Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 60)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng của hệ thống thuế Việt Nam

Cục Thuế Thái Nguyên có 11 Phòng chức năng và 09 Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã giúp Cục trưởng bao gồm: Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Phòng Kê khai và Kế toán thuế; Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Phòng Kiểm tra thuế; Phòng Thanh tra thuế; Phòng Quản lý thuế TNCN; Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Phòng Kiểm tra nội bộ; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính-tài vụ-quản trị-ấn chỉ; Phòng Tin học.

09 Chi cục Thuế huyện, thành phố, thị xã: Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên, Chi cục Thuế Phổ Yên, Chi cục Thuế Sông Công, Chi cục Thuế Phú Bình, Chi cục Thuế Đồng Hỷ, Chi cục Thuế Đại Từ, Chi cục Thuế Phú Lương, Chi cục Thuế Định Hóa, Chi cục Thuế Võ Nhai.

3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế

Chúng ta phải khẳng định rằng, công nghệ thông tin là công cụ quan trọng trong việc kê khai, nộp thuế, làm tăng tính hiệu quả trong giao dịch giữa cơ quan Thuế và NNT, giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Cơ quan Thuế giảm thiểu không nhỏ sức lao động nhập dữ liệu khai thuế của NNT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành góp phần tích cực cho việc triển khai các chương trình cải cách, hiện đại hoá trên lĩnh vực quản lý thuế. Hệ thống các ứng dụng CNTT của ngành Thuế đã phản ánh được đầy đủ các yêu cầu về ứng dụng CNTT trong quản lý thuế nói chung và trong công tác quản lý kê khai thuế nói riêng. Công nghệ thông tin đã thực sự trở thành công cụ hiện đại hỗ trợ công chức thuế trong việc khai thác thông tin NNT cũng như các thông tin khác phục vụ cho công việc chuyên môn của từng vị trí công tác và tạo nên một cơ sở dữ liệu khá đầy đủ về người nộp thuế tại cơ quan Thuế, bao gồm dữ liệu về thông tin chung của đối tượng nộp thuế (thông tin đăng ký thuế và mã số thuế - TIN), thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế (tờ khai, chứng từ, quyết định xử lý của cơ quan Thuế - QLT_TKN), đến tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế (tuân thủ kê khai, nộp thuế, nộp nợ - QHS, QLT, QTN), dữ liệu liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT (như dữ liệu về báo cáo tài chính doanh nghiệp - BCTC), hỗ trợ cơ quan Thuế theo dõi quá trình và kết quả xử lý công việc (như xử lý hồ sơ thuế - QHS, xử lý kết quả thanh tra, kiểm

tra thuế - TTR), hỗ trợ cán bộ thuế tra cứu chính sách chế độ thuế nhanh chóng thuận tiện (website), hỗ trợ cơ quan Thuế trong khâu nhập dữ liệu nhanh như Nhận tờ khai mã vạch - HTKK, NTK, nhận chứng từ từ Kho bạc - TDTT. Các ứng dụng được vận hành khá ổn định và đều cho kết quả đầu ra theo những tính năng của từng ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế, cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, công việc khai thác các thông tin phục vụ cho công tác giám sát; kiểm tra trong nội bộ ngành,...

Cùng với ngành Thuế cả nước, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện hiệu quả Luật quản lý thuế. Công tác quản lý kê khai thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lượng người nộp thuế, các tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, năm được cập nhật thành công vào hệ thống của ngành Thuế. Cục thuế Thái Nguyên đã đẩy mạnh hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác này như: Triển khai áp dụng tờ khai mã vạch hai chiều trong kê khai thuế, kết nối thông tin nộp thuế với kho bạc, kê khai, nộp thuế điện tử, kết nối với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để quản lý số lượng người nộp thuế,... vào cuối năm 2012 Cục thuế đã triển khai thí điểm kê khai thuế qua mạng cho 178/461 số doanh nghiệp đang theo dõi và quản lý, đến năm 2013 tăng lên là 318/472 đơn vị; năm 2014 tăng lên là 433/529 đơn vị và đến năm 2015 tăng lên là 557/610 tổng số đơn vị đang theo dõi và tiếp tục triển khai vào năm 2016 cho các đơn vị còn lại trên địa bàn.

3.2.2.1. Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật của Cục thuế

Trong thời gian đầu triển khai các ứng dụng CNTT của ngành vào công tác quản lý, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Cục thuế còn thiếu thốn, thiếu đồng bộ và chất lượng còn nhiều hạn chế nên việc ứng dụng CNTT gặp nhiều khó khăn do đường truyền không ổn định, hay gặp sự cố. Mặt khác, ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được đối với tất cả các khâu của quản lý thuế. Có những bộ phận có hai, thậm chí đến ba cán bộ sử dụng chung một máy vi tính dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, không có nhiều động lực cho cán bộ trong việc nghiên cứu, tìm tòi khai

thác các kỹ năng của mỗi ứng dụng vào công tác. Từ thực tiễn đó và trước yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Thuế, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên được Tổng cục Thuế đầu tư trang thiết bị thực hiện tin học hóa trong hoạt động của Ngành. Văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 17 máy chủ và 102 máy trạm hoạt động trên môi trường mạng, với hạ tầng kỹ thuật vừa mới được nâng cấp, đảm bảo yêu cầu của tất cả các khâu công việc từ văn phòng Cục thuế đến các chi cục thuế. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như trên cùng với các thiết bị mạng đi kèm cùng phần mềm hệ thống hỗ trợ vận hành để thực hiện các chức năng như sau:

- Cài đặt tất cả các ứng dụng đang triển khai và vận hành tại Cục thuế; chứa các cơ sở dữ liệu về quản lý thuế, về quản lý nội bộ ngành Thuế và dữ liệu trao đổi với cơ quan bên ngoài; quản lý người dùng của toàn Cục thuế, đảm bảo an toàn bảo mật cho toàn hệ thống; quản lý toàn bộ tài nguyên thuộc mạng (máy tính, máy in, thiết bị mạng...).

+ Đảm bảo sao lưu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố.

+ Đảm bảo vận hành hệ thống truyền tin (truyền dữ liệu) từ chi cục lên Cục thuế, từ Cục thuế lên Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, từ Cục thuế sang Kho bạc nhà nước Tỉnh an toàn và thông suốt.

+ Đảm bảo an toàn hệ thống nội bộ ngành Thuế khi kết nối ra Internet, ngăn chặn truy cập bất hợp pháp từ bên ngoài vào hệ thống nội bộ ngành Thuế.

+ Đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa những người trong ngành Thuế với nhau và với người ở ngành ngoài thông qua hệ thống tư tín điện tử (email).

Tuy nhiên do chính sách thay đổi thường xuyên nên hệ thống ứng dụng của ngành thuế chưa được cập nhật bổ sung kịp thời, có những tờ khai thuế nhà thầu, tờ khai thuế vãng lai không nhận được do lỗi hệ thống của ngành thuế chưa nâng cấp bổ sung, sửa đổi lại các chỉ tiêu trên tờ khai dẫn đến tình trạng hồ sơ NNT gửi đến, hệ thống cơ quan thuế nhận vào lỗi, cán bộ thuế phải tìm biện pháp xử lý tình huống bằng cách in tờ khai của NNT gửi đến nhập theo chỉ tiêu hệ thống của cơ quan thuế, sau đó hạch toán thủ công và lên các báo cáo của ngành mới chính xác kịp thời

3.2.2.2. Bố trí nhân lực vận hành, duy trì hệ thống của Cục thuế

Chịu trách nhiệm chỉ đạo về hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan là đồng chí đứng đầu cơ quan là đồng chí Cục trưởng Cục thuế. Xác định khâu đột phá

trong việc ứng dụng CNTT là yếu tố con người bởi con người là yếu tố trung tâm của quá trình quản lý, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn nhân lực làm CNTT cho Phòng Tin học thuộc Cục thuế gồm có 7 cán bộ, trong đó có 3 lãnh đạo phòng đã được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và có kiến thức trong quản lý tài chính, còn lại là những cán bộ trẻ có năng lực, trình độ đã được đào tạo về công nghệ thông tin và năng động trong công tác, có khả năng nắm bắt nhanh, nhậy các ứng dụng mới để triển khai tới cán bộ thuộc các bộ phận chức năng khác.

Phòng xử lý thông tin hay còn gọi phòng Tin học thuộc Cục thuế có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Cục thuế định hướng, kế hoạch chương trình, biện pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin. Phòng Tin học cũng có nhiệm vu chủ trì tổ chức thực hiện triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành từ khâu tiếp nhận, cài đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp đến quản lý hệ thống, đường truyền, dung lượng,... đảm bảo cả hệ thống hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn trong giờ hành chính, các bộ phận có thể tác nghiệp giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực công tác ngành Thuế.

Trong quá trình triển khai công việc, Cục thuế luôn quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ tin học, thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn theo các chương trình đào tạo mới, nâng cấp ứng dụng tin học của Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho cán bộ tham dự các lớp học chuyên môn về quản lý kinh tế tài chính ngoài giờ hành chính để không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công chức ngành Thuế. Do được đào tạo song song, lồng ghép giữa kiến thức chuyên môn về tin học và kiến thức quản lý kinh tế tài chính nên việc tiếp nhận, nghiên cứu, tổ chức triển khai, đào tạo các ứng dụng được thuận lợi, phù hợp với hoạt động tại văn phòng Cục thuế Thái Nguyên.

3.2.2.3. Áp dụng CNTT vào công tác quản lý kê khai thuế tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện chủ trương tin học hóa ngành Tài chính, trong đó có tin học hóa ngành Thuế. Với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy chủ, máy trạm, hạ tầng truyền thông mà Tổng cục Thuế đã trang bị cho Cục thuế, hệ thống phần mềm ứng dụng

đang vận hành tại Cục thuế bao gồm 30 ứng dụng và được phân chia thành 03 hệ thống phần mềm ứng dụng chính, đó là hệ thống ứng dụng phục vụ công tác quản lý nội bộ ngành Thuế (gồm có 8 ứng dụng), hệ thống ứng dụng trao đổi thông tin với cơ quan ngoài ngành (gồm có 01 ứng dụng), hệ thống PMUD phục vụ công tác quản lý thuế (gồm có 21 ứng dụng mà mới đây nhất là triển khai áp dụng Phần mềm tích hợp cơ sở dữ liệu NNT trên địa bàn toàn quốc (TPH)).

Tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, hầu hết các khâu công việc, từ quản lý thuế, cấp mã số thuế, quản lý nợ, quản lý hồ sơ, quản lý ấn chỉ, thanh tra, kiểm tra đến quản lý cán bộ, quản lý tài sản, kế toán tài vụ,... đều đã được hỗ trợ bởi các ứng dụng tin học nhằm phục vụ công tác quản lý thuế của cơ quan Thuế cũng như tăng cường hỗ trợ người nộp thuế từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế.

Công tác quản lý kê khai thuế là chức năng theo dõi và xử lý tất cả hồ sơ khai thuế của NNT phát sinh hàng tháng nên có khối lượng công việc rất lớn, nếu thực hiện bằng công tác thủ công thì chắc chắn không thực hiện được. Ngay từ khi thực hiện 2 Luật thuế GTGT và TNDN năm 1999, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã triển khai áp dụng 2 bộ ứng dụng Quản lý thuế (QLT) riêng cho cấp cục và cấp chi cục để xử lý tất cả các hồ sơ khai thuế cho hầu hết các sắc thuế. Trong năm 2012 đã triển khai thí điểm 03 Chi cục theo mô hình quản lý thuế cấp cục (QLT), năm 2013 triển khai thêm 06 Chi cục thuế theo mô hình cấp cục (QLT). Tuy nhiện do hệ thống ngành thuế là theo mô hình phân tán, từ cấp Tổng cục, Cục thuế, Chi cục thuế các tính năng còn nhiều lạc bất cập nên các hiệu ứng không còn phù hợp với chính sách thuế hiện nay, do vậy bước sang năm 2015 Tổng cục thuế đã thay toàn bộ hệ thống quản lý thuế theo mô hình tập trung (TMS) thay cho phần mềm hiện đang sử dụng là quản lý thuế theo hệ thống phân tán. Phần mềm mới này đang trong giai đoạn thử nghiệm do vậy mà thường xuyên cũng gặp một số lỗi do hệ thống chưa nâng cấp, chỉnh sửa xong. Do vậy cần nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của ngành Thuế là việc làm đầu tiên để thực hiện cải cách hiện đại hóa ngành Thuế.

3.3. Yếu tố ảnh hƣởng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế

Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, nhiệm vụ quản lý của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó có công tác kê khai và quản lý thuế chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

3.3.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế

Trong công tác quản lý thuế đang còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu và là một thách thức trong quá trình phát triển. Song nói đến tồn tại về năng lực trong quản lý thuế ngoài các yếu tố luật pháp, cơ chế chính sách còn không đồng bộ, chồng chéo... thì sự hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ công chức Thuế là một nguyên nhân quan trọng. Sự hạn chế ấy bộc lộ rõ qua mấy cái thiếu dễ nhận thấy như: bộ máy tổ chức chưa thực sự hiệu quả, cán bộ công chức thiếu kiến thức, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy độc lập, sáng tạo...

Đi sâu hơn nữa lại có thể thấy trước hết những khiếm khuyết của cán bộ công chức có nguyên nhân sâu xa từ sự hạn chế, lạc hậu của công tác đào tạo, quy hoạch và của chính sách bố trí, sử dụng cán bộ công chức. Sự hạn chế của khâu đào tạo, quy hoạch thể hiện ở chỗ đào tạo không chuyên sâu, nặng về lý thuyết mang nhẹ về thực hành. Còn chính sách bố trí, sử dụng cán bộ thuế thì nặng về sắp xếp cơ cấu theo chủ quan, không tôn trọng sở trường sở đoản...

Số lượng các lớp bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật kiến thức cho cán bộ thuế chưa được nhiều và thường xuyên. Chương trình bồi dưỡng, tập huấn còn mang nặng tính phổ biến các văn bản chính sách chế độ, chưa có nội dung chuyên sâu, phổ biến trao đổi kinh nghiệm, nên tác dụng không cao.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ hầu hết chưa được đào tạo các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của cơ chế giám sát.

3.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển với nhịp độ cao. Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý

biên lai, ấn chỉ; đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 60)