Tín dụng trong nông nghiệp nông thôn ở một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 31 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tín dụng trong nông nghiệp nông thôn ở một số nước

* Tín dụngnông nghiệp nông thôn ở Nhật Bản

Nhật Bản được coi là một trong những nước thành công trong hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích mạnh phát triển nông nghiệp bằng việc thành lập ngân hàng cầm đồ, thế nợ bất động sản và những ngân hàng nông - công nghiệp địa phương. Sau đó các tổ chức này được thay thế bằng các tổ chức tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (AFFFC), cung cấp tiền cho nông nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông dân và các trang trại nông nghiệp chủ yếu thông qua các HTX nông nghiệp (Joann Ledgerwood, 2001).

Từ đầu những năm 1960 Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay vốn nông nghiệp (GPALs) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn của chương trình này là từ Chính phủ và tư nhân thông qua HTX nông nghiệp. Năm 1984 có 19 loại quỹ Chính phủ cho GPALs và 21 loại quỹ tư nhân với lượng tiền 693 tỷ yên. Chương trình cho vay nông nghiệp của Chính phủ Nhật Bản hịên nay được cho là khá hoàn hảo với lãi suất và thời gian vay dài hạn.

nghiệp của đất nước và tài chính của các trang trại nông nghiệp. Đây là một tổ chức trực tiếp quan hệ tín dụng với nông dân và các trang trại. Hàng năm HTX nông nghiệp cung cấp tới 70% số tiền cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Như vậy ở Nhật Bản toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng bởi HTX nông nghiệp và AFFFC và GPALs.

*Tín dụng nông nghiệpnông thôn ởPhilippines

Hệ thống tín dụng chính thống cung cấp vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn ở Philippin bao gồm các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đặc biệt của Chính phủ. Hệ thống các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thương mại bao gồm của Nhà nước và của tư nhân có các chi nhánh xuống tận làng xã ở khắp cả nước. Trong đó, ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất trong tổng số dư tiền cho vay của ngân hàng nông thôn thì có tới 97%-100% là cho vay nông nghiệp. Chính phủ Philippin đã có những chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như bắt buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 25% quỹ tiền vay có thể của họ cho nông nghiệp, chính phủ có một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn lớn nhất đó là Land Bank của Philippin. Ngân hàng này đã dành tới 67% số vốn huy động để cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt ở Philippin cũng có những ngân hàng những công ty được coi là thành công trong việc cho hộ nông dân nghèo vay vốn. Như vậy ở Philippin không chỉ các hộ nông dân được tiếp cận đầy đủ với nguồn vốn tín dụng chính thống mà ngay cả các hộ nông dân nghèo cũng rất được quan tâm cho vay vốn để yên tâm sản xuất. (Joann Ledgerwood, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện yên châu, tỉnh sơn la​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)