Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Các tài liệu sau khi đã thu thập được tiến hành chọn lọc, phân loại, sắp xếp hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng chương trình excel để tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích và so sánh.

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá, biểu mẫu hay bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012-2015.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các ngành nghề, thành phần kinh tế giữa các doanh nghiệp khác nhau để đưa ra nhận xét, đánh giá về công tác kê khai và quản lý thuế thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Qua việc thu thập, chắt lọc các ý kiến của các chuyên gia về thuế có kinh nghiệm để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện việc kê khai và quản lý mang hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trong phân tích để xác định ý kiến phản hồi người người tham gia trả lời câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bầy ở trên sẽ phân tích thông qua sử dụng tần suất và số phần trăm (%), và để phân tích diễn đạt số liệu rõ ràng, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert.

Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

5 Rất hài lòng 4.20-5.00 Tốt

4 Khá hài lòng 3.40-4.19 Khá

3 Bình thường 2.60-3.39 Trung bình 2 Không hài lòng 1.80-2.59 Yếu 1 Rất không hài lòng 1.00-1.79 Kém

Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu, dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian tới. Ngoài ra cũng liên hệ thực tiễn kinh nghiêm trên quốc tế và một số tỉnh bạn để hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)