Các biến trong mô hình Ký hiệu Dấu dự báo của tác giả
Dấu của những nghiên cứu trước Biến độc lập
Kỳ thu tiền bình quân ACP (ngày) (-) (-)
Kỳ luân chuyển hàng tồn
kho IT(ngày) (-) (-)/(+)
Kỳ trả tiền bình quân APP (ngày) (-) (-)/(+)
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt CCE (ln) (+) n/a
Biến kiểm soát
Quy mô doanh nghiệp SIZE (+) (+)
Tốc độ tăng trưởng doanh
nghiệp GROW (+) (-)/(+)
Khả năng thanh toán hiện
hành CR (+) (+)
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP (+) (-)/(+)
Tỷ lệ lạm phát INF (+) (+)
Ghi chú: (-) Quan hệ nghịch biến (+) Quan hệ đồng biến (n/a) Không nghiên cứu
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên nền tảng nghiên cứu và các bằng chứng thực nghiệm của García và Martínez (2004), Lazaridis và Tryfonidis (2006), Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010), Pouraghajan và Emamgholipourarchi (2012), Bagchi và Khamrui (2012), A.K. Sharma & Satish Kumar (2011) cũng như áp dụng tình hình thực tế ở Việt Nam, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H1: Có sự tác động ngược chiều của kỳ thu tiền bình quân tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H2: Có sự tác động ngược chiều của kỳ trả tiền bình quân tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H3: Có sự tác động ngược chiều của kỳ thu luân chuyển hàng tồn kho tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H4: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Một trong những yếu tố then chốt và quyết định đến thành công của nghiên cứu trong đề tài này là việc lựa chọn và sử dụng số liệu để phân tích, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng sao cho hợp lý nhất. Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thuộc nhóm ngành thực phẩm. Thời gian nghiên cứu kéo dài 7 năm, giai đoạn 2009 – 2015.
Các công ty được chọn trong mẫu phải hoạt động liên tục trong giai đoạn điều tra và có đầy đủ các thông tin về kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ trả tiền bình quân, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Do đó các công ty thiếu thông tin sẽ được loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu. Với tổng số 27 công ty thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tác giả đã loại bỏ 1 công ty (Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa) vì lí do tới thời điểm nghiên cứu chưa có dữ liệu năm 2015. Mẫu nghiên cứu cuối cùng tác giả chọn là 26 công ty trong 7 năm bao gồm 182 quan sát3.
3.4 Các bước kiểm định mô hình
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu năm 2011 của A.K. Sharma và Satish Kumar trong bài: Sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của doanh nghiệp - Bằng chứng thực nghiệm ở Ấn Độ.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy
tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF).
Tiếp theo, nếu không có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng phương pháp này rất hữu dụng nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm thống kê chuyên ngành Stata để phân tích. Từ kết quả kiểm định, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để thực hiện nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 26 công ty trong ngành thực phẩm. Chương này cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các khái niệm nghiên cứu và kiểm nghiệm mô hình lý thuyết. Bên cạnh đó cũng đưa ra cách đo lường các biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình. Trong đó, tác giả kỳ vọng các thành phần của vốn lưu động như ACP, IT, APP tác động ngược chiều và CCE tác động cùng chiều với ROA. Các biến kiểm soát SIZE, GRO , CR, GDP, INF tác động cùng chiều với ROA.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các khái niệm nghiên cứu và kiểm nghiệm mô hình lý thuyết, cách đo lường các biến trong mô hình. Chương 4 tập trung vào phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích mô hình hồi quy tuyến tính từ các số liệu thu thập được theo phương pháp nghiên cứu đã đề ra. Bên cạnh đó chương này cũng trình bày các nhận xét trong quá trình phân tích nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu về tác động của vốn lưu động đến lợi nhuận của công ty.
4.1 Một số đặc điểm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. Việt nam.
Ngành thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn với xu hướng Âu hóa. Cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá cao và thu nhập của người dân đang ngày càng tăng lên, Việt Nam trở thành một trong những thị trường có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành bán lẻ thực phẩm. Hiện nay đã xuất hiện các công ty đa quốc gia khổng lồ thâm nhập vào thị trường Việt Nam phát triển theo mô hình siêu thị như Metro Cash & Carry và Big C... Mô hình hiện đại này ngày càng thu hút người tiêu dùng Việt Nam và tạo cơ hội để người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm nhập khẩu làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho các công ty ngành thực phẩm của Việt Nam.
Bảo đảm an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà từ lâu đã được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ giống nòi và còn ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm đã từng bước đáp ứng nhiều sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Theo Báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam tháng 06/2014 thì trong năm 2013, Việt Nam sản xuất được 44 tỷ USD các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lương thực thực phẩm bao gồm trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi. Ngoài ra Việt Nam nhập khẩu 6,5 tỷ USD các nguyên liệu đầu vào quan trọng như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sữa, hải sản, dầu ăn và chất béo, lúa mì, trái cây và rau quả cho ngành thực phẩm. Trong
năm, giá trị sản xuất lương thực thực phẩm của Việt Nam ước tính đạt hơn 52,1 tỷ USD trong đó tiêu thụ trong nước chiếm 66,8%, đạt 38,4 tỷ USD, còn lại là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (thủy sản, gạo, cà phê, hạt điều,...) đạt kim ngạch 17,3 tỷ USD. Nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo Bộ công thương, ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng. Ước tính lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP cho thấy đây là một ngành công nghiệp tiềm năng.
Nhu cầu tiêu dùng được cải thiện giúp các doanh nghiệp thực phẩm tăng trưởng doanh thu nhưng chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm. Theo thống kê của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect, tổng lợi nhuận sau thuế toàn ngành đạt 8.532 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với một năm trước. xét về lợi nhuận, năm qua Masan giảm gần 66%, xuống còn gần 430 tỷ đồng lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ và là doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi mạnh nhất. Ngoài Masan, hai đơn vị khác cũng thuộc top những doanh nghiệp sụt lãi mạnh nhất đều thuộc lĩnh vực sản xuất đường. Theo đó, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (Mã CK: BHS) chỉ thu lãi sau thuế cổ đông 38,8 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 70%.
Doanh thu giảm trong khi trị giá vốn tăng so với một năm trước là yếu tố khiến lợi nhuận doanh nghiệp này co lại. Theo lý giải từ Đường Biên Hòa, chi phí tài chính tăng gấp đôi cũng là nguyên nhân làm sụt lãi công ty. Trong khi đó, hoạt động tài chính chỉ thu về giảm so với cùng kỳ. Cũng với những yếu tố tác động như trên, lãi năm qua của Công ty Đường Kontum (Mã CK: KTS) chỉ còn 13 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là giá đường thấp, dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh. Ngược lại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) dẫn đầu về lợi nhuận . Đây cũng là một trong những doanh nghiệp báo lãi nghìn tỷ đầu tiên trên sàn chứng khoán và không có khoản vay ngắn hạn nào ở ngân hàng. Tính chung hơn 90% lợi nhuận ngành thực phẩm được đóng góp từ 4 doanh nghiệp Vinamilk, Masan, Vinacafe Biên Hòa và Kinh Đô. Tuy lợi nhuận của ngành giảm nhưng so sánh với mặt bằng chung thì lãi của các doanh nghiệp ngành thực phẩm vẫn được coi là khả quan hơn những ngành khác. Việc đảm bảo được lãi
trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn thì đó cũng được coi là một thành công lớn của ngành.
Việt Nam gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) tạo cơ hội lớn để phát triển kinh tế nhưng cũng đi kèm với nó là những thách thức không nhỏ. TPP cho phép các nước thành viên có mức thuế miễn phí khi giao dịch giữa các thành viên với nhau. Như vậy, do Việt Nam có giới hạn về biện pháp kiểm tra vệ sinh (SBS), rào cản kỹ thuật (yêu cầu về bao bì, ghi chép, hậu cần) và các biện pháp phòng vệ thương mại (TBT) (chống bán phá giá, chống trợ cấp), thị trường thực phẩm trong nước sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao từ các nước TPP có kỹ thuật – công nghệ, chất lượng và thậm chí giá cả hơn hẳn.
4.2 Phân tích thống kê mô tả các biến
Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả của 26 doanh nghiệp ngành thực phẩm trong giai đoạn 2009 – 2015 với 182 quan sát. Bảng thống kê này cho thấy tổng số mẫu quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến trong nghiên cứu: