Phân tích các tỷ số đánh giá lợi nhuận tại công ty TNHH EVERLAND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các tỷ số đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp và một số giải pháp trường hợp công ty tnhh dịch vụ địa ốc everland​ (Trang 30)

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ số đánh giá lợi nhuận tại công ty TNHH EVERLAND

2.2.1.1 Nhân tố tài sản

Bảng 2.2 Cơ cấu tổng tổng tài sản qua các kỳ của 2 năm 2014-2015 Kỳ

Chỉ Tiêu

Kỳ I % Kỳ II % Kỳ III % Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II tuyệt đối tương đối (%) tuyệt đối tương đối (%) 1.Tổng TS 65.545 100 67.045 100 69.545 100 1500 2,29 2500 3,73 2. TSNH 16.104 24,6 16.854 25,1 17.507 25,2 750 4,66 653 3,87 3. TSDH 49.441 75,4 50.191 74,9 52.038 74,8 750 1,52 1847 3,68 (Nguồn: Bảng BCKQHĐKD), Phòng kế toán đơn vị: triệu đồng,

Qua bảng cơ cấu tổng tài sản của công ty TNHH EVERLAND qua 3 kỳ trong 2 năm 2014-2015, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty không thay đổi nhiều nhưng có tăng về giá trị sau các kỳ tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn vẫn là tài sản dài hạn. Cụ thể:

- Giai đoạn kỳ I sang kỳ II: Cơ cấu tài sản thay đổi theo hướng tài sản ngắn hạn tăng và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Giai đoạn kỳ II sang kỳ III vẫn theo

hướng tài sản ngắn hạn tăng và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn, nhưng tỷ trọng thay đổi rất nhỏ.

- Ở kỳ I, tài sản ngắn hạn 24,6% cho đến kỳ II tài sản ngắn hạn tăng chiếm tỷ trọng 25,1% trong tổng tài sản nhưng xét về giá trị thì tài sản ngắn hạn tăng 750 triệu so với kỳ I. Về phần tài sản dài hạn thì từ kỳ I sang kỳ II giảm tỷ trọng trong tổng tài sản từ 75,4% còn 74,9% , giảm 0,5%. Nhưng xét về giá trị thì tăng từ 49.441 triệu lên 50.191 triệu, tăng 750 triệu.

- Ở kỳ III, tài sản ngắn hạn về tỷ trọng chiếm 25,2% trong tổng tài sản có tăng so với kỳ II nhưng rất ít, là 0,1%, phần tài sản dài hạn thì kỳ III chỉ giảm 0,1% so voi ky II ( từ 74,9% còn 74,8%) có thể nói về cơ cấu tài sản không có thay đổi, mặt dù có thay đổi chút ít, nhưng về phần giá trị thì tổng tài sản có sự gia tăng không nhỏ từ kỳ II sang ky III là 67.045 triệu lên 69.545 triệu, tăng 2500 triệu (2,5 tỷ).

2.2.1.2 Nhân tố nguồn vốn

Bảng 2.3 Cơ cấu tổng nguồn vốn qua các kỳ của 2 năm 2014-2015 Kỳ

Chỉ Tiêu

Kỳ I % Kỳ II % Kỳ III % Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Tổng NV 65.545 100 67.045 100 69.545 100 1500 2,29 2500 3,73 2. Tổng Nợ 49.089 74,9 50.039 74,6 51.700 74,3 950 1,9% 1661 3,3 3. VCSH 16.456 25,1 17.006 25,4 17.845 25,7 550 3,3% 839 4,9

(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD), Phòng kế toán đơn vị: triệu đồng, Qua bảng cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty TNHH EVERLAND qua 3 kỳ trong 2 năm 2014-2015, ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty không thay đổi nhiều nhưng về giá trị có tăng sau các kỳ tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn vẫn là tổng nợ. Cụ thể:

- Giai đoạn kỳ I sang kỳ II: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng VCSH tăng và giảm tỷ trọng tổng tài sản. Giai đoạn kỳ II sang kỳ III vẫn theo hướng VCSH tăng và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn, nhìn chung tỷ trọng thay đổi rất nhỏ, đặc biệt tỷ trọng VCSH tăng đều qua các kì là 0,3 %, về phần tổng nợ cũng giảm đều 0,3% cho thấy về phần cơ cấu có chiều hướng thay đổi nhưng không nhiều.

- Ở kỳ I, VCSH đạt 25,1% cho đến kỳ II VCSH tăng chiếm tỷ trọng 25,4% trong tổng tài sản nhưng xét về giá trị thì VCSH tăng 550 triệu so với kỳ I. Về phần tổng nợ thì từ kỳ I sang kỳ II giảm tỷ trọng trong tổng tài sản từ 74,9% còn 74,6% , giảm 0,3%. Nhưng xét về giá trị thì tăng từ 49.089triệu lên 50.039 triệu, tăng 950 triệu.

- Ở kỳ III, VCSH chiếm tỷ trọng 25,7% trong tổng nguồn vốn có tăng so với kỳ II là 0,3%, phần tổng nợ thì kỳ III chỉ giảm 0,3% so voi kỳ II ( từ 74,6% còn 74,3%) có thể thấy về cơ cấu nguồn vốn chỉ thay đổi chưa đến 1%, mặt dù có thay đổi chút ít, nhưng về phần giá trị thì tổng nguồn vốn có sự gia tăng giống như tổng tài sản từ kỳ II sang ky III là 67.045 triệu lên 69.545 triệu đồng, tăng 2500 triệu (2,5 tỷ đồng).

Nhưng đặc biệt ta cần quan hơn về VCSH vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến ROE. Chúng ta có thể thấy VCSH tăng đều về tỉ trọng cũng như về giá trị qua các kỳ của 2 năm 2014-2015, nhìn tổng quan từ kỳ I đến kỳ III, tăng từ 16.456 triệu đồng lên 17.845 triệu đồng tăng 1.389 triệu đồng (1,389 tỷ đồng) mặt giá trị. Qua các số liệu trên ta thấy được công ty không thay đổi nhiều về cơ cấu mà quy mô có sự mở rộng.

2.2.1.3 Nhân tố doanh thu thuần

Bảng 2.4: Một số kết quả thực hiện doanh thu qua các kỳ của 2 năm 2014- 2015 Kỳ

Chỉ tiêu

Kỳ I Kỳ

II

Kỳ III Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II tuyệt đối tương đối (%) tuyệt đối tương đối (%) 1. DTBH 33.378 46.761 48.751 13.383 40 1.990 4,3 2.Khoản giảm trừ 523 1.308 827 785 150 (481) (36,8) 3.DTT 32.855 45.453 47.924 12.598 38,34 2.471 5,44

(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD - Phòng kế toán) đơn vị: triệu đồng

Nhìn chung doanh thu chủ yếu của công ty là thu về từ hoạt động bán hàng, bán căn hộ chung cư. Bên cạnh đó cho ta thấy được doanh thu thuần của công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ. Sau khi lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ thì ta được doanh thu thuần.Cụ thể:

Kỳ I, doanh thu bán hàng là 33.378 trđ với khoản giảm trừ là 523 trđ ta được doanh thu thuần đạt mức 32.855. kỳ II, khoản giảm trừ bằng 1.308trđ mà doanh thu bán hàng 46.761 trđ nên doanh thu thuần đạt mức 45.453 trđ. Sang kỳ III, doanh thu bán hàng là 48.751 trđ với khoản giảm trừ là 827 trđ ta được doanh thu thuần đạt mức 47.924 trđ.

 Tốc độ tăng trưởng của doanh thu

 Liên hoàn:

Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần liên hoàn qua các kỳ của 2 năm (2014- 2015)

Với phương pháp so sánh liên hoàn:

- Doanh thu bán hàng kỳ II tăng 38,34% tương đương 12.598 triệu đồng so với kỳ I, do những cải cách trong chính sách mở rộng thị trường đồng thời việc phân tích thị trường và thực thi các chiến dịch quảng cáo luôn được Công ty quan tâm chú trọng. Ngoài ra công ty cũng tổ chức hội nghị cũng như các sự kiện bán hàng hàng tuần. do đó chúng ta cũng có thể thấy các khoản làm giảm trừ doanh thu cũng đã tăng rất nhiều, từ kỳ I sang kỳ II là tăng từ 523trđ lên 1.308trđ (2,5 lần).

- Doanh thu bán hàng kỳ III tăng 5,44% tương đương 2.471 triệu đồng so với kỳ II, tốc độ tăng trưởng có suy giảm nhiều. do giai đoạn này là giai đoạn đầu năm, và thị trường bất động sản có sự chựng lại, bên cạnh đó phía công ty đã cố gắng làm giảm các khoản giảm trừ doanh thu chỉ còn 827trđ. Tuy nhiên về mặt giá trị doanh thu thuần vẫn tăng ở mức cao là 47.924 trđ ở kỳ III.

 Định gốc:

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần định gốc qua các kỳ của 2 năm 2014-2015

(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty EVERLAND.)

38.34% 5.44% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần liên hoàn

Tốc độ tăng trưởng doanh thu liên hoàn

38.34% 45.86% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ I

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần định gốc

Tốc độ tăng trưởng doanh thu định gốc

Nếu lấy kỳ I làm gốc thì ta thấy được sự tăng trưởng của từng kỳ so với kỳ gốc lần lượt là: kỳ II tăng trưởng 38.34% tương đương 12.598trđ, kỳ III tăng trưởng 45,86% tương đương 15.069trđ.

Ta thấy tình trạng biến động về doanh thu thuần của doanh nghiệp có khá tốt đạt hiệu quả cao.Từ việc phân tích tốc độ tăng trưởng doanh thu theo phương pháp định gốc ta thấy tình hình doanh thu của doanh nghiệp đang tăng cao vượt bậc so với kỳ gốc. Công ty đang đi đúng hướng trong chiến lược kinh doanh của mình và ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt.

2.2.1.4 Nhân tố chi phí

Bảng 2.5: Một số chi phí hoạt động qua các kỳ của 2 năm 2014- 2015 Kỳ

Chỉ tiêu

Kỳ I Kỳ II Kỳ III Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II tuyệt đối tương đối (%) tuyệt đối tương đối (%) 1. GVHB 20.997 30.016 30.041 9.019 42,95 25 0,08 2.Chi phí tài chính 6.026 7.768 7.875 1.742 28,9 107 1,37 3. Chi phí BH 203 314 350 111 54,68 36 11,46 4.Chi phí QLDN 1.240 1.838 1.976 598 48,22 138 7,51 5. Chi phí khác 2.292 2.838 3.005 546 23,82 167 5,88 6. Tổng cộng 30.758 42.774 43.247 12.016 39,1% 473 1,1%

(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD - Phòng kế toán) đơn vị: triệu đồng

Qua các bảng trên ta thấy chi phí của Công ty qua các năm (2011-2013) đều có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể như sau:

Gía vốn hàng bán

Kỳ I giá vốn hàng bán là 20.997trđ. Qua kỳ II, Giá vốn hàng bán tăng lên 30.016trđ (tăng 9.019trđ so với kỳ I tương ứng 42,95%). Nguyên nhân chính làm giá vốn hàng bán tăng là do doanh thu bán hàng tăng đã phân tích ở mục 2.2.1.3. Bước kỳ III, doanh thu bán hàng cũng tăng nhẹ nhưng làm giá vốn hàng bán tăng theo không đáng kể chỉ tăng 0,08% so với kỳ II tương đương 25trđ. Có thể nói từ kỳ II sang kỳ III không có sự biến động.

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính qua các kỳ cũng có sự biến động theo hướng tăng dần. Kỳ I Chi phí hoạt động tài chính là 6.026 trđ. kỳ II chi phí từ hoạt động tài chính là 7.768 trđ (tăng hơn so với Kỳ I là 1.742 trđ tức là tăng 28,9%). Kỳ III chi phí từ hoạt động tài chính là 7.875 trđ (tăng hơn so với kỳ II là 1,37% tức là tăng 107 trđ.

Nguyên nhân dẫn đến chi phí từ hoạt động tài chính của công ty tăng qua các kỳ ngày càng nhiều do nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay

ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty (thấy được giá trị của tổng nợ ngày càng tăng ở mục 2.1.2.2 ). Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng các kỳ công ty.

Chi phí bán hàng và chi phí hoạt động doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các kỳ có sự thay đổi theo hướng tăng . Cụ thể như sau:

Chi phí bán hàng kỳ I là 203 trđ. vào kỳ II tăng 54,68% tương đương 111 trđ so với kỳ I và kỳ III thì chi phí bán hàng tăng nhẹ so với kỳ II 36trđ tương đương 11,46%, nhưng so với kỳ I tăng 72,41% tương đương với 147trđ).

Chi phí QLDN kỳ I là 1.240trđ. Qua kỳ II con số này tăng lên 1.838 trđ( tăng 598trđ tương đương tăng 48,22% so với kỳ I). Kỳ III tăng lên 1.976 trđ (tăng 138 trđ tương ứng 7,51% so với kỳ II, so với kỳ I tăng 736 tương đương 59,35%).

Nguyên nhân mà hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là có nhiều lý do, cụ thể là:

+ Thứ nhất, Chi phí vận chuyển , tiếp xúc khách hàng, gọi điện thoại tăng cao. Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu tăng ở nước ta và cả trên thế giới, nên phí vận chuyển đã tăng cao.

+Thứ hai, là chi phí quản lí của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên, quản lí, phí bảo hiểm, phí điện thoại, phí sửa chữa,…. và tất cả các chi phí này điều biến động rất mạnh theo chiều hướng tăng dần qua các quý.

Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao.Đặc biệt là nhà đất, vì vậy nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương nhân viên phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên và khen thưởng của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.

Chi phí khác

Kỳ I, chi phí này là 2.292 trđ. Kỳ II tăng lên ở mức 2838 trđ (tăng 546 trđ so với kỳ I). Sang kỳ III, chi phí này tăng 3.005trđ (tăng 167 trđ so với kỳ II).Tuy chi phi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của là do 1 năm Công ty tổ chức nhiều chuyến đi chơi cho nhân viên và chi phí cho tham quan những dự án ở xa. Công ty cần phải xem xét về các khoản chi phí này để có hướng khắc phục cho hiệu quả hơn chống thất thoát.

2.2.1.5 Nhân tố lợi nhuận

Bảng 2.6: kết quả lợi nhuận chung của công ty qua các kỳ của 2 năm 2014-2015 Kỳ

Chỉ tiêu

Kỳ I Kỳ II Kỳ III Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II tuyệt đối tương đối (%) tuyệt đối tương đối (%) 1.Tổng DT 32.855 45.453 47.924 12.598 38,34 2.471 5,44 2.Tổng CP 30.758 42.774 43.247 12.016 39,1 473 1,1 3.Tổng LN trước thuế 2.097 2.679 4.677 582 27,75 1.998 74,58 4.Tổng LN sau thuế (LN ròng) 1.572,75 2.009,25 3.507,75 436,5 27,75 1498,5 74,58 (Nguồn: Bảng BCKQHĐKD), Phòng kế toán đơn vị: triệu đồng.

Do phân tích doanh thu ở mục 2.2.1.3 nên ta thấy được công ty chỉ có một nguồn thu duy nhất là hoạt động bán hàng, chủ yếu là bán căn hộ chung cư. Vì thế LN của công ty cũng chỉ thu về từ doanh thu bán hàng.

Bên cạnh đó cho ta thấy được LN của công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tổng doanh thu trong trường hợp này là DTBH và các khoản chi phí (hay tổng chi phí). Sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí thì ta được lợi nhuận trước thuế sau đó ta trừ đi khoản thuế chiếm 25% của lợi nhuận trước thuế ta được lợi nhuận sau thuê( lợi nhuận ròng).Cụ thể:

Kỳ I, tổng doanh thu là 32.855 trđ với tổng CP là 30.758 trđ ta được LN ròng đạt mức 1.572,75. kỳ II, Tổng CP bằng 42.774trđ mà tổng doanh thu là 45.453 trđ nên LN ròng đạt mức 2.009,25 trđ. Sang kỳ III, tổng doanh thu là 47.924trđ với tổng CP là 43.247 trđ ta được LN ròng đạt mức 3.507,75trđ.

 Tốc độ tăng trưởng của LN ròng

 Liên hoàn:

Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng liên hoàn qua các kỳ của 2 năm 2014- 2015

(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty EVERLAND. )

27.75% 74.58% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Kỳ II/ Kỳ I Kỳ III/ Kỳ II

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng liên hoàn

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng liên hoàn

Với phương pháp so sánh liên hoàn:

- LN ròng kỳ II tăng 27,75% tương đương 436,5 triệu đồng so với kỳ I, ta có thể dễ dàng thấy được tăng lên do hoạt động bán hàng đem lại, có thể xem ở mục 2.2.2.3, tuy nhiên tổng CP cũng tăng từ kỳ I sang kỳ II là tăng 12.0161.3trđ nhưng tổng doanh thu tăng lớn hơn là 12.598trđ, dẫn đến LN ròng tăng.

- LN ròng kỳ III tăng 74,58% tương đương 1498,5triệu đồng so với kỳ II, tương tự như trên tổng CP cũng tăng từ kỳ II sang kỳ III là tăng 473trđ nhưng trường hợp này tổng doanh thu tăng lớn hơn rất nhiều so với tổng Chi phí là 2.471trđ, dẫn đến LN ròng tăng mạnh.

 Định gốc:

Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng định gốc qua các kỳ của 2 năm 2014- 2015

(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty EVERLAND. )

Nếu lấy kỳ I làm gốc thì ta thấy được sự tăng trưởng của từng kỳ so với kỳ gốc lần lượt là: kỳ II tăng trưởng 38.34% tương đương 12.598trđ, kỳ III tăng trưởng 123% tương đương 1.934,48trđ..

Ta thấy tình trạng biến động về LN ròng của doanh nghiệp rất tốt đạt hiệu quả rất cao.Từ việc phân tích tốc độ tăng trưởng LN ròng theo phương pháp định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các tỷ số đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp và một số giải pháp trường hợp công ty tnhh dịch vụ địa ốc everland​ (Trang 30)