4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.1. Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nông dân
Khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng chính thống là vấn đề gặp phải tại khu vực nông thôn hiện nay. Những khó khăn này do nhiều yếu tố tác động và có sự khác biệt giữ các đối tượng vay. Kết quả điều tra 90 hộ vay tín dụng tại 3 xã được trình bày tại bảng dưới đây.
Bảng 3.16. Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng cố định về khả năng tiếp cận vốn vay TDCT theo loại và mục đích sử dụng
Đặc điểm ĐVT Tất cả các khoản vay Agribank NH CSXH Sản xuất nông nghiệp Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Đầu tư khác Thu nhập Tr.đ 33.255 40.870 29.530 24.455 59.105 28.348 24.190 Quy mô hộ Người 4,52 4,58 4,80 4,67 4,53 4,67 4,82 TDPCT % 27,27 30,43 23,81 25,0 16,67 41,67 16,67 Hỗ trợ từ con cái % 18,18 21,78 14,28 11,11 30,0 16,67 15,38 Nam giới % 81,82 86,96 76,19 72,73 77,27 65,91 54,55 Đã kết hôn % 86,36 91,30 80,95 75,00 63,64 65,91 68,18 Tuổi năm 33,2 32,8 34,1 33,4 32,5 33,4 34,1 Giáo dục 1 % 6,82 4,35 9,52 5,56 0 8,33 7,69 Giáo dục 2 % 25,00 17,39 33,33 19,44 10,0 25,0 23,1 Giáo dục 3 % 34,10 39,13 28,57 38,89 10,0 41,67 46,15 Giáo dục 4 % 25,00 26,09 23,81 30,56 40,0 8,33 23,1 Giáo dục 5 % 11,36 13,04 9,52 5,56 40,0 8,33 0 Hộ nghèo % 27,27 17,39 38,09 66,67 0 25,0 41,67 Hộ trung bình % 47,73 60,87 33,33 57,14 38,10 71,43 42,86 Hộ khá % 25,00 34,78 14,29 36,36 63,64 45,45 27,27 Sổ đỏ % 90,91 95,65 85,71 70,00 100,0 82,50 87,50 Th.viên HPN % 63,64 56,52 71,43 78,57 64,29 71,43 46,43 Th.viên HND % 68,18 82,61 52,38 66,67 40,0 73,33 46,67 Th.viên CCB % 18,18 21,74 11,54 13,89 10,0 16,67 30,77 Từng gặp phải cú sốc kinh tế % 29,55 21,74 38,10 30,77 15,38 46,15 38,46
Qua kết quả phân tích tại bảng 3.16 cho thấy, trong 44 hộ vay vốn từ khu vực chính thống có 27,27% số hộ vay vốn tín dụng phi chính thống và 18,18% hộ nhận tiền từ con cái. Có 81,82% chủ hộ trong tổng số hộ nông dân điều tra là nam giới. Tỷ lệ hộ đã kết hôn là 86,36%, 29,55% số hộ cho rằng tiếp cận nguồn vốn TDCT do từng gặp phải cú sốc về kinh tế (bị bệnh, thiên tai,…),…
Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc tiếp cận các khoản vay từ tất cả các nguồn là việc liệu hộ đã chịu một cú sốc về thu nhập hay không.
Có một bằng chứng cho thấy những hộ nông dân có thành viên tham gia HPN có nhiều khả năng vay vốn hơn, điều này phù hợp với những nổ lực của HPN trong việc mở rộng tiếp cận tín dụng tới khu vực nông thôn. Cụ thể, HPN đã giúp trên 50% số hộ vay tại Agribank và trên 70% số hộ vay tại NHCSXH. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với bất kỳ nguồn tín dụng nào. Những hộ có thành viên tham gia HND có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng của Agribank hơn, mặc dù mối quan hệ liên quan ở đây không thực sự rõ ràng. Kết quả điều tra 44 khoản vay mà hộ nhận được HND cũng giúp trên 82,61% khoản vay tại Agribank và 52,38% khoản vay tại NHCSXH.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (theo báo cáo của chính quyền xã) thì các hộ ít vay vốn hơn. Kết quả này đúng với tất cả các nguồn cung tín dụng trừ NHCSXH khi mà nghèo đói không phải là yếu tố quyết định đến tiếp cận tín dụng.
Mục đích vay vốn, liên quan đến khoản vay trên thực tế, trong tất cả các trường hợp các hộ gặp phải cú sốc thu nhập bất lợi có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng hơn so với các hộ không vay vốn. Đặc biệt là trường hợp vay cho đầu tư và tiêu dùng. Những hộ có thành viên trong HND thường vay tiền cho mục đích sản xuất nông nghiệp trong khi các hộ là thành viên của HPN thường vay tiền cho mục đích kinh doanh hoặc đầu tư. Những hộ ở xã có tỷ lệ hộ nghèo cao ít có khả năng tiếp cận tín dụng cho hầu hết các mục đích.
Thu nhập bình quân hàng năm của hộ cũng góp phần làm tăng khả năng vay được nhiều vốn tín dụng hơn từ khu vực chính thống. Những hộ khá giả, có điều kiện
Cụ thể, trong 3 tổ chức TDCT thu nhập bình quân của hộ tham gia vay vốn tại Agribank cao nhất khoảng 40,87 triệu đồng, tại NHCSXH khoảng 29,53 triệu đồng/hộ/năm. Nếu xét theo ngành vay thì vay phục vụ sản xuất kinh doanh có thu nhập bình quân cao nhất với gần 60 triệu đồng, trong khi đó, bình quân thu nhập trong nhóm vay phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ khoảng 24 triệu đồng/hộ/năm.
Tài sản thế chấp, kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu tài sản thế chấp là rào cản tiếp cận vốn TDCT phổ biến nhất của các hộ nông dân. Các hộ có điều kiện kinh tế khá và trung bình thường tự tin hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ không tự tin trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT. Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản đảm bảo tiền vay là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay mà không tính đến hiệu quả sản xuất của dự án, khả năng trả nợ của người vay nên người dân khó có thể tiếp cận được nguồn vốn TDCT, đặc biệt là hộ nghèo.
Trình độ học vấn của chủ hộ, các chủ hộ có trình độ học vấn thấp thường gặp khó khăn trong khả năng làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Các chủ hộ có trình độ văn hóa càng cao thì họ càng tiếp cận được nhiều vốn TDCT với lãi suất thấp. Những hộ có trình độ giáo dục cao nhất vay tiền ít hơn từ tất cả các nguồn. Cụ thể, phần lớn các chủ hộ học hết trung học trở lên (65,22% hộ vay Agribank, 52,38% vay tại NHCSXH ), tỷ lệ nhỏ chủ hộ có trình độ cao đẳng và đại học.
Giới tính chủ hộ, sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thống. Các chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với vốn vay tín dụng nhiều hơn các chủ hộ là nữ giới. Cụ thể, tại Agribank số hộ đưa ra các quyết định lựa chọn các phương thức vay vốn chiếm 86,96% là nam giới, chỉ có 13,04% là nữ giới. Ngân hàng CSXH cũng có đến 76,19% chủ hộ là nam giới đứng ra vay.
Diện tích đất (sổ đỏ), là nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến lượng vốn tín dụng mà hộ vay được từ các TCTDCT. Đối với các hộ nông dân, quy mô đất canh tác là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hộ mở rộng sản xuất kinh doanh.
Kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy, những hộ nông dân có diện tích đất lớn hơn thì lượng vốn tín dụng vay được từ các tổ chức TDCT cũng lớn hơn.
Tín dụng phi chính thống, cũng là một nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân. Cụ thể, trong tổng số hộ vay vốn TDCT có 27,27% hộ có vay thêm từ tín dụng phi chính thống. Theo họ, sau 1 năm đầu tư sản xuất chưa thể thu hồi vốn được nên họ phải đi vay nguồn khác với lãi suất cao để đáo hạn ngân hàng. Một số hộ đã vay vốn tín dụng phi chính thống cũng muốn vay thêm vốn từ khu vực chính thống. Vì qua thực tế, chỉ ra rằng, các hộ muốn vay tín dụng chính thống với lãi suất thấp để trả nợ cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng phi chính thống với lãi suất cao là chủ yếu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, địa vị xã hội của chủ hộ cũng là nhân tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân. Theo đó, những chủ hộ có địa vị xã hội có khả năng vay vốn TDCT dễ hơn so với các chủ hộ không có địa vị xã hội. Đơn giản vì họ là những người có điều kiện nắm bắt thông tin nhanh hơn, có uy tín xã hội và có nhiều chương trình TDCT của Nhà nước được thực hiện thông qua họ như là những người tham gia trực tiếp các chương trình đó.
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Yên Châu không có dấu hiệu rõ ràng đó là nhận tiền hỗ trợ từ con cái. Cụ thể, có 18,18% hộ nhận tiền hỗ trợ từ con cái có vay thêm vốn tín dụng chính thống. Qua nghiên cứu thực tế lượng tiền nhận được từ con cái thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hơn nữa, nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất là khá lớn vì thế mà ảnh hưởng của tiền hỗ trợ từ con cái đến khả năng tiếp cận là không đáng kể.