Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROAit 0,1010341 0,1173045 -0,6455 0,7759 ACPit 27,22331 27,41631 0 210,171 ITit 57,82255 50,86904 0,6594 430,724 APPit 18,33909 13,71213 0,0005 63,1979 CCEit 0,1704418 0,1485261 0,0045 0,6515 SIZEit 20,51498 1,311285 17,85856 24,41215 GROWit 0,1768005 0,3930396 -0,6742 3,4542 CRit 2,199232 1,872226 0,4632 16,172 GDPit 0,0591286 0,0052277 0,0525 0,0668 INFit 0,0785571 0,0520138 0,0063 0,1868
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 4.1 mô tả tổng quan về giá trị trung bình, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong toàn bộ mẫu khảo sát. Cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trung bình trong toàn bộ mẫu khảo sát là 10,10%, con số này tương đối thấp. Trong nghiên cứu của A.K. Sharma và Satish Kumar (2011), ROA của các công ty trong mẫu nghiên cứu ở Ấn Độ là 19,76%. ROA cho thấy bên cạnh những công ty kinh doanh có hiệu quả cũng còn khá nhiều công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 77,59% của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, thấp nhất là -64,55% thuộc về công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long. Kết quả này cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có biến động mạnh của ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Kỳ thu tiền bình quân trung bình trong toàn bộ mẫu là 27 ngày với độ lệch chuẩn 27,42 ngày. Thời gian thu tiền cao nhất là 210 ngày (7 tháng) và thấp nhất là 0 ngày. Trong những nghiên cứu trước, Adeel Mumtaz và ctg (2011) tìm ra giá trị trung bình của ACP là 39,3 ngày, trong nghiên cứu của Sam Ngwenya (2012) cho kết quả giá trị trung bình là 192 ngày.
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình trong toàn bộ mẫu khảo sát là 58 ngày với độ lệch chuẩn là 51 ngày. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 98 ngày. Kết quả này cho thấy phù hợp với đặc thù ngành thực phẩm phải thường xuyên duy trì mức tồn kho tương đối để đáp ứng nhu cầu thị trường. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho có sự chênh lệch cao giữa giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất. Theo nghiên cứu của Sam Ngwenya (2012) cho kết quả giá trị trung bình là 123 ngày, Adeel Mumtaz và ctg (2011) tìm ra giá trị trung bình của IT là 69,2 ngày.
Trung bình các công ty trong mẫu để 18 ngày mới thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Kỳ thanh toán bình quân dao động từ 0,0005 ngày đến 63,19 ngày. Ở các nước trên thế giới, kỳ phải trả cũng rất khác nhau, Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo (2013) tìm thấy trong ngành xây dựng ở Kenya là 96,5 ngày. Annie Waithaka (2010) tìm thấy trong ngành nông nghiệp ở Kenya là 120,75 ngày. A.K. Sharma và Satish Kumar (2011) cho kết quả giá trị trung bình 660 ngày của các doanh nghiệp phi tài chính ở Bombay. Sự khác biệt này là do đặc điểm mỗi ngành khác nhau và tình hình kinh tế của mỗi nước khác nhau.
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty trong mẫu dao động từ 0,45% đến 65,15%, trung bình là 17,04%. Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ nắm giữ tiền mặt các công ty ở Việt Nam của Phạm Ngọc Thiện (2014) thì tỉ lệ nắm giữ tiền mặt là 16,661% và của Phạm Hữu Tín (2014) là 13,69%.
Quy mô doanh nghiệp trung bình là 20,51 tương đồng với nước đang phát triển Kenya là 15,22 (Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo (2013)). Theo kết quả của A.K. Sharma và Satish Kumar (2011) trung bình là 57,9. Sự chênh lệch quy mô của các công ty trong mẫu không quá lớn dao động từ 17,86 đến 24,41.
Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015 có tốc độ tăng trưởng trung bình 17,68%. Đây là mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) có giá trị trung bình 2,2, sự chênh lệch giữa công ty có khả năng thanh toán tốt nhất và xấu nhất khá lớn. Trong khi có công ty chỉ giữ khả năng thanh toán hiện hành là 0,46 thì có công ty lại giữ tỷ lệ này lên 16,17. Giữ tỷ số thanh toán hiện hành cao là một chính sách nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, đồng thời đem lại niềm tin cho cổ đông và nhà cung cấp khi họ nhìn thấy nguồn lực tài chính vững mạnh của công ty.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP trong giai đoạn 2009 – 2015 dao động trong khoảng từ 5,3% đến 6,7%, trung bình ở mức 5,9%. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt (tỷ lệ GDP tăng ở mức vừa phải) sẽ giúp cho hoạt động của công ty thuận lợi, gia tăng lợi nhuận và ngược lại.
Tỷ lệ lạm phát trung bình là 7,8%. Trong số các ngành với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gia tăng như tiện ích, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe thì ngành thực phẩm thường xuyên có chỉ số CPI hàng quý âm, cho thấy thực phẩm là một lĩnh vực chính yếu để kiềm chế lạm phát chung.
4.3 Phân tích tương quan
Hệ số tương quan giải thích mối quan hệ giữa hai biến. Nó cho thấy sự thay đổi của biến này là do sự thay đổi của biến khác (Kohler, 1994). Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Trị tuyệt đối của hệ số càng gần 1 thể hiện mối tương quan càng cao. Giá trị âm thể hiện mối tương quan ngược chiều (Nguyễn Trọng Hoài và
ctg, 2009). Bảng 4.2 cho thấy ma trận phân tích hệ số tương quan Pearson. Phân tích này giúp xác định các mối quan hệ tồn tại giữa các biến độc lập hoặc biến giải thích.