4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Kết quả điều tra 90 hộ nông dân ở 3 địa phương: xã Mường Lựm, Chiềng Khoi và Chiềng Pằn cho thấy một số đặc điểm sau:
Bảng 3.1. Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra
Chỉ tiêu Số hộ % Số lao động/hộ 1 lao động 4 4,4 2 lao động 36 40,0 Từ 3 lao động trở lên 50 55,6 Số nhân khẩu/hộ
Từ 3 nhân khẩu trở xuống 12 13,3
4-5 nhân khẩu 57 63,3
Từ 6 nhân khẩu trở lên 21 23,4
Trình độ chủ hộ
Mù chữ 12 13,3
Tiểu học 16 17,8
Phổ thông cơ sở 30 33,3
Phổ thông trung học 7 7,8
Trung cấp, cao đẳng, đại học 25 27,8
Đất đai (m2/hộ) Dưới 1000 2 2,2 Từ 1000 - 3000 1 1,1 Trên 3000 87 96,7 Thu nhập bình quân/người /tháng Dưới 700.000 đồng 4 4,44 Từ 710.000- 1.000.000 đồng 26 28,89 Trên 1.000.000 nghìn 60 66,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2018).
+ Về số nhân khẩu/hộ điều tra:
Theo kết quả điều tra cho thấy, hộ ít nhất có 1 nhân khẩu và hộ nhiều nhất có 9 nhân khẩu, bình quân số nhân khẩu trên hộ là 5,0 nhân khẩu. Tiến hành phân tổ
các hộ thành 3 nhóm: Từ 3 nhân khẩu trở xuống, 4-5 nhân khẩu, trên 6 nhân khẩu. Kết quả là có 12 hộ có từ 3 nhân khẩu trở xuống (chiếm 13,3 % tổng số hộ điều tra), đây là những hộ gia đình trẻ; 57 hộ có từ 4-5 nhân khẩu (chiếm 63,3%), đây là cơ cấu gia đình bình thường, phù hợp với mức bình quân chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình có số nhân khẩu từ 6 trở lên là 21 hộ (chiếm 23,4%), số lượng người ăn theo cao trong khi số lao động ít, tạo ra của cải vật chất ít nên thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng lại chi tiêu nhiều, chất lượng cuộc sống thấp làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng càng trở lên khó khăn, dẫn tới nghèo đói.
+ Về số lượng lao động/hộ:
Kết quả điều tra cho thấy số hộ chỉ có 1 lao động chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ với 4 hộ chiếm 4,4% tổng số hộ, đây là những hộ neo đơn nên khả năng phát triển sản xuất kém, khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thống. Số hộ có 2 lao động là tương đối lớn, có 36 hộ chiếm 40,0% tổng số hộ điều tra, những hộ này thường có số nhân khẩu đông. Tuy nhiên, số hộ có từ 3 lao động trở lên là lớn nhất với 50 hộ chiếm 55,6%, đây là những hộ có số lao động lớn đóng góp vào lực lượng sản xuất kinh doanh của địa phương, nhu cầu sử dụng vốn để mở rộng sản xuất của các hộ này là rất nhiều.
+ Về trình độ văn hóa của chủ hộ:
Như đã đề cập ở phần lý luận, trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố tác động trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng đầu tư sản xuất cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống. Theo thống kê thì có 7 chủ hộ (chiếm 7,8% tổng số hộ) có trình độ học vấn phổ thông trung học và 27,8% hộ có trình độ học vấn trung cấp và cao đẳng, đây là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu phương thức sản xuất mới cũng như hiểu biết dễ dàng được các thủ tục khi muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống. Nhưng bên cạnh đó, số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở vẫn còn khá lớn với 30 chủ hộ (chiếm 33.3% tổng số hộ), đặc biệt vẫn còn có 16 chủ hộ (chiếm 17,8% tổng số hộ) có trình độ tiểu học và 12 hộ (chiếm 13,3% tổng số hộ) không biết chữ; đây là lực lượng lao động có khả năng tổ chức kém cũng như khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng rất là khó khăn.