Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 40 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Huyện Yên Châu với tổng dân số 78.635 người, trong đó dân số sống ở nông thôn là 74.623 người chiếm 94,89%, mật độ dân số là 93 người/km2 (Niên giám thống kê, 2017). Huyện Yên Châu có lực lượng lao động dồi dào với 52.900 người tham gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chiếm 67,27% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Cơ cấu lao động đã có hướng chuyển dịch tích cực: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định, có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo, ngược lại lao động hoạt động trong lĩnh vực TTCN - xây dựng thương mại - dịch vụ trong tương lai tiếp tục tăng.

2.1.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Cơ cấu kinh tế huyện Yên Châu giai đọan 2016-2018 đã chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế của huyện.

Giai đoạn 2016-2018 giá trị sản xuất kinh tế toàn huyện tăng qua các năm, năm 2018 đạt 3.019 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 36.2 triệu đồng/người/năm (năm 2016 là 32.4 triệu đồng/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9.59%. Trong đó tăng trưởng nhiều nhất là ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tăng đến 18.02%/năm, tiếp đến là dịch vụ tăng 6.47%, ngành nông - lâm - thủy sản chỉ tăng 4,11%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm, bên cạnh đó cũng do tác động của điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…) và một lý do nữa là người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, lượng vốn sử dụng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn,…

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Châu giai đoạn 2016-2018

ĐVT: %.

Các ngành kinh tế 2016 2017 2018

- Công nghiệp và xây dựng 33.1 31.1 30.3

- Dịch vụ 31.7 35.7 35.9

- Nông - lâm - thủy sản 35.2 33.2 33.7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Châu, 2018).

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất, hầu như không có sự thay đổi, nông nghiệp thuần túy (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ lệ lớn: Trồng trọt chiếm tỷ trọng trên 60%, chăn nuôi trên 24% còn dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (trên 2%). Cụ thể các lĩnh vực như sau:

a) Trồng trọt

Ngô là cây lương thực chủ lực của huyện. Năng suất, sản lượng Ngô không ổn định qua các năm, năm 2016 diện tích gieo trồng là 17.397 ha, đạt năng suất 43,66 tạ/ha, sản lượng đạt 75.952 tấn; đến năm 2018 gieo trồng 15.535 ha, đạt năng suất 44,95 tạ/ha, sản lượng đạt 69.828 tấn.

Lúa là cây lương thực thứ hai của huyện. Năng suất, sản lượng lúa không ổn định qua các năm, năm 2016 diện tích gieo trồng là 2.334 ha, đạt năng suất 46,07 tạ/ha, đến năm 2018 gieo trồng 2.497 ha, đạt năng suất 46,56 tạ/ha. Năng suất không ổn định ngoài tác động của khí hậu thời tiết, thủy lợi thì yếu tố vốn đầu tư

Hiện trên địa bàn huyện Yên Châu có trên 1.997 ha diện tích cây công nghiệp hàng năm (Sắn, Dong riềng, Mía) với sản lượng đạt 107.485 tấn; có 1.374 ha cây công nghiệp lâu năm (Cao su, Cà Phê, Chè) với sản lượng đạt 1.911 tấn sản phẩm; có 4.368 ha cây ăn quả các loại với sản lượng đạt 15.750 tấn quả;. trị giá sản xuất 1.130 tỷ đồng. Cơ cấu chủ yếu cây ăn quả gồm cây Xoài diện tích 2.413 ha, cây Nhãn 2.350 ha, cây Chuối 4.054 ha, cây Mận Hậu 6.123 ha,… Xoài, Nhãn và Mận Hậu là những cây có giá trị kinh tế cao đồng thời có thị trường xuất khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do đất đai kém màu mỡ, một số diện tích đất bị thu hẹp để xây dựng, sản xuất còn manh mún, chưa có công nghệ chế biến sâu, không có khả năng cung vốn để mở rộng diện tích và trồng mới với quy mô lớn nên các cây này mới chỉ cho thu trong nhập bước đầu trong phát triển kinh tế,…

b) Chăn nuôi: Chăn nuôi huyện Yên Châu phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi tập trung, công nghiệp vừa tạo hiệu qủa kinh tế cao vừa thuận lợi kiểm soát dịch cúm gia cầm. Chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9% nhưng không đều do giá cả sụt giảm, tổng đàn trâu bò 13.542 con, tổng đàn lợn 34.752 con, tổng đàn gia cầm 344.064 con.

c) Lâm nghiệp - nuôi trồng thủy sản

Đất lâm nghiệp của huyện 44.101,22 ha. Phân tán theo địa hình của 14 xã. Độ che phủ tăng từ 47% năm 2016, lên 49% năm 2018. Mỗi năm trồng mới thêm 200 ha rừng và hơn 1 triệu cây phân tán, khai thác 74.100 tấn củi.

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng từ 285 ha năm 2016, lên 318 ha năm 2018, tổng sản lượng tăng từ 397 tấn lên 452 tấn cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2018 cũng đạt năng suất cao nhất trong 3 năm qua với sản lượng nuôi trồng đạt 442 tấn, khai thác đạt 10 tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)