4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.3. Tình hình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống
Trong những năm gần đây công tác cho vay của các tổ chức đạt được một số kết quả khả quan được thể hiện ở biểu đồ 3.1 sau:
Hình 3.1. Biểu đồ tình hình sử dụng vốn huy động và hoạt động cho vay
(Nguồn: Báo cáo của các tổ chức tín dụng chính thống, 2018)
Hình 3.1 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của khu vực TDCT tăng đều qua các năm, năm 2016 là 857.624 triệu đồng đến năm 2018 là 1.081.140 triệu đồng, tăng 223.516 triệu đồng, tương đương với tăng 26,1%. Song song với việc tăng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn sử dụng cũng tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng mạnh hơn so với nguồn vốn huy động: 618.492 triệu đồng (2016) và 814.974 triệu đồng (2018) tăng 196.482 triệu đồng tương đương với 31,7%.
Cơ cấu nguồn vốn vay chủ yếu là nội tệ. Tình hình huy động vốn và khả năng sử dụng vốn của các ngân hàng ngày càng tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của các tổ chức tín dụng đi đúng quỹ đạo, hợp quy luật, với kết quả tốt trong công tác kinh doanh.
Tuy nhiên, công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, có thể điểm qua một số vấn đề cơ bản sau:
+ Trong thời gian qua, thị trường bất động sản và vàng có nhiều biến động, đồng thời có nhiều kênh huy động vốn khác của kho bạc nhà nước, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ,… nên người dân có rất nhiều lựa
+ Các tổ chức tín dụng chủ yếu huy động vốn từ nguồn vốn ngắn hạn, đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động dài hạn đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của nền kinh tế vẫn là vấn đề nan giải.
+ Các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa thực sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao dù ngân hàng đã có những nổ lực nhất định theo hướng này.
3.2.3.1. Tình hình cho vay vốn tại Ngân hàng Agribank huyện Yên Châu
Agribank là ngân hàng duy nhất thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trên địa bàn nghiên cứu. Tổng doanh số cho vay tăng đều qua các năm, năm 2016 tổng doanh số cho vay là 409.443 triệu đồng đến năm 2018 là 522.796 triệu đồng, tăng 113.353 triệu đồng tương đương 27,7%. Trong cơ cấu nguồn vốn cho vay, chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng vốn vay hàng năm trên 40%. Trồng trọt là ngành có lượng vốn vay ổn định nhất trong 3 ngành: năm 2016 với lượng vốn vay 121.605 triệu đồng đến năm 2018 là 145.703 triệu đồng tăng 24.098 triệu đồng tương đương 19,8%.
Kết quả cũng cho thấy, số hộ tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2018 có 8.958 lượt hộ vay vốn, tăng 699 hộ so với năm 2016. Agribank là tổ chức có độ sâu tín dụng cao nhất trong 2 tổ chức cho vay, bình quân trên 58,36 triệu đồng một khoản vay (năm 2018). Trong 3 ngành, dịch vụ - ngành nghề có mức vay bình quân/khoản vay là lớn nhất (69,92 triệu đồng, năm 2018).
Như vậy, tình hình huy động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng tăng thể hiện sự phát triển của ngân hàng đi đúng quỹ đạo, hợp quy luật, với kết quả tốt trong công tác kinh doanh. Agribank vẫn là đơn vị tín dụng mạnh trong việc cung cấp các khoản vay cho các đối tượng có nhu cầu tiếp cận vốn vay.
Bảng 3.4. Tình hình cho vay đến các ngành sản xuất của Agribank Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) So với năm 2016 Số tương đối (+) Số tương đối (%)
1. Tổng doanh số cho vay Tr.đ 409.443 100 467.608 100 522.796 100 113.353 127.70
- Chăn nuôi " 179.623 43.87 207.150 44.30 220.045 42.09 40.422 122.50 - Trồng trọt " 121.605 29.7 125.553 26.85 145.703 27.87 24.098 119.80 - Dịch vụ, ngành nghề " 108.215 26.43 134.905 28.85 157.048 30.04 48.833 145.13 2. Tổng số hộ lượt vay Hộ 8.259 100 8.502 100 8.958 100 699 108.50 -Chăn nuôi " 3.589 43.46 3.756 44.18 3.797 42.39 208 105.80 - Trồng trọt " 2.704 32.74 2.672 31.43 2.915 32.54 211 107.80 - Dịch vụ, ngành nghề " 1.966 23.80 2.074 24.39 2.246 25.07 280 114.20
3. Mức vốn cho vay/lượt hộ vay Tr.đ 49.58 - 54.00 - 58.36 - - -
-Chăn nuôi " 50.04 - 55.15 - 57.95 - - -
- Trồng trọt " 44.97 - 46.98 - 49.98 - - -
- Dịch vụ, ngành nghề " 55.04 - 65.04 - 69.92 - - -
c) Lãi suất cho vay của Agribank huyện Yên Châu
Hoạt động cho vay của Agribank phụ thuộc rất lớn vào chi phí tiếp cận. Chi phí tiếp cận được tính bằng lãi suất đầu vào/đầu ra và chi phí giao dịch của khách hàng. Như vậy, Agribank có lãi suất huy động và cho vay ở mức trung bình, chi phí giao dịch cũng ở mức trung bình so với các tổ chức tín dụng khác.
Bảng 3.5. Lãi suất cho vay và huy động của Agribank huyện Yên Châu
Đơn vị: %.
Lãi suất huy động/năm Lãi suất cho vay/năm
Không kỳ hạn 3
Kỳ hạn 6 tháng 10 11,5
Kỳ hạn 12 tháng 10 12,5
(Nguồn: Agribank tỉnh Sơn La - chi nhánh huyện Yên Châu, 2018). 3.2.3.2. Tình hình cho vay vốn tại NHCSXH huyện Yên Châu
Theo kết quả điều tra ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH trong những năm gần đây đều tăng song tốc độ tăng tưởng bình quân qua các năm là cao (năm 2018, là 129,9%) so với các tổ chức tín dụng khác. Năm 2016 doanh số cho vay là 61,090 triệu đồng đến năm 2018 doanh số cho vay là 101,068 triệu đồng, tăng 39,978 triệu đồng.
Những năm gần đây gần 100% tổng nguồn vốn NHCSXH cho hộ nghèo vay là trung và ngắn hạn vì nguồn vốn nông dân nghèo vay chủ yếu phục vụ cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2016 tổng số nguồn vốn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi là 44,412 triệu đồng, và năm 2018 là 75,939 triệu đồng. Số hộ nghèo tiếp cận với tín dụng ngày một tăng. Năm 2016 có 2,904 lượt hộ được vay vốn đến năm 2018 là 3,201 hộ nghèo được vay vốn, tăng 297 hộ tương đương 10%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động của NHCSXH huyện Yên Châu đã tiếp cận được đến một lượng không nhỏ người nghèo. Song cần phải cải thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Bảng 3.6. Tình hình cho vay theo ngành của Ngân hàng chính sách xã hội Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh Số lượng trọng Tỷ (%) Số lượng trọng Tỷ (%) Số lượng trọng Tỷ (%) 17/16 (%) 18/17 (%)
1. Tổng doanh số cho vay Tr.đ 61.090 100 77.819 100 101.068 100 127.4 129.9
- Chăn nuôi " 23.092 37.80 29.182 37.50 38.015 37.61 126.3 130.3 - Trồng trọt " 21.320 34.90 27.859 35.80 37.924 37.52 130.6 136.1 - Dịch vụ, ngành nghề " 16.678 27.30 20.778 26.70 25.129 24.86 124.5 120.9 2. Tổng số hộ lượt vay Hộ 2.904 100 3.025 100 3.201 100 104 105.8 - Chăn nuôi " 1.152 39.67 1.257 41.55 1.265 39.52 109 100.6 - Trồng trọt " 972 33.47 1.058 34.98 1.182 36.93 109 111.7 - Dịch vụ, ngành nghề " 780 26.86 710 23.47 754 23.56 91 106.2
3. Mức vốn cho vay/lượt hộ vay Tr.đ 21.04 - 25.73 - 31.57 - - -
- Chăn nuôi " 20.05 - 23.22 - 30.05 - - -
- Trồng trọt " 21.93 - 26.33 - 32.08 - - -
- Dịch vụ, ngành nghề " 21.38 - 29.26 - 33.33 - - -
c) Lãi suất cho vay của NHCSXH huyện Yên Châu
Ngân hàng NHCSXH huyện Yên Châu thực hiện mức cho vay đối với hộ nghèo luôn được điều chỉnh tăng theo mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ. Năm 2016 mức vốn vay tối đa đối với mỗi hộ là 30 triệu đồng, năm 2017 là 40 triệu đồng và năm 2018 là 50 triệu đồng.
Lãi suất cho vay của NHCSXH trong những năm gần đây cũng có những thay đổi như sau:
Đơn vị tính: %
Năm 2016 0,55
Năm 2017 0,6-0,84
Năm 2018 0,65-0,85
Lãi suất nợ quá hạn: 130% lãi suất trong hạn
(Nguồn:Lãi suất nợ quá hạn, lãi suất trong hạn của NHCSXH Yên Châu)
Ta thấy NHCSXH có lãi suất cho vay thấp hơn so với Agribank. Đây là ưu đãi giúp cho những hộ nông dân nghèo có điều kiện vượt lên thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên, chi phí giao dịch lại ở mức cao nên khách hàng khó tiếp cận với NHCSXH. Bên cạnh đó, NHCSXH thì chính sách lãi suất lại phụ thuộc vào quyết định của Bộ tài chính và các chương trình của Chính phủ, ví dụ như chương trình cho hộ nghèo vay về nhà ở theo Quyết định 167/2008/Q Đ-TTg với mức lãi suất 0,25%/tháng. Những chính sách này có khả năng hỗ trợ đặc biệt cho các vùng nông thôn huyện Yên Châu, tuy nhiên việc được hưởng các chính sách vay vốn này lại là điều mà nhiều người không làm được do số lượng được hưởng ưu đãi có hạn. Do vậy, cần phải đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình giải ngân vốn tín dụng của NHCSXH đến tay các hộ nông dân nghèo.