Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 84 - 86)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.3. Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước

Những năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng cả ngắn hạn và dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế khu vực nông thôn. Trong đó có 2 chính sách tín dụng lớn ra đời gần đây nhất đó là: Nghị định số 41NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sau 5 năm triển khai Nghị định số 41 cho thấy, bên cạnh một số kết quả đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể như, đối tượng còn bó hẹp, chỉ ở phạm vi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn; mức cho vay không có bảo đảm tài sản còn thấp, các hộ vay được cao nhất cũng chỉ 100 triệu đồng…

Trước những bất cập đó, ngày 09.06.2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55 để thay thế. Cụ thể như bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo tăng gấp 1,5 - 2 lần. Đối với các hộ trồng cây công nghiệp lâu năm, hộ sản xuất, hợp tác xã, chủ trang trại, liên hợp tác xã... được áp dụng các mức vay không có tài sản đảm bảo từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, Nghị định 55 được cho đã có cơ chế chính sách mạnh hơn Nghị định 41 nhưng khi triển khai xuống các địa phương vẫn còn một số bất cập:

Theo đại diện Agribank, nguồn vốn theo quy định của Nghị định 55 thì nhiều, nhưng thực tế chỉ dựa vào nguồn vốn huy động của ngân hàng, mà nguồn vốn huy động của Agribank thì lãi suất cạnh tranh, vì thế nguồn vốn có lãi suất huy động rẻ còn rất hạn chế.

Đối tượng cận nghèo, vừa thoát nghèo không tiếp cận được nguồn vốn chính sách phục vụ cho sản xuất tại NHCSXH. Thực tế, phần lớn hộ nghèo nằm trong diện được vay vốn nhưng lại không có nhu cầu vay do không có khả năng sản xuất

vì mất sức lao động, hộ neo đơn,… và hàng năm vốn dành cho người nghèo không giải ngân hết phải trả về TW, trong khi đó nhiều đối tượng cận nghèo, vừa thoát nghèo thiếu vốn mà không được tiếp cận.

Về lĩnh vực cho vay tín chấp, giá trị khoản vay tín chấp trung bình còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Nghị định 55 mong đợi (Nghị định 55: mức cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; tối đa 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã). Hay nói cách khác, người dân vẫn chưa tiếp cận chính sách ưu đãi về tăng quy mô khoản vay tín chấp như nội dung của Nghị định.

Bên cạnh đó, chính sách lãi suất cho người nghèo ở nông thôn do NHNN đưa ra hiện nay còn gây nhiều tranh cãi, đó là chính sách lãi suất thấp của NHCSXH với mức trung bình 0,5%/tháng, tức là còn thấp hơn lãi suất huy động của các tổ chức TDCT khác. Hơn nữa, với chính sách huy động vốn không hấp hẫn, NHCSXH hạn chế rất nhiều trong huy động vốn tự nguyện (NHCSXH hiện nay còn huy động vốn do các NHNN gửi vào và một số nguồn khác). Những yếu tố này làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển và bền vững của ngân hàng này trong tương lai.

Bảng 3.18. Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ

(%)

1. Mức độ quan tâm 90 100

+ Rất quan tâm 28 31,1

+ Quan tâm 45 50,0

+ Không quan tâm 17 18,9

2. Tác động của các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động sản xuất của hộ

+ Làm tăng thu nhập 52 57,8

+ Tạo việc làm 23 25,5

+ Phát triển ngành nghề 15 16,7

Nguồn: Tính toán của tác giả sản xuất nông nghiệp là ngành đặc thù, mang tính chất mùa vụ cao và chịu nhiều rủi ro do thiên tai nên mỗi thay đổi trong chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất cũng như các quyết

Theo kết quả điều tra, các hộ nông dân tỏ ra khá quan tâm tới các chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho vay. Số người được hỏi trả lời là rất quan tâm chiếm 31,1%, số trả lời quan tâm chiếm ½ tổng số điều tra, chỉ có 18,9% số người được hỏi trả lời không quan tâm tới chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay. Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nông dân được phỏng vấn cho thấy 57,8% hộ đều khẳng định vốn tín dụng đã giúp họ tăng thu nhập và ổn định đời sống; trên 25% số hộ trả lời là tạo thêm việc làm và 16,7% trả lời là phát triển thêm ngành nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)