Về đặc điểm của chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 86 - 104)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.1. Về đặc điểm của chủ hộ

Cần phát huy lợi thế của mỗi độ tuổi để tìm cách tiếp cận tín dụng tốt nhất (đối với các chủ hộ lớn tuổi cần dựa vào kinh nghiệm và của cải tích lũy, chủ hộ trẻ tuổi thì cần quan tâm đến tính năng động và sáng tạo). Không ngừng nâng cao địa vị xã hội của chủ hộ để giúp họ tiếp cận tốt hơn đối với nguồn tín dụng chính thống.

Hạn chế việc lạm dụng tín dụng phi chính thống trong sản xuất, đời sống và tiêu dùng cá nhân của hộ.

Không ngừng nâng cao thu nhập cho chủ hộ từ các nguồn thu nhập khác nhau góp phần tăng khả năng tích lũy của cải của hộ, giúp các hộ tăng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng từ tài sản thế chấp và có thêm phần thu nhập để trang trải các khoản nợ đến hạn.

Trình độ học vấn hạn chế của các chủ hộ dẫn đến khả năng xây dựng và thuyết minh phương án sử dụng vốn vay thiếu thuyết phục. Trong điều kiện khó khăn hiện tại, đẩy mạnh hoạt động các chương trình hỗ trợ kỹ thuật như khuyến nông, khuyến lâm là giải pháp hữu hiệu khắc phục điểm yếu này cho các hộ nông

dân. Hình thành các liên hiệp HTX và tổ chức xã hội nông thôn, liên kết giữa các cộng đồng lân cận để hình thành mạng lưới tư vấn, trao đổi kinh nghiệm cũng sẽ giúp các hộ nông dân cải thiện được khả năng tiếp cận TDCT của họ.

3.5.2. Giải pháp về nguồn lực

3.5.2.1. Tăng cường nguồn vốn huy động

Cần xây dựng mạng lưới vốn đầu tư ở các địa phương nhằm huy động các khoản tiết kiệm trong dân để sử dụng vào các hoạt động đầu tư. Ngân hàng Agribank mặc dù có mạng lưới chi nhánh rộng khắp song vẫn chưa tiếp cận sâu vào lĩnh vực thu hút các khoản tiết kiệm ở khu vực nông thôn. NHCSXH cũng chưa có cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Vì vậy, thông qua kênh huy động tiết kiệm là một cách thức hữu hiệu trong việc cải thiện và nâng cao tiếp cận của hộ nghèo với nguồn vốn tín dụng chính thống.

Huy động tối đa nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư dưới dạng vàng, bạc, bất động sản thông qua hình thức tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ gia đình với lãi suất linh hoạt, phù hợp cơ chế thị trường.

Tích cực thu hút nguồn vốn của các địa phương khác, tranh thủ nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức kinh tế - xã hội nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất của huyện; thu hút nguồn vốn của thân nhân nước ngoài hỗ trợ cho người thân trong nước.

3.5.2.2. Củng cố thêm hoạt động tín dụng trong các tổ chức tín dụng

Trợ cấp trực tiếp cho các tổ chức tín dụng vi mô nhằm khuyến khích mở rộng hoạt động tín dụng thương mại cho các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa sẽ có hiệu quả cao hơn so với việc cung cấp các khoản tín dụng giá rẻ với nguy cơ bị rò rỉ vào tay những đối tượng không có nhu cầu thực sự. Bởi vì, đối với hộ nghèo vùng sâu, vùng xa tiếp cận với nguồn tín dụng không phải là nhu cầu duy nhất của họ. Những hộ này còn cần được tư vấn trong cách sử dụng các khoản vay sao cho hiệu quả. Các cán bộ tín dụng là đối tượng lý tưởng để thực hiện các dịch vụ tư vấn này.

Áp dụng hình thức ngân hàng cho vay vốn cùng chịu trách nhiệm từ đồng vốn cho vay với người dân. Ngân hàng phải tư vấn giúp các hộ sản xuất (HTX, trang trại) xây dựng và cùng tham gia các dự án đầu tư phát triển.

Khai thác triệt để các khoản vốn hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các chương trình, dự án phát triển sản xuất của nhà nước và các tổ chức.

Khuyến khích người dân tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro trong sản xuất để các tổ chức ngân hàng có thể yên tâm cho vay vốn.

Thường xuyên tiếp cận với khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng đến khâu kiểm tra thẩm định dự án xin vay, nắm bắt thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ...

3.5.2.3. Cải tiến thủ tục vay vốn

Cần phổ biến thông tin một cách rộng rãi hơn đối với các khách hàng tiềm năng đó là những hộ nghèo ít có khuynh hướng vay vốn có thể hiểu được quy trình và yêu cầu vay vốn.

Tăng mức cho vay và thời gian vay phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất, cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với các cơ sở có quy mô sản xuất lớn thu hút được nhiều lao động, sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, vùng có nhiều khó khăn.

Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho người dân khi vay vốn, có nhiều tổ chức cá nhân đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn được thuận lợi. Đa dạng hóa hình thức thế chấp, các chủ hộ khi đầu tư phát triển sản xuất có thể thế chấp bằng nguồn tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng và được bảo lãnh từ chính quyền địa phương.

Các lợi ích từ việc giảm thời gian xét duyệt và nhận vốn vay, đồng thời giảm thiểu các giấy tờ và đơn giản hóa thủ tục hành chính có thể thấy được là giảm chi phí hồ sơ in ấn, giảm quá tải cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là phù hợp với trình độ hiểu biết của đa số đối tượng cần vay vốn cũng như gửi tiết kiệm. Điều này cũng sẽ khuyến khích các đối tượng tiềm năng sử các dịch vụ tín dụng.

3.5.2.4. Tăng cường đầu tư cho con người và đào tạo cán bộ tín dụng

Có kế hoạch (cả về nội dung và tài chính) đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực và các hiểu biết về TDCT phục vụ nông thôn cho cán bộ các cấp, cán bộ thuộc các Đoàn thể xã hội… Để làm tốt chức năng là cầu nối quan trọng đưa nguồn vốn tín dụng tới tận tay hộ nông dân và đặc biệt các cán bộ tín dụng cần phải xác định được mục đích vay vốn rõ ràng của các chủ hộ để tư vấn sử dụng vốn sao cho có hiệu quả hơn và giúp hộ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.

Cần được quan tâm thỏa đáng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng thuộc các tổ chức Đoàn thể xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB,… đủ về trình độ chuyên môn và đủ về số lượng. Cần có đãi ngộ hợp lý để họ thự sự yên tâm phục vụ người dân.

Vậy để đảm bảo việc điều hành và nâng cao khả năng tiếp cận vốn TDCT của hộ nông dân, việc đào tạo nâng cao kiến thức và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

3.5.2.5. Giải pháp về dịch vụ nông nghiệp kết hợp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Vấn đề đói nghèo nói chung đã được chứng minh là không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận TDCT của hộ và các hộ nghèo thường ít có nhu cầu đối với các loại sản phẩm TDCT được cung cấp. Việc cải thiện các sản phẩm tín dụng hoặc cung cấp những dòng tín dụng mới có thể ít có khả năng cải thiện tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận tín dụng. Một trong những cách tiếp cận hứa hẹn nhiều tiềm năng hơn là thực hiện các dịch vụ khuyến nông đặc biệt hỗ trợ người nghèo nhằm mở rộng các ý tưởng và cơ hội đầu tư, kết hợp với cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

+ Xây dựng và nâng cao hệ thống dịch vụ nông nghiệp (khuyến nông) ở nông thôn để nhanh chóng chuyển giao tiến bộ KHKT tiên tiến đến đến hộ nông dân. Thông qua hệ thống này để bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường cho hộ nông dân, giúp họ vừa tiếp thu kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, vừa tiếp cận với thị trường. + Phát triển tốt cơ sở hạ tầng nông thôn giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận được với thông tin văn hóa, nâng cao dân trí để có thể tiếp thu được thông tin về nguồn vốn tín dụng cũng như sử dụng có hiệu quả chúng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng việc thực hiện luật đất đai còn chậm, vấn đề ruộng đất giải quyết còn chưa tốt, chưa triệt để. Đây là vấn đề liên quan đến việc đảm bảo tiền vay và đầu tư sản xuất kinh doanh nên gây khó khăn cho việc vay vốn.

Môi trường kinh tế thuần nông, tự bản thân người nông dân rất khó khăn tìm cho mình hướng phát triển mới và ổn định. Do đó Nhà nước cần định hướng, quy hoạch và giải quyết ở phạm vi vĩ mô thì hoạt động tín dụng mới được mở rộng và

Xác định rõ mô hình và tạo lập cơ chế để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm phát huy thế mạnh của địa phương. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi để tăng năng suất và sản lượng hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu hợp lý kết hợp giữa nông nghiệp và các ngành nghề khác để đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đặc biệt là vấn đề vốn tín dụng trong việc đầu tư phát triển như: cung cấp đủ vốn, chính sách lãi suất và tín dụng của Chính phủ, hiệu quả sử dụng vốn của hộ sản xuất nông thôn... Đây là vấn đề mang tầm vĩ mô để thúc đẩy tiếp cận vốn tín dụng của các hộ, hiện nay vốn cho nông nghiệp nông thôn là rất khó khăn trong khi nhu cầu để phát triển của khu vực này là rất lớn.

+ Trên thực tế, các tổ chức tín dụng thuộc khu vực tư nhân vẫn có lợi nhuận khi đầu tư vào lĩnh vực tín dụng nông thôn. Kết quả này gợi ý rằng một trong những cách thức để tạo động lực đầu tư vào lĩnh vực tín dụng nông thôn là khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng mở chi nhánh tại các khu vực khó khăn, kém phát triển, hoặc có thể dưới hình thức tư vấn hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng.

+ Thiếu tài sản thế chấp là rào cản tiếp cận vốn TDCT phổ biến nhất của các hộ nông dân. Bên cạnh việc nâng mức cho vay NNNT không cần tài sản đảm bảo từ các tổ chức TDCT thì cần có sự đảm bảo của Ngân hàng Nhà nước về các rủi ro có thể là giải pháp giúp cho hộ nông dân yên tâm vay với số tiền lớn hơn đồng thời cải thiện được khả năng tiếp cận nguồn TDCT.

+ Chính sách lãi suất hiện nay của NHCSXH có xu hướng hỗ trợ người nghèo - những người được cho là ít có khả năng trả lãi suất vay vốn ở mức tương đương với lãi suất của các ngân hàng và TCTD khác. Lãi suất cho vay ưu đãi thậm chí còn được ấn định thấp hơn mức lạm phát, khiến cho lãi suất thực tế có giá trị âm. Kết quả là tín dụng ưu đãi khó có thể đến được đúng đối tượng cần phục vụ mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt. Chính sách này đòi hỏi lượng cung tiền khá lớn từ ngân sách Nhà nước song mang lại kết quả thấp hơn nhiều so với mong đợi của các nhà hoạch định chính sách. Điều này có nghĩa là cần cân nhắc và cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Một trong những yếu tố có thể tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận các nguồn TDCT là việc kết nối thị trường. Kết nối thị trường tốt sẽ có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ theo hai cách: thứ nhất, hộ có thể tiếp cận tốt với các thông tin liên quan đến tín dụng; thứ hai, hộ có thể tìm được các cơ hội đầu tư mới thông qua việc tiếp cận tốt hơn với thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1) Huyện Yên Châu, các hộ nông dân có thể tiếp cận với nguồn TDCT qua 2 tổ chức chính: Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) và ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trong tổng nguồn cung tín dụng, các khoản vay từ Agribank có tỷ lệ giảm dần trong khi các khoản vay từ NHCSXH có xu hướng tăng dần. Cụ thể, Agribank cũng là tổ chức đứng đầu về lượng vốn huy động (năm 2018 là 704.555 triệu đồng). Tuy nhiên, tăng trưởng mạnh nhất là HNCSXH với mức tăng trưởng bình quân các năm là 125,5 %. Nguồn vốn huy động của NHCSXH 97,09 % là nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.

2) Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng chính thống ở huyện Yên Châu khá cao so với khu vực nông thôn ở các huyện, tỉnh khác, với 55,6% các hộ nắm giữ các khoản vay dưới một hình thức nào đó trong năm 2018. 58,9% hộ có nhu cầy vay tiếp vốn sản xuất kinh doanh, trong đó dưới 5% số hộ làm đơn xin vay vốn mà không được nhận tín dụng. Mức vốn tín dụng bình quân của mỗi khoản vay từ khu vực chính thống là 59,41 triệu đồng. Các hộ có khoản vay tại Agribank trên 50% thu nhập của hộ trong năm 2018. Trong khi đó, các khoản vay NHCSXH bằng 39,67 % thu nhập của hộ. Trên 59% các khoản vay từ Agribank được sử dụng trong nông nghiệp, con số này giảm còn khoảng 47% trong năm 2018. Trên thực tế, chỉ có khoảng 30% các khoản vay từ NHCSXH được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2018.

Có 81,82% chủ hộ trong tổng số hộ nông dân điều tra là nam giới nhận được các khoản vay. Tỷ lệ hộ đã kết hôn là 86,36%, 29,55% số hộ cho rằng tiếp cận nguồn vốn TDCT do từng gặp phải cú sốc về kinh tế. Có sự mất cân đối về khả năng tiếp cận tín dụng giữa các đối tượng với các tổ chức TDCT. Cụ thể, nhóm bao gồm hộ nghèo và cận nghèo là đối tượng tiếp cận được ít nhất với tỷ lệ 23,9% trong tổng cơ cấu hộ điều tra từng vay vốn và 19,6% hộ vay thường xuyên.

3) Kết quả phân tích cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân huyện Yên Châu bị ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố như sau: (i) Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nông dân: Bao gồm các nhân tố tuổi, giới tính, trình độ,

địa vị xã hội, thu nhập, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp, mục đích vay của hộ. (ii) Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng: Bao gồm lãi suất cho vay, thủ tục vay và thời hạn vay. (iii) Nhóm nhân tố Chính sách Nhà nước: Bao gồm các chính sách hỗ trợ lãi suất.

2. Khuyến nghị

Đối với Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu và các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện.

Huyện tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao dịch bảo đảm để tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay TDCT dễ dàng hơn và các tổ chức TDCT đẩy nhanh việc giải ngân vốn tín dụng.

Hiện nay, có một số hộ không đủ vốn tự có để tham gia vào các dự án sản xuất, kinh doanh nên đã huy động vốn từ nguồn tín dụng không chính thống. Tăng cường khả năng tiếp cận của hộ đối với khu vực chính thống cả chiều rộng lẫn chiều sâu, để hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng đen. Chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng đen trong khu vực nông thôn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ tài chính, Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Bùi Thị Minh Thơ (2010), “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của

nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”, 3. Chu Tiến Quang, (2001), Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam: Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 86 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)