuận của công ty. Chỉ một số ít các nghiên cứu tìm thấy tác động cùng chiều, ví dụ như Sharma và Kumar (2011) phát hiện “Kỳ thu tiền bình quân” tác động dương tới lợi nhuận hay Mathuva (2010) cũng tìm thấy ảnh hưởng tương tự của “số ngày tồn kho”.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước được trình bày trong chương 2. Ở chương này tác giả thực hiện nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dựa trên nghiên cứu đã được thực hiện ở India: Sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của doanh nghiệp - Bằng chứng thực nghiệm ở Ấn Độ. Vận dụng phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả A.K. Sharma & Satish Kumar đã sử dụng trong nghiên cứu ở India, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu và sử dụng để tiến hành phân tích tại Việt Nam. Toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý trên phần mềm Stata.

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Cơ sở xây dựng mô hình

Căn cứ vào các nghiên cứu trước cho thấy, các thành phần của quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ trả tiền bình quân. Ngoài ra, các nghiên cứu trước còn tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) đến lợi nhuận.

Nhằm xác định những thành phần nào của vốn lưu động có ảnh hưởng đến lợi nhuận (ROA) của các doanah nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước tiên, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu là các lãnh đạo của những doanh nghiệp ngành thực phẩm và nhà nghiên cứu. Tổng hợp kết quả tham vấn, đa số các chuyên gia2

đều cho rằng: các thành phần của quản trị vốn lưu động được lược khảo trong các nghiên cứu trước (gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ trả tiền bình quân) là những yếu tố chính và phù hợp với thực tiễn ngành thực phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thành viên của nhóm thảo luận lưu ý nên đưa thêm một số biến khác nhằm phù hợp với đặc thù của ngành và cũng sẽ tạo điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước. Cụ thể:

2

- Bổ sung biến độc lập: tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp

- Bổ sung các biến kiểm soát: tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (thông qua tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp), khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Đây là các biến đã được một số nghiên cứu đưa vào phân tích nhưng chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là các yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả đưa vào nghiên cứu trong bài luận văn này.

3.1.2 Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm. Tác giả sử dụng biến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA) làm biến phụ thuộc. Sau đó tiến hành hồi quy lần lượt các biến giải thích gồm: kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (IT), kỳ trả tiền bình quân (APP), tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CCE) với biến phụ thuộc để thấy rõ từng mối tương quan nhằm đưa ra gợi ý cho các nhà quản trị để cải thiện lợi nhuận của công ty đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Bên cạnh đó, dựa trên nghiên nghiên cứu của nhóm tác giả A.K. Sharma & Satish Kumar, tác giả chọn các biến sau làm biến kiểm soát bao gồm: quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (GRO ), khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Vì vậy mô hình nghiên cứu dự kiến có phương trình như sau:

ROAit= β0 + β1 ACPit + β2 ITit + β3 APPit + β4 CCEit + β5 SIZEit + β6 GROWit + β7 CRit + β8 GDPt + β9 INFt + εit

Trong đó:

Biến phụ thuộc ROA: tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Biến độc lập: quản trị vốn lưu động bao gồm: ACP, IT, APP, CCE, đây là bốn biến quan trọng của nghiên cứu.

Biến kiểm soát: Ngoài các thành phần của vốn lưu động được xem xét có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tác giả còn sử dụng thêm các biến kiểm soát có tác động đáng kể đến lợi nhuận: SIZE, GRO , CR, INF.

β1,β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9: các hệ số tương ứng với các biến trong mô hình. i: ký hiệu cho công ty, t ký hiệu cho năm, εit: sai số theo không gian và thời gian

Các biến trong mô hình nghiên cứu

Để phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nghiên cứu này sử dụng các biến dựa trên nghiên cứu của A.K. Sharma & Satish Kumar nghiên cứu về sự tác động của quản trị vốn luân chuyển (AR, INV, AP, CCC) đến khả năng sinh lợi (ROA) của các doanh nghiệp phi tài chính. Các biến sử dụng bao gồm biến phụ thuộc, một số biến độc lập và biến kiểm soát.

Biến số phụ thuộc

Trong các nghiên cứu trước đây, cách để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu sử dụng khác nhau. Deloof (2003) sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp trên tổng tài sản chính (GPA). Gamze Vural & ctg (2012), Pouraghajan & ctg (2012) thì sử dụng biến giá trị doanh nghiệp (Tobin’s Q). Để phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, trong bài luận văn này tác giả sử dụng biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Theo tác giả Padachi (2006) thì đây là một thước đo tốt vì nó liên quan đến khả năng sinh lợi hay nói cách khác là lợi nhuận của công ty trên tổng tài sản.

Biến số ROA vốn được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Trong nghiên cứu này, ROA được tính bằng cách sử dụng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản nó cho biết công ty đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản. Cách tính này cho cách nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng tổng tài sản và vì thế nó được các nhà tài trợ nợ vay ưa thích sử dụng.

Biến độc lập

(i) Kỳ thu tiền bình quân – ACP: thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền từ khách hàng. Công ty càng rút ngắn kỳ thu tiền bình quân có nghĩa là càng thắt chặt các chính sách tín dụng sẽ đảm bảo công ty thu được tiền về nhanh chóng đảm bảo cho các hoạt động đầu tư sinh lời. Biến này được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Padachi (2006), Sharma &

Kumar (2011)….. và đều tìm thấy ảnh hưởng âm của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp tức là vòng quay khoản phải thu thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém đi do bị chiếm dụng vốn nhiều. Nhưng ngược lại, kỳ thu tiền bình quân quá cao thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng kỳ thu tiền bình quân có tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận của công ty.

Biến số này được xác định như sau:

ACP = 365/(Vòng quay các khoản phải thu) = 365/(Doanh thu/ bình quân

khoản phải thu)

(ii) Kỳ trả tiền bình quân – APP: là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán. Khi kéo dài thời gian trả cho người bán, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn tạm thời để dầu tư nhằm tăng lợi nhuận. Mặt khác nếu kéo dài thời gian thanh toán quá lâu có thể làm mất uy tín của công ty, làm giảm khả năng sinh lời. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có hai kết quả về tác động của kỳ trả tiền bình quân đến lợi nhuận. Có nghiên cứu tìm ra mối tương quan cùng chiều như Mathuva (2010), Bagchi & Khamrui (2012). Tuy nhiên một số nghiên cứu khác như Mustafa Afeef (2011), Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) lại cho thấy kết quả ngược lại. Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng kỳ thanh toán bình quân có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp.

Biến số này được xác định như sau:

APP = 365/(Vòng quay các khoản phải trả) = 365/(Giá vốn hàng bán/Bình

quân khoản phảitrả)

(iii) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho – IT: là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những thành phẩm này. Việc rút ngắn vòng quay hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty. Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể bán, thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hóa còn đang trong quá trình sản xuất. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm thường dẫn

đến tình trạng có quá nhiều vốn bị chôn trong hàng tồn kho. Việc này gây tốn nhiều chi phí ngoài ra công ty cũng mất đi cơ hội đầu tư vào phương án kinh doanh khác nếu vốn nằm trong hàng tồn kho quá nhiều. Phần nhiều các nhà nghiên cứu, như Samiloglu & Demirgunes (2008), Sharma & Kumar (2011), đều tìm thấy ảnh hưởng âm của kỳ luân chuyển hàng tồn kho tới lợi nhuận. Trong khi đó Bagchi & Khamrui (2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của biến số này tới lợi nhuận công ty. Nghiên cứu này kỳ vọng IT tác động ngược chiều tới biến phụ thuộc ROA.

Biến số này được xác định như sau:

IT = 365/(Vòng quay hàng tồn kho ) = 365/(Doanh thu/Bình quân hàng tồn kho)

(iv) Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt – CCE: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của quỹ tại thời điểm báo cáo, các khoản tương đương tiền được coi là những tài sản quay vòng nhanh, nó có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải chi. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Biến số này được xác định như sau:

CCE = Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng tài sản

Lý do tác giả chọn biến CCE làm biến độc lập vì tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng dấu dương tới biến phụ thuộc ROA.

Biến kiểm soát

(i) Quy mô doanh nghiệp – SIZE

Quy mô công ty tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn thì sản xuất hang hóa càng nhiều và mạng lưới kinh doanh càng rộng, do đó lượng hàng hóa bán ra được nhiều dẫn đến lợi nhuận càng tăng (Gul & ctg, 2013). Nghiên cứu này tác giả kỳ vọng SIZE tác động cùng chiều tới ROA.

Biến số này được xác định bằng Logarit của doanh thu.

(ii) Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp – GROW

Đây là biến số tăng trưởng của doanh nghiệp. Đối với các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển thì biến số tăng trưởng được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản). Tuy nhiên, theo Budia và cộng sự (2000) thì đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi có thị trường chứng khoán còn kém phát triển thì phải sử dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu để đo lường biến số này. Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, kỳ vọng dấu (+)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)