Tiêu chí đánh giá về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 32)

nhà nước

Hiệu quả đầu tư XDCB từ NSNN là việc tổng hợp, đánh giá, so sánh giữa kết quả đạt được của việc đầu tư XDCB từ NSNN với tổng chi phí mà Nhà nước phải bỏ ra để có kết quả đó trong một thời gian nhất định, theo kế hoạch đã xác định. Các chỉ tiêu đưa ra để đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN đó là các chỉ tiêu định lượng:

+ Một là, tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán (Tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán = vốn đầu tư được quyết toán / dự toán x 100%).

Chi phí quyết toán = chi phí dự toán – các chi phí đã được phê duyệt nhưng không thực hiện = tất cả các chi phí được phê duyệt đã thực hiện.

Vốn đầu tư được quyết toán là chi phí hợp pháp cho toàn bộ khối lượng mà nhà thầu thi công đã thực hiện. Chi phí này được xác định do chủ đầu tư, nhà thầu thi công và đơn vị tư vấn đánh giá thông qua biên bản nghiệm thu, bảng xác định giá trị hoàn thành, biên bản thanh quyết toán công trình. Các bên liên quan phải chịu trách nhiệm về số liệu của mình trước pháp luật. Dự toán công trình là giá trị toàn bộ dự án mà người quyết định đầu tư xác định trên cơ sở đơn giá định mức của Nhà nước trước khi lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Xác định tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng công trình được quyết toán so với dự toán là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ NSNN.

+ Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán (Tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán = vốn đầu tư tiết kiệm được /dự toán x 100%).

Số vốn đầu tư tiết kiệm được là số vốn đầu tư chênh lệnh sau khi quyết toán công trình so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tỷ lệ vốn

đầu tư tiết kiệm được so với dự toán là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN.

+ Ba là, tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước (Tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước = Khối lượng nợ đọng XDCB năm nay / Khối lượng nợ đọng XDCB năm trước x 100%).

Nợ đọng XDCB là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu, phê duyệt quyết toán, nhưng chưa bố trí được vốn để trả cho phần khối lượng thực hiện đó. Tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN.

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn của các địa phƣơng về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc

1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Ba Vì, Hà Nội

Bên cạnh việc thực hiện việc quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo phân cấp của Thành phố Hà Nội, Huyện Ba Vì căn cứ vào chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vận dụng các cơ chế, chính sách của Thành phố (Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính Phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông Tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg; Quyết định số: 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND TP Hà Nội về quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012-2016; Văn bản số 6549/UBND-NNNT ngày 06/9/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc áp dụng thiết kế điển hình kênh tưới nội đồng và giao thông nông

thôn trong xây dựng nông thôn mới; UBND huyện Ba Vì đã áp dụng cơ chế đặc thù trong đầu tư XDCB để xây dựng nông thôn mới.

- Đến nay, toàn huyện Ba Vì, TP Hà Nội đã hoàn thành toàn bộ đường giao thông xóm, ngõ với 1.819 tuyến đường, tổng chiều dài 129,3km với tổng mức đầu tư hơn 232 tỷ đồng. Sở dĩ làm được như vậy, Huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ 29% kinh phí xây dựng đường giao thông xóm, ngõ trên địa bàn huyện. Năm 2016, huyện đã vận dụng sáng tạo quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND TP Hà Nội, đầu tư 100% bằng nguyên vật liệu chính để xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông xóm, ngõ. Vì thế, chỉ trong 2 tháng thực hiện, toàn bộ đường giao thông xóm, ngõ trên địa bàn huyện đã được hoàn thành.

- Cụ thể, cách làm của huyện Ba Vì, TP Hà Nội là sau khi có chính sách hỗ trợ, huyện đã chủ động thiết kế các mẫu đường xóm, ngõ và đưa xuống cho người dân lựa chọn. Sau đó, nguyên vật liệu hỗ trợ sẽ được chở xuống từng địa bàn dân cư, người dân sẽ tự vận chuyển và bỏ công sức để làm đường… Tổng cộng, trong số hơn 232 tỷ đồng làm đường, số tiền ngân sách hỗ trợ mua vật tư là 63 tỷ đồng; nhân dân đóng góp công sức, vật liệu gần 170 tỷ đồng. Đặc biệt, quá trình làm đường, có tới 179 hộ gia đình tình nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích lên đến hơn 1.000m2

.

- Sau khi hoàn thành hệ thống đường giao thông xóm, ngõ, năm 2017, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù trong đầu tư XDCB xây dựng hoàn thành trên 20km đường trục thôn cùng rãnh thoát nước, tiết kiệm chi phí khoảng 24 tỷ đồng (30%) so với dự toán được duyệt và 113 tuyến đường trục chính giao thông nội đồng dài 68km, tiết kiệm 50% kinh phí so với dự toán. Bên cạnh đó, huyện còn tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là huyện đầu tiên trong tỉnh được công nhận là huyện nông thôn mới vào năm 2015.

Là huyện có địa giới hành chính giáp với huyện Tam Nông (chỉ cách nhau con Sông Hồng). Huyện Lâm Thao đã thành công trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có nhiều bài học liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB mà các huyện khác cần học tập.

Là huyện đồng bằng duy nhất của tỉnh, khi bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Lâm Thao xuất phát điểm tốt với bình quân tiêu chí năm 2010 đạt 10,8/19 tiêu chí/xã. Lâm Thao có xã Sơn Dương được chọn là một trong ba xã của tỉnh thực hiện thí điểm xây dựng NTM nên có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền vận động được triển khai tích cực, đồng bộ, hiệu quả đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong toàn huyện về thực hiện xây dựng NTM. Diện mạo nông thôn từng bước thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 32 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn dưới 3,57%, giảm 3,72% so với năm 2010.

Mặc dù nguồn vốn phân bổ hàng năm từ ngân sách TW thấp, nguồn ngân sách tỉnh hạn chế, việc huy động sức dân để đầu tư các công trình còn gặp khó khăn…

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của TW và của UBND tỉnh, huyện Lâm Thao đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chương trình. Huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thành đề án quy hoạch của 12 xã. Đồng thời lựa chọn lộ trình cho từng xã; lựa chọn danh mục dự án, chương trình để ưu tiên bố trí vốn tập trung đầu tư, đảm bảo hoàn thành các tiêu chí đồng bộ, đạt chuẩn theo quy định.

Xác định việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng, đảm bảo có sự thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, do vậy, huyện Lâm Thao đã có sự thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, lựa chọn nhóm công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa để đầu tư. Trong 5 năm, toàn huyện đã huy động được trên 5.200 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ 6,4%; vốn doanh nghiệp chiếm 25,8%; vốn đầu tư và đóng góp của nhân dân chiếm 25,2%, còn lại là vốn HTX, doanh nghiệp và vốn vay.

Trong thu hút đầu tư Lâm Thao luôn xác định quy hoạch đi trước một bước, đền bù làm trước và làm tốt để tạo thuận lợi thu hút đầu tư và khuyến khích được các nhà đầu tư, luôn dành quỹ đất để tạo điều kiện các chủ đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO… để phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

Từ các nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng, cứng hóa được trên 570 km đường giao thông, góp phần đưa tỷ lệ cứng hóa đường giao thông của huyện đạt cao. Đường trục xã, liên xã tỷ lệ cứng hóa đạt 100%; đường trục thôn, xóm đạt 92%; đường ngõ, xóm đạt 98%. Bên cạnh đó, đã cứng hóa được gần 130 km kênh mương chính; cải tạo, nâng cấp gần 35 km điện trung thế, gần 110 km điện hạ thế; xây mới 19 trạm biến áp, dung lượng 7.650 Kv.A. Các công trình trường học, trạm y tế, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa. Hết năm 2015, trên địa bàn huyện có 49/53 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 92,4%; 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở, giai đoạn 2011-2020…

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm; lấy vốn của dân để lo cho dân”, cùng với các công trình phúc lợi và dân sinh được cải thiện, công trình nhà ở dân cư ở các địa phương - một trong những tiêu chí chủ chốt

của Bộ tiêu chuẩn NTM, cũng không ngừng được nâng cấp. Đã có tổng số gần 1.000 căn nhà được xây mới với tổng kinh phí là trên 464 tỷ đồng, đưa số hộ có nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng đạt con số 97%.

Trên địa bàn toàn huyện hiện không còn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát. Đây thực sự là kết quả tích cực rất đáng ghi nhận của Lâm Thao, bởi ngay cả các địa bàn đô thị cũng chưa chắc đã đạt được. Với hàng loạt những công trình được đầu tư nâng cấp và xây mới, bộ mặt nông thôn Lâm Thao đã mang một diện mạo đổi mới hoàn toàn. Đã xuất hiện ngày càng nhiều những khu phố trong làng ở tất cả các địa phương trong huyện. Những dịch vụ sinh hoạt như điện, nước sạch đều được đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt tình trạng mất vệ sinh môi trường cơ bản được giải quyết. Đến nay cả 14 xã và thị trấn của huyện Lâm Thao đều đã tiến hành quy trình xử lý phân loại và thu gom rác thải theo đúng quy trình, trả lại cho môi trường làng xã sự trong trẻo yên bình tưởng như đã vĩnh viễn mất đi bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt rất khó khắc phục của những năm trước.

1.3.3. Một số bài học cho huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

- Xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB phải đi trước một bước, phải đảm tính khả thi cao, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của huyện. Trong đó xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội phải được ưu tiên như: Hệ thống giao thông, Điện lực, Thủy Lợi, Y tế, Giáo dục, Xử lý môi trường...

- Quy hoạch xây dựng được lập càng chi tiết càng tốt, có thể đi từ quy hoạch ý tưởng, quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổng thể phải mang tính khả thi, bao gồm tầm nhìn và phương hướng phát triển cơ bản, quá trình và các giai đoạn triển khai thực hiện xây dựng, những nhiệm vụ thực tiễn. Chú trọng phân chia từng giai đoạn kèm theo xác định những nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch và kiểm soát quá trình xây dựng hiệu quả.

- Việc cụ thể hóa các văn bản của cấp trên: Thực hiện việc quản lý đầu tư XDCB từ NSNN thông qua việc ban hành các văn bản, quy định phù hợp áp dụng tại địa phương căn cứ trên cơ sở các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định và các văn bản quy định khác liên quan về đầu tư XDCB từ NSNN; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện đúng các quy định hiện hành.

- Trong công tác tổ chức thực hiện:

+ Hàng năm trình HĐND huyện quyết định dự toán NSNN và thông qua dự toán NSNN để hoàn thiện và thực hiện tốt việc phân bổ và giao dự toán NSNN cho đầu tư XDCB.

+ Chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện làm tốt công tác tham mưu theo từng lĩnh vực phụ trách.

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc đầu tư XDCB từ NSNN thông qua thực hiện các dự án đầu tư theo phân cấp; bố trí NSNN cho các dự án đầu tư và thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.

- Thực hiện tốt quản lý nhà nước về xây dựng, cấp phép xây dựng, qui hoạch, hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện về dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư XDCB.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN thuộc huyện quản lý thông qua việc cam kết bảo vệ môi trường và quản lý đánh giá tác động môi trường, GPMB, thu hồi và giao đất cho các công trình, dự án đầu tư XDCB.

- Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước: Xem xét việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư

XDCB từ NSNN của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện những thiếu sót trong cơ chế, chính sách quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN. Đồng thời ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém, những hiện tượng tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án đầu tư được thực hiện ít nhất 1 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư trên 12 tháng; kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 32)