Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 51)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Các vấn đề lý luận liên quan đến kê khai, quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai thuế ?

- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Nội dung của ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế gồm những gì? - Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kê khai, quản lý thuế và ứng dụng CNTT tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên?

- Cần đưa ra những quan điểm, giải pháp, đề xuất gì để thực hiện nâng cao công tác ứng dụng CNTT tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì địa điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện toàn bộ cho địa bàn nghiên cứu.

Công tác kê khai, quản lý thuế đang là vấn đề cấp bách nhất trong công cuộc cải cách hiện đại hoá ngành thuế nên tác giả chọn địa bàn Văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên để làm địa điểm nghiên cứu của đề tài.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo, các báo cáo tổng kết từ năm 2012-2015, các công trình khoa học và các bài viết liên quan đến Bộ tài chính, Tổng cục thuế, các Cục thuế bạn nhằm cung cấp những lý luận liên quan tới công tác kê khai, nộp thuế và quản lý thuế hiện nay.

Tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các tài liệu, số liệu đã được công bố của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, Cục thuế Thái Nguyên thông qua bài viết, các báo cáo tổng kết, tạp chí, internet, trang website ngành thuế...

Nguồn số liệu được tổng hợp từ hệ thống quản lý thuế QLT, QLN, TINC, QHS, iHTKK, QLT_TNCN… có tại Cục thuế, hệ thống các văn bản liên quan đến công tác quản lý và kê khai thuế thông qua ứng dụng CNTT của ngành thuế.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập tài liệu sơ cấp được tiến hành bằng phương pháp điều tra, khảo sát đối tượng nộp thuế để đánh giá những khó khăn, hạn chế và những vấn đề phát sinh trong quá trình kê khai và công tác quản lý thuế.

Để làm được điều này tất cả các thông tin về ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế được thu thập qua điều tra bằng sử dụng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn.

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành bốn phần chính:

Phần I. Thông tin cá nhân chung về người được phỏng vấn: Họ và tên, địa chỉ đơn vị công tác, chức vụ ….

Phần II. Các câu hỏi đánh giá về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế được chọn lọc từ phần vấn đề giải quyết.

Phần III. Những tồn tại và vướng mắc Phần IV. Những kiến nghị, đề xuất

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu của việc điều tra. Trước khi sử dụng bộ phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bộ phiếu đó sẽ được điều tra thử để đảm bảo bộ phiếu đã đáp ứng được yêu cầu thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Đối với một chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời, đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất hài lòng”, “khá hài lòng”, “bình thường”, “Không hài lòng”, “rất không hài lòng”.

Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập thông tin sơ cấp . Tổng cán bộ công chức tham gia: 50 người

Đề tài chọn nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư ngước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị khác đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm 150/610 tổng số đơn vị hoạt động thường xuyên tại Cục thuế. Do thời gian có hạn nên đề tài sẽ tiến hành chọ mẫu đại diện cho các doanh nghiệp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện ở những quy mô và thành phần khác nhau.

N 1+ N. e2

Trong đó: n là số mẫu cần lấy

N là số lượng tổng thể, e là số cho phép với e = 0.05

Bảng 2.1. Cơ cấu nhóm ngƣời trả lời phiếu điều tra

STT Nhóm ngƣời trả lời Tổng thể Mẫu điều tra

1 Cán bộ công chức 125 50

2 Đại diện các DN 610 150

Tổng số 735 200

Tổ chức điều tra. Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, nhằm lấy ý kiến của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về sự phù hợp của các thủ tục hành chính, tinh thần và thái độ phục vụ của bộ phận cơ quan Thuế. Cụ thể, số phiếu điều tra được gửi cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 150 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Các tài liệu sau khi đã thu thập được tiến hành chọn lọc, phân loại, sắp xếp hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng chương trình excel để tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích và so sánh.

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá, biểu mẫu hay bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012-2015.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các ngành nghề, thành phần kinh tế giữa các doanh nghiệp khác nhau để đưa ra nhận xét, đánh giá về công tác kê khai và quản lý thuế thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Qua việc thu thập, chắt lọc các ý kiến của các chuyên gia về thuế có kinh nghiệm để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện việc kê khai và quản lý mang hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trong phân tích để xác định ý kiến phản hồi người người tham gia trả lời câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bầy ở trên sẽ phân tích thông qua sử dụng tần suất và số phần trăm (%), và để phân tích diễn đạt số liệu rõ ràng, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert.

Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

5 Rất hài lòng 4.20-5.00 Tốt

4 Khá hài lòng 3.40-4.19 Khá

3 Bình thường 2.60-3.39 Trung bình 2 Không hài lòng 1.80-2.59 Yếu 1 Rất không hài lòng 1.00-1.79 Kém

Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu, dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian tới. Ngoài ra cũng liên hệ thực tiễn kinh nghiêm trên quốc tế và một số tỉnh bạn để hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.3. Khung phân tích, khung lôgic

Để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế, cần phải thực hiện tốt các giải pháp: Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng khai thác phần mềm ứng dụng CNTT của cán bộ thuế; Hoàn thiện cơ chế phối hợp và các quy trình nghiệp vụ trong ứng dụng CNTT; Tăng cường đổi mới tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Phát triển nâng cấp phần mềm, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT; Hoàn thiện quy trình Kê khai thuế; Nhà nước hoàn thiện, ổn định chính sách thuế.

Khung phân tích được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 2.1:Khung phân tích, khung lôgic

Nâng cao trình độ

chuyên môn, kỹ năng khai thác phần mềm ứng dụng CNTT của

cán bộ thuế

Hoàn thiện cơ chế phối hợp và các quy trình nghiệp vụ trong

ứng dụng CNTT

Phát triển, nâng cấp phần mềm, đầu tư CSHT kỹ thuật, trang

thiết bị CNTT

Tăng cường và đổi mới tuyên truyền, hỗ

trợ người nộp thúe

Hoàn thiện quy trình kê khai thuế

Nhà nước hoàn thiện, ổn định chính

sách thuế

Nâng cao ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý kê khai thuế

2.4. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế ta ̣i văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

- Các ứng dụng đang được áp dụng tại Cục thuế: + Ứng dụng Đăng ký thuế (TINC)

+ Ứng dụng Quản lý thuế (QLT_TKN ) + Ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) + Ứng dụng Quản lý báo cáo tài chính (BCTC) + Ứng dụng Quản lý nợ (QTN)

+ Ứng dụng Quản lý ấn chỉ (QLAC) + Ứng dụng Nhận tờ khai mã vạch (NTK). + Ứng dụng Nhận trả hồ sơ thuế (QHS)…

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế - Tình hình hoạt động người nộp thuế

+ Số doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý đầu năm

+ Số doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý tăng trong năm + Số doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý giảm trong năm

+ Số doanh nghi ệp đang theo dõi , quản lý cu ối năm (trong đó những đơn vị hoạt động thường xuyên kê khai thuế) là những đơn vị cần quan tâm quản lý và theo dõi.

- Hồ sơ khai thuế đã áp dụng bằng mã vạch hai chiều và kê khai thuế qua mạng + Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

+ Doanh nghiệp trong nước

- Tình trạng chấp hành kê khai thuế đối với một số loại hồ sơ khai thuế: Tháng, quý, năm

+ Khai đúng hạn + Khai quá hạn + Tỷ lệ đạt

- Thống kê tình trạng lỗi trong kê khai + Số tờ khai phải nộp

+ Số tờ khai nộp thành công + Số tờ khai lỗi treo hệ thống

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ TẠI VĂN PHÒNG

CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Sơ lƣợc về lịch sử và phát triển của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử phát triển

Ngành Thuế Bắc Thái nay là Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ năm 1945, tiền thân là Chi cục Thuế trực thuộc Sở Tài chính Bắc Thái. Ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Cục Thuế tỉnh Bắc Thái trực thuộc Tổng cục Thuế trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức thu: Chi cục thu Quốc doanh, Chi cục Thuế công thương nghiệp và Phòng Thuế nông nghiệp với nhiệm vụ tổ chức quản lý thu các khoản thuế và phí phát sinh trên địa bàn. Đến tháng 01/1997, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 tỉnh Thái Nguyên được tái lập. Theo đó Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên được tái lập.

Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ tài chính, có chức năng thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định.

3.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và 22 nhiệm vụ quyền hạn cụ thể được quy định tại quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, bao gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để

thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

- Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT; - Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật thuế;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn giải thích chính sách thuế của nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế;

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với NNT, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế;

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan Thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan Thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo điều

hành của cơ quan cấp trên, của UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế;

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của TCT về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được yêu cầu NNT, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 51)