4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay:
- Số lượng và tỷ lệ hộ được vay theo mục đích cho vay (= Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hộ được vay lại cao hoặc thấp.
- Số tiền bình quân một hộ vay theo mục đích vay (= Tổng lượng vốn vay/Tổng số hộ vay). Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình quân mà mỗi hộ được vay là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số vốn bình quân một hộ được vay lại cao hoặc thấp.
- Lãi suất và thời hạn cho vay. - Quy trình cho vay.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hộ vay vốn tín dụng: - Tình hình cơ bản của hộ điều tra.
- Nhu cầu của nông dân trong vấn đề vay vốn. - Một số khó khăn của hộ.
- Một số nguyện vọng của hộ.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận vốn tín dụng:
- Tỷ lệ số hộ được vay (= Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra). - Tỷ lệ số hộ hiểu rõ quyền lợi của mình khi vay/số hộ điều tra. - Tỷ lệ số hộ có đủ điều kiện được vay/số hộ điều tra.
- Tỷ lệ hộ vay vốn/số hộ có nhu cầu vay vốn. - Tỷ lệ số hộ được vay vốn/số hộ làm đơn xin vay.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của các hộ nông dân điều tra
3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Kết quả điều tra 90 hộ nông dân ở 3 địa phương: xã Mường Lựm, Chiềng Khoi và Chiềng Pằn cho thấy một số đặc điểm sau:
Bảng 3.1. Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra
Chỉ tiêu Số hộ % Số lao động/hộ 1 lao động 4 4,4 2 lao động 36 40,0 Từ 3 lao động trở lên 50 55,6 Số nhân khẩu/hộ
Từ 3 nhân khẩu trở xuống 12 13,3
4-5 nhân khẩu 57 63,3
Từ 6 nhân khẩu trở lên 21 23,4
Trình độ chủ hộ
Mù chữ 12 13,3
Tiểu học 16 17,8
Phổ thông cơ sở 30 33,3
Phổ thông trung học 7 7,8
Trung cấp, cao đẳng, đại học 25 27,8
Đất đai (m2/hộ) Dưới 1000 2 2,2 Từ 1000 - 3000 1 1,1 Trên 3000 87 96,7 Thu nhập bình quân/người /tháng Dưới 700.000 đồng 4 4,44 Từ 710.000- 1.000.000 đồng 26 28,89 Trên 1.000.000 nghìn 60 66,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2018).
+ Về số nhân khẩu/hộ điều tra:
Theo kết quả điều tra cho thấy, hộ ít nhất có 1 nhân khẩu và hộ nhiều nhất có 9 nhân khẩu, bình quân số nhân khẩu trên hộ là 5,0 nhân khẩu. Tiến hành phân tổ
các hộ thành 3 nhóm: Từ 3 nhân khẩu trở xuống, 4-5 nhân khẩu, trên 6 nhân khẩu. Kết quả là có 12 hộ có từ 3 nhân khẩu trở xuống (chiếm 13,3 % tổng số hộ điều tra), đây là những hộ gia đình trẻ; 57 hộ có từ 4-5 nhân khẩu (chiếm 63,3%), đây là cơ cấu gia đình bình thường, phù hợp với mức bình quân chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình có số nhân khẩu từ 6 trở lên là 21 hộ (chiếm 23,4%), số lượng người ăn theo cao trong khi số lao động ít, tạo ra của cải vật chất ít nên thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng lại chi tiêu nhiều, chất lượng cuộc sống thấp làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng càng trở lên khó khăn, dẫn tới nghèo đói.
+ Về số lượng lao động/hộ:
Kết quả điều tra cho thấy số hộ chỉ có 1 lao động chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ với 4 hộ chiếm 4,4% tổng số hộ, đây là những hộ neo đơn nên khả năng phát triển sản xuất kém, khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thống. Số hộ có 2 lao động là tương đối lớn, có 36 hộ chiếm 40,0% tổng số hộ điều tra, những hộ này thường có số nhân khẩu đông. Tuy nhiên, số hộ có từ 3 lao động trở lên là lớn nhất với 50 hộ chiếm 55,6%, đây là những hộ có số lao động lớn đóng góp vào lực lượng sản xuất kinh doanh của địa phương, nhu cầu sử dụng vốn để mở rộng sản xuất của các hộ này là rất nhiều.
+ Về trình độ văn hóa của chủ hộ:
Như đã đề cập ở phần lý luận, trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố tác động trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng đầu tư sản xuất cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống. Theo thống kê thì có 7 chủ hộ (chiếm 7,8% tổng số hộ) có trình độ học vấn phổ thông trung học và 27,8% hộ có trình độ học vấn trung cấp và cao đẳng, đây là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu phương thức sản xuất mới cũng như hiểu biết dễ dàng được các thủ tục khi muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống. Nhưng bên cạnh đó, số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở vẫn còn khá lớn với 30 chủ hộ (chiếm 33.3% tổng số hộ), đặc biệt vẫn còn có 16 chủ hộ (chiếm 17,8% tổng số hộ) có trình độ tiểu học và 12 hộ (chiếm 13,3% tổng số hộ) không biết chữ; đây là lực lượng lao động có khả năng tổ chức kém cũng như khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng rất là khó khăn.
3.1.2. Tình hình đất đai của hộ điều tra
Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu là khá cao. Bình quân mỗi hộ nông dân có khoảng 13.664 m2 đất sản xuất, hộ thấp nhất có khoảng 500 m2 (ở xã Chiềng pằn) và hộ cao nhất có 30.600 m2
đất (ở xã Mường Lựm). Có 78 hộ có tổng diện tích đất trên 3000 m2 chiếm 96,7% tổng số hộ điều tra; số hộ có diện tích dưới 1000 m2 là 2 hộ (2,2%) và 1 hộ có diện tích đất đai từ 1000- 3000 m2. Những hộ có diện tích đất thấp chủ yếu tập trung ở xã Chiềng Pằn, những hộ có tổng diện tích đất đai cao hơn thuộc 2 xã Mường Lựm và Chiềng Khoi. Diện tích đất sản xuất không phải là những yếu tố cản trở việc sản xuất kinh doanh mà là địa hình thửa đất thường dốc, đất bạc mầu có độ dốc cao chỉ canh tác được nhờ nước mưa và không có giá trị kinh tế cao đây cũng là yếu tố cản trở việc tiếp cận nguồn vốn vay TDCT của các hộ nông dân.
3.1.3. Tình hình tham gia các tổ chức đoàn hội
Trong quá trình sản xuất và sinh sống ở nông thôn việc gia nhập các tổ chức đoàn hội là tự nguyện. Theo kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ nông dân ít nhất là thành viên của một tổ chức đoàn hội nào đó. Thậm chí có những hộ nông dân là thành viên của 2 - 3 tổ chức đoàn hội.
Những hộ nông dân theo điều tra là thành viên của Hội nông dân chiếm tỷ lệ 8,89% với 80 hộ. Ngoài Hội nông dân thì Hội phụ nữ cũng có số thành viên đông đảo nhất với 87 hộ (chiếm 86.6% tổng số hộ). Hầu hết các hộ nông dân là thành viên của hội này để được nhận những lợi ích, ưu ái mà xã hội dành cho họ. Thực tế cho thấy có rất nhiều chương trình dự án cho vay vốn với lãi suất ưu đãi chỉ dành riêng cho đối tượng là phụ nữ. Ngoài ra tỷ lệ hộ nông dân là thành viên của Đoàn thanh niên và Hội Cựu chiến binh cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Vai trò của các tổ chức đoàn hội có ý nghĩa khá quan trọng, họ nhiều khi đóng vai trò đỡ đầu cho các hộ trong quá trình làm ăn.
3.1.4. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra
Tổng hợp số liệu về thu nhập của hộ nông dân điều tra tại thời điểm đầu 2018 trên các nhóm khác nhau ta thấy:
Nhóm thứ nhất là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 700 nghìn đồng/tháng; nhóm này chiếm tỷ lệ 4,4% số hộ điều tra với 4 hộ. Những hộ có bình quân thu nhập thấp như vậy được xếp vào nhóm hộ nghèo, đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.
Nhóm thứ hai là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 710.000- 1.000.000 đồng/tháng; nhóm này chiếm tỷ lệ lớn hơn lên tới hơn 28,89% số hộ điều tra với 26 hộ. Nhóm có thu nhập như vậy đảm bảo được mức sống tối thiểu, có điều kiện phát triển sản xuất cải thiện kinh tế hộ nông dân, họ có nhu cầu cao về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng cần hướng đến để giúp họ có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thống tốt hơn.
Nhóm thứ ba là nhóm có thu nhập bình quân đầu người khá cao ở mức trên 1000.000 đồng/tháng, nhóm này chiếm tỷ lệ 66,67 % với 60 hộ. Đây là tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ điều tra, điều này chứng tỏ rằng đời sống của một bộ phận hộ nông dân ngày càng được nâng cao.
3.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Yên Châu huyện Yên Châu
3.2.1. Đặc điểm của hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Yên Châu
Thứ nhất, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn huyện Yên Châu còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, sản phẩm tín dụng của ngân hàng còn chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm,… Tuy nhiên, hoạt động của các TCTD huyện Yên Châu khá sôi động và là điểm thu hút sự đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ hai, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Thủ tục phiền hà và quy trình rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp và làm nảy sinh những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng đen,..
Thứ ba, hộ nông dân tham gia vào cả cung và cầu vốn tín dụng. Sản xuất nông nghiệp tùy thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và quy mô đất đai, nên thu nhập không đồng nhất và mức tiết kiệm hay nhu cầu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp giữa các hộ nông dân là khác nhau. Ngoài ra, hộ nông dân đã và đang được nhận nhiều nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp như: trợ cấp từ con cái và chính sách phúc lợi xã hội của Chính phủ,.. Tất cả các nguồn thu nhập này của hộ nông dân có thể tham gia vào thị trường vốn tín dụng khu vực chính thống huyện Yên Châu.
Thứ tư, tín dụng chính thống huyện Yên Châu đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho cả khu vực sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và tiêu dùng của hộ nông dân. Sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và quá trình đô thị
Thứ năm, nhu cầu vốn cho khu vực nông thôn huyện Yên Châu chủ yếu có quy mô nhỏ. Nguyên nhân là do, sản xuất nông nghiệp nói chung còn manh mún, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều, cơ giới hóa đạt thấp,…
Thứ sáu, nhu cầu nâng cao kiến thức và chuyên môn kỹ thuật trong quản lý và sử dụng vốn tín dụng khu vực chính thống ngày càng cao. Nhu cầu cấp thiết của hộ nông dân huyện Yên Châu là phát triển công nghệ chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông thôn; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nổ lực nâng cao chất lượng cuộc sống và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện.
Bảng 3.2. Đặc điểm của các tổ chức tín dụng chính thống Tổ chức Agribank NHCSXH Điểm mạnh (strengths) - Nằm ở trung tâm thị trấn. - Là NHTM có uy tín.
- Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn.
- Nằm ở trung tâm thị trấn. - Được Nhà nước bảo hộ. - Lãi suất cho vay thấp hơn.
Điểm yếu (Weakeness)
- Hình thức và thủ tục cho vay vẫn chưa thuận lợi.
- Không có cho vay dài hạn.
- Mới thành lập
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. - Đội ngũ cán bộ vẫn còn khá mỏng và trẻ.
- Không có cho vay dài hạn. - Chỉ có một nhóm đối tượng được vay.
Cơ hội (Opportunitines)
- Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng cao.
- Nhà nước đang quan tâm đến xóa đói giảm nghèo và phát triển cân bằng xã hội. - Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng cao.
Thách thức (Threats)
- Ngày càng có nhiều NHTM cho vay với lãi suất ưu đãi và chất lượng dịch vụ cao.
- Đồng tiền có nhiều biến động nên người dân vẫn chưa yên tâm khi gửi tiền.
- Thị trường thứ cấp chưa nhiều nên việc quay vòng vốn còn nhiều hạn chế.
- Cho vay và quản lý vốn vay còn hạn chế vì hộ nghèo vẫn còn gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn vay của mình.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân với các tổ chức tín dụng chính thống cơ bản trên địa bàn, đó là: Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội.
3.2.2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống
Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016-2018 của huyện Yên Châu phát triển mạnh, điều này thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động tại cả hai tổ chức tín dụng chính thống qua các năm đều tăng mạnh.
Cụ thể, Ngân hàng Agribank (năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 120,5%). Trong hai tổ chức tín dụng, Ngân hàng Agribank cũng là tổ chức đứng đầu về lượng vốn huy động (năm 2018 là 704.555 triệu đồng). Tuy nhiên, tăng trưởng mạnh nhất là HNCSXH với mức tăng trưởng bình quân các năm là 125,5 %. Nguồn vốn huy động của NHCSXH 97,09 % là nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.
Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống huyện Yên Châu năm 2016-2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) So với năm 2016 Số Tuyệt đối (+) Số Tương đối (%) 1. Agribank 584.843 100 638.843 100 704.555 100 119.712 120,5
- Tiền gửi tiết kiệm 258.123 44,14 272.340 42,63 306.018 43,43 47.895 118,6 - Tiền gửi kho bạc 145.370 24,86 165.386 25,89 178.390 25,32 33.020 122,7 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 81.130 13,87 93.660 14,66 96.426 13,69 15.296 118,9 - Tiền gửi bảo hiểm xã hội 57.520 9,84 62.120 9,72 68.087 9,66 10.567 118,4 - Vốn ủy thác đầu tư 42.700 7,30 45.337 7,10 55.634 7,90 12.934 130,3
2. NHCSXH 257.800 100 298.320 100 323.620 100 65.820 125,5
- Tiền gửi tiết kiệm 7.200 2,79 8.120 2,72 9.420 2,91 2.220 130,8
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước 250.600 97,21 290.200 97,28 314.200 97,09 63.600 125,4
3.2.3. Tình hình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống
Trong những năm gần đây công tác cho vay của các tổ chức đạt được một số kết quả khả quan được thể hiện ở biểu đồ 3.1 sau:
Hình 3.1. Biểu đồ tình hình sử dụng vốn huy động và hoạt động cho vay
(Nguồn: Báo cáo của các tổ chức tín dụng chính thống, 2018)
Hình 3.1 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của khu vực TDCT tăng đều qua các năm, năm 2016 là 857.624 triệu đồng đến năm 2018 là 1.081.140 triệu đồng, tăng 223.516 triệu đồng, tương đương với tăng 26,1%. Song song với việc tăng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn sử dụng cũng tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng mạnh hơn so với nguồn vốn huy động: 618.492 triệu đồng (2016) và 814.974 triệu đồng (2018) tăng 196.482 triệu đồng tương đương với 31,7%.