Hoàn thiện quy trình quản lý kê khai thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 107)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Hoàn thiện quy trình quản lý kê khai thuế

Công tác quản lý kê khai thuế có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý thuế, chiếm khá nhiều thời gian trong xử lý công việc của cơ quan thuế. Do vậy, những tồn tại, hạn chế trong qui trình quản lý kê khai thuế cần phải được nghiên cứu và sửa đổi kịp thời nhằm tháo gỡ những vấn đề phát sinh từ thực tế. Các nội dung cần kiến nghị xem xét, sửa đổi là:

- Tổng cục Thuế cần xây dựng và nâng cấp các phần mềm kịp thời, đầy đủ theo kịp sự thay đổi của chế độ chính sách thuế hiện nay.

- Một số mẫu biểu báo cáo trong quy trình có nhưng phần mềm chưa đáp ứng nâng cấp kịp, do vậy vẫn phải làm bằng thủ công; hoặc có nhưng số liệu thể hiện vẫn chưa chính xác cụ thể: Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT (mẫu S04/TCT-KTT), số liệu sai so với sổ theo dõi tình hình nợ thuế (mẫu 09/QLN), vì cùng một hệ thống và cùng một chức năng để theo dõi nghĩa vụ khai thuế của NNT.

- Bổ sung điều kiện, đối tượng để cơ quan Thuế (Bộ phận KK&KTT) thông báo thông tin thực hiện nghĩa vụ thuế theo qui định tại điểm 2.1 - Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế: Có thể bỏ không ban hành Mẫu 13b/QTr-KKT “Thông báo điều chỉnh số liệu trên HSKT” vì đã có Mẫu 13a/QTr-KKT “Thông báo yêu cầu NNT giải trình, điều chỉnh HSKT” hoặc bổ sung gộp các chỉ tiêu vào mẫu 13a/QTr- KTT cho phù hợp để giảm bớt giấy tờ, thủ tục hành chính thuế.

- Sửa đổi Điểm 8 Tiết a: “Xác nhận nghĩa vụ thuế theo đề nghị của NNT”: “Bộ phận hành chính tiếp nhận văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế của NNT gửi qua đường bưu chính chuyển ngay cho bộ phận một cửa...” cho phù hợp với qui định hiện nay.

- Mục a) phần II quy trình, Đối với cơ quan thuế chuyển đi, cần đề cập rõ hơn bộ phận kê khai-KKT làm những công việc gì cho NNT chuyển cơ quan quản lý, vì trong quy trình của kiểm tra cũng nói chung chung chưa cụ thể nên những trường hợp chuyển cơ quan quản lý, do vậy mà các phòng chức năng hay bị trùng lắp.

- Trong quy trình cũng cần nói rõ phần xử lý tiền chậm nộp do người nộp thuế nộp nhầm tài khoản, nhầm tiểu mục ngân sách, nộp nhầm cơ quan quản lý.... Những phần nợ gốc hiện tại phòng kê đã phối hợp tốt với NNT để điều chỉnh tại Kho bạc cho đúng với nghĩa vụ khai thuế của các đơn vị, nhưng tiền chậm nộp trong quy trình vẫn chưa nói rõ chức năng phòng nào xử lý, cần nói cụ thể hơn.

Đặc biệt, vừa qua Tổng cục thuế đã ban hành quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 về việc ban hành quy trình quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế thay cho những quy trình kê khai thuế trước đây; Bên cạnh đó Bộ tài chính đã ban hành thêm thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 thay thế cho thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính và sẽ triển khai áp dụng trong thời gian tới dẫn đến có một số thay đổi trong công tác quản lý kê khai thuế (như Tờ khai thuế GTGT dành cho NNT khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vẫn có 43 chỉ tiêu nhưng kết cấu có thay đổi căn bản, ...). Do vậy việc sửa đổi các qui trình, văn bản hướng dẫn là cần thiết nhằm tháo gỡ những vấn đề phát sinh từ thực tế và cần phải được thực hiện sớm thì mới đáp ứng được với yêu cầu công việc của cơ quan thuế và phục vụ cho việc tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo được chính xác, kịp thời và phù hợp với tình hình quản lý kê khai thuế hiện nay.

Trong công tác quản lý kê khai thuế yếu tố then chốt là cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong cơ quan thuế và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo. Với những kinh nghiệm có được cũng như những hạn chế rút ra qua việc thực hiện qui trình quản lý kê khai và kế toán thuế và ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, Cục thuế cần tổng hợp những vướng mắc, những nội dung chưa phù hợp của qui trình và những tính năng còn hạn chế trong khi tác nghiệp để kịp thời có kiến nghị với Tổng cục Thuế tiến tới sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện qui trình, qua đó người sử dụng dù ở vị trí công việc chuyên môn nào cũng đều có thể tác nghiệp, có khả năng khai thác được toàn bộ các thông tin liên quan đến NNT mà cơ quan thuế phải quản lý, phân tích, theo dõi, lưu trữ,... và các thông tin trên trang web của ngành Thuế.

4.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước

Để thực hiê ̣n các giải pháp nâng cao ứng dụng công nghê ̣ thông tin có hiê ̣u quả nhà nước phải hoàn thiện, ổn định chính sách thuế, đó là:

- Xây dựng hê ̣ thống chính sách thuế đồng bô ̣ , có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa.

- Hiện đa ̣i hoá công tác quản lý thuế , đảm bảo thực hiê ̣n chính sách đô ̣ng viên thu nhâ ̣p quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phu ̣c vu ̣ CNH-HĐH đất nước.

- Góp phần thực hiện bình đẳng , công bằng xã hô ̣i và chủ đô ̣ng hô ̣i nhâ ̣p quốc tế.

Để hoàn thiê ̣n hê ̣ thống thuế cho phù hợp với thông lê ̣ quốc tế , đồng thờ i giúp Viê ̣t Nam nâng cao vi ̣ thế cạnh tranh trên thi ̣ trường quốc tế , chúng ta cần đề ra những yêu cầu cụ thể:

- Chính sách thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế , thúc đẩy phát triển sản xuất , đẩy ma ̣nh xuất khẩu , đổi mới công nghê ̣, chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế , đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

- Chính sách thuế phải huy độ ng đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của nhà nước , và dành một phần cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiê ̣n đa ̣i hoá đất nước.

- Chính sách thuế phải đảm bảo với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia , đă ̣c biê ̣t các hiê ̣p đi ̣nh của WTO . Đồng thời chính sách thuế phải đảm bảo hợp lý nền sản xuất trong nước ; Bảo hộ có chọn lọc , có thời gian tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước , thúc đẩy sản xuất phát triển không vi phạm các qui định của WTO.

Vì vậy những định hướng của nhà nước trong xây dựng pháp luật nói chung, chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế là cơ sở quan trọng, có tính định hướng lâu dài trong việc triển khai các ứng dụng CNTT của ngành thuế, đặc biệt là hoàn thiện ứng dụng trong quản lý kê khai thuế, khâu công việc cốt lõi của ngành thuế.

4.3.2. Đối với Tổng Cục thuế, Bộ Tài Chính

Cục thuế tỉnh Thái Nguyên là cơ quan thuộc Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) với chủ trương đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ thông tin, hướng tới nền Tài chính điện tử và mục tiêu tập trung toàn bộ cơ sở dữ liệu của NNT về Tổng cục

Thuế thì việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và kết nối mạng đồng bộ là rất quan trọng. Do vậy, xuất phát từ thực trạng triển khai thực tế tại địa phương mình, Cục thuế cần kiến nghị với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nâng cấp hệ thống máy chủ, đường truyền để đáp ứng số lượng người sử dụng tăng thêm, phần mềm ứng dụng khai thuế qua mạng cũng dần được hoàn thiện theo yêu cầu và đề xuất của người nộp thuế ghi nhận trong quá trình triển khai, có quan tâm đúng mức khi lựa chọn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị có cấu hình cao hơn để phục vụ quản lý giám sát và nhập dữ liệu chung nhằm hạn chế đến mức cao nhất những sự cố xảy ra, không phải ngừng công việc để bảo trì, bảo hành, sửa chữa, phòng chống vi rút và thuận tiện mỗi khi cần phải nâng cấp ứng dụng. Chủ động trong việc đẩy mạnh kết nối với các cơ quan nhà nước qua mạng truyền số liệu để phối hợp quản lý tài chính, xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung, trung tâm dữ liệu dự phòng của ngành.

Trong “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020” và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT định hướng đến năm 2020, có đề ra đến năm 2016, hệ thống ứng dụng CNTT có khả năng đáp ứng tự động hoá 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 95% các chức năng quản lý thuế cải cách được ứng dụng CNTT; Cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử đạt 80% doanh nghiệp, nộp thuế điện tử đạt 50%; cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả; Cung cấp thông tin chủ yếu cho hệ thống kho cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành Tài chính; kết nối mạng, tiến tới tích hợp thông tin liên quan với các Bộ, ngành: Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên môi trường, Ngân hàng, Hải quan, Kho bạc, Thống kê...Dựa trên việc xác định kế thừa kiến trúc hạ tầng ứng dụng CNTT, Tổng cục Thuế xác định rõ những nội dung và kế hoạch cụ thể như sau:

Thứ nhất, hạ tầng kỹ thuật mạng và truyền thông; Thứ hai, trang thiết bị CNTT;

Thứ ba, ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế;

Thứ tư, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; Thứ năm, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về người nộp thuế; Thứ sáu, ứng dụng CNTT trong quản lý nội bộ ngành Thuế; Thứ bảy, hệ thống an toàn và bảo mật;

Với các giải pháp thực hiện cụ thể về: Tài chính; ứng dụng CNTT đồng bộ, hiệu quả; triển khai; tổ chức, cán bộ; môi trường chính sách CNTT; giám sát, đánh giá; nghiên cứu, học tập kinh nghiệm.

Mục tiêu trọng điểm trong giai đoạn 2011-2015

- Đáp ứng yêu cầu sửa đổi Luật Quản lý thuế và cung cấp dịch vụ thuế điện tử. - Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thuế cho Người nộp thuế. Nâng cao năng lực xử lý thông tin của hệ thống ứng dụng CNTT.

- Triển khai và duy trì hệ thống ứng dụng hiện hành. Lựa chọn đối tác cung cấp và triển khai giải pháp hệ thống thuế tích hợp (ITAIS).

- Chuẩn bị, triển khai hệ thống thuế tích hợp (ITAIS).

4.3.3. Đối với tổ chức có liên quan

Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và công tác ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế nói riêng. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thị trấn tăng cường phối hợp với Cục Thuế và các Chi cục thuế trong công tác quản lý hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn 2011-2020.

Ban hành và thực hiện tốt qui chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các ngành: Hải quan, Kho bạc, Công an,... đã giúp ngành Thuế không chỉ thuận tiện và mang lại hiệu quả trong công tác quản lý thu mà còn phát hiện và hạn chế được nhiều vụ vi phạm pháp luật thuế. Theo xu thế quản lý thuế trong tương lai thì đây là công việc không thể thiếu trong hoạt động của ngành (Ví dụ mối quan hệ với các ngân hàng trong quá trình người nộp thuế thông qua chuyển trừ tài khoản ở ngân hàng, hoặc nộp thuế qua thẻ ATM; quan hệ với cơ quan truyền dữ liệu khai thuế về cách thức xác định thời gian thực hiện nghĩa vụ khai thuế, xác định tư cách pháp lý của người khai thuế (trong đó có xác nhận chữ ký điện tử),…). Do vậy, để phục vụ tốt cho công tác theo dõi, nắm bắt, quản lý đối tượng, trên cơ sở định hướng chỉ đạo của cơ quan Thuế cấp trên là Tổng cục Thuế, những kinh nghiệm có được từ việc triển khai qui chế phối hợp trong thời gian vừa qua, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, Cục thuế cần mở rộng xây dựng qui chế phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin với các ngành tại địa phương như: Tài nguyên môi trường, ngân hàng thương mại, Cục thống kê, cơ quan cấp phép (Sở KH&ĐT, Ban quản lý khu công

nghiệp),... trên cơ sở đó các ngành không chỉ cung cấp, trao đổi thông tin cho cơ quan Thuế mà còn hỗ trợ NNT trong việc thực thi chính sách, pháp luật thuế.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình cải cách và hiện đại hoá đất nước, việc triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế của ngành thuế nói riêng và các ngành các cấp nói chúng đã và đang được triển khai, chú trọng. Nhận thức được yêu cầu cấp bách và những thách thức trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Thuế Việt Nam đã xây dựng chiến lược cải cách thuế toàn diện đến năm 2020 với mục tiêu là “Xây dựng ngành Thuế Vịêt Nam tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp để đảm bảo công bằng minh bạch và thực thi tốt pháp luật thuế, ổn định và phát triển nguồn thu cho NSNN nhằm phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”. Bởi vậy, hiện đại hoá ngành Thuế nói chung là tất yếu và ứng dụng CNTT trong quản lý thuế chính là một nội dung cơ bản của quản lý thuế hiện đại, không chỉ mang lại lợi ích nhiều mặt cho cơ quan Thuế và NNT mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình điện tử hoá các dịch vụ công. Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên” sẽ góp phần hoàn thiện

công tác ứng dụng CNTT vào quản lý thuế ở Thái Nguyên và cũng là tài liệu tham khảo để hoàn thiện ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế ở các địa phương khác cũng như ở ngành, các cấp liên quan.

Với những nội dung đã phân tích ở từng chương, luận văn đã thực hiện các mục tiêu, yêu cầu của đề tài.

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kê khai thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế, phân tích sự cần thiết cũng như những yêu cầu đặt ra khi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế. Luận văn cũng phân tích kinh nghiệm quốc tế và một số kinh nghiệm tỉnh bạn lân cận trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế và rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngành thuế Việt Nam và Cục thuế tỉnh Thái Nguyên. Chương 2 của luận văn là phương pháp nghiên cứu của luận văn, đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Chương 3 của luận văn phân tích thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế ở chương 4.

Chương 4 của luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 107)