Khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 40)

Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng đầu tư XDCB trong phạm vi tại địa bàn huyện Tam Nông từ năm 2014 đến 2018. Trên cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn cho giai đoạn từ 2019 đến năm 2023.

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích

Mục tiêu là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ĐTXDCB địa bàn huyện Tam Nông

Thực trạng quản lý nhà nước về ĐTXDCB từ nguồn NSNN địa bàn huyện Tam Nông

Khái quát tình hình địa phương KTXH Tình hình đầu tư XDCB Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư

XDCB

Đánh giá chung (những điểm tích

cực, tồn tại,

nguyên nhân)

Các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn

NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông

Cơ sở lý luận nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu

Thông tin, số liệu chính là nguyên liệu không thể thiếu của một công trình nghiên cứu khoa học. Để có được các thông tin, số liệu thực tế khách quan và có độ tin cậy nhằm phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong công tác đầu tư XDCB; Việc sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu là yếu tố quan trọng. Đây chính là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm áp dụng vào thực tiễn đối với quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Để hoàn thiện được đề tài Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tác giả đã phải sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, gồm: số liệu được thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển KT - XH, tình hình quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện Tam Nông, từ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình huyện và một số các tài liệu khác có liên quan. Đặc điểm của nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thực tế đã có sẵn tại các cơ quan, đơn vị, dễ dàng thu thập, ít tốn tiền bạc, thời gian nhưng đây lại là loại tài liệu rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài liên quan tới quản lý nhà nước bao gồm:

- Các nguồn dữ liệu bên trong:

+ Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Tam Nông các năm từ năm 2014 đến năm 2018.

+ Văn kiện Đại hội đảng bộ huyện Tam Nông nhiệm kỳ 2015-2020. + Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lầ thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020. + Niên giám thống kê các năm 2014, 2015, 2016; 2017 của Tỉnh Phú Thọ + Dự thảo Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Phú Thọ giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

+ Chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm đến năm 2018 của tỉnh Phú Thọ.

+ Báo cáo tham luận công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho quốc phòng của tỉnh Phú Thọ năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

+ Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 15/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chương trình đầu tư xây dựng KCHT thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy Phú Thọ

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 tỉnh Phú Thọ. + Hệ thống các báo cáo về xây dựng cơ bản của huyện Tam Nông liên quan đến đề tài…

+ Các nguồn tài liệu có liên quan khác. - Các nguồn dữ liệu bên ngoài:

+ Hệ thống các văn bản pháp quy: Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật Xây dựng số 50/2014QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư; Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước...

+ Công trình khoa học có liên quan đến đề tài: bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu: luận án, luận văn, sách giáo trình, sách chuyên khảo của các nhà xuất bản như: Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân Học viện Tài chính…

2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu

Xử lý thông tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giải quyết công việc. Quá trình đối chiếu, chỉnh lý, chọn lọc, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin để đưa vào nghiên cứu. Xử lý thông tin là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề.

Từ các thông tin thu thập được qua các dữ liệu thứ cấp, đã tiến hành phân loại, sắp xếp tài liệu, thông tin đã thu thập được, liên kết các yếu tố với nhau thành một chỉnh thể thống nhất để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng về Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể như sau:

Các văn bản pháp luật, các chủ trương quy hoạch, kế hoạch giai đoạn 5 năm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, khả năng huy động nguồn lực được tổng hợp để xây dựng các cơ sở lý luận về tính cấp thiết phải đầu tư xây dựng công trình; quy mô xây dựng công trình; việc xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, hiệu quả việc đầu tư xây dựng công trình.

Từ các dữ liệu như: Thực trạng đầu tư các công trình giao thông, công trình điện, công trình trường học, công trình bệnh viện, các công trình hạ tầng kỹ thuật; việc thẩm định phê duyệt dự án, việc giải phóng mặt bằng, việc quản lý dự án, quản lý chất lượng các công trình xây dựng, việc thanh kiểm tra,

quyết toán công trình. Thông qua các số liệu thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ công tác đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Qua số liệu kết quả chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014-2018 thống kê trong bảng, đánh giá khả năng chi đầu tư phát triển, từ đó đánh giá được hiệu quả các dự án đầu tư. Số liệu cứng hóa đường bê tông xi măng, các xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông xã nông thôn mới đánh giá hiệu quả các dự án, chương trình phát triển giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện tiếp theo. Từ số liệu về công tác giải phóng mặt bằng, đánh giá, đưa ra các biện pháp tuyên truyền, đề xuất các giải pháp điều chỉnh chính sách nhằm căn bằng lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp với các hộ dân phải di dời nhà cửa, tài sản, đất đai phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

2.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Áp dụng trong việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về quản lý nhà nước về đầu tư XDCB, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Nó còn nhằm lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn, từ đó phân tích, tổng hợp các dữ liệu, thông tin để đưa ra nhận xét, đánh giá đối với công tác Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận văn trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để tiến hành phân tích; Liên kết các dữ liệu và phần mục thông tin đã được phân tích, đánh giá, rút ra những kết luận khoa học đầy đủ và thống nhất về đối tượng và nội dung cần nghiên cứu.

2.5. Phƣơng pháp thống kê

Số liệu được thu thập để phân tích thường rất phức tạp, hỗn độn, các dữ liệu đó chưa thể đưa vào để nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý. Để có được số liệu chính xác, tổng thể, thống nhất để phân tích, ta sử dụng phương pháp thống kê.

Thống kê là một hệ thống các phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm mô tả thông qua các số liệu thu thập và tổng hợp được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông một cách chuẩn xác và khách quan. Thông qua việc sử dụng số liệu thu thập với các mức độ khác nhau như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả đạt được trong công tác Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Thống kê số liệu thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông về việc thẩm định phê duyệt dự án, việc giải phóng mặt bằng, việc quản lý dự án, quản lý chất lượng các công trình xây dựng, việc thanh kiểm tra, quyết toán công trình. Qua đó tổng hợp, phân tích, đánh giá được kết quả, hiệu quả thực hiện và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông.

Thống kê số liệu các dự án hoàn thành các công trình giao thông, công trình điện, công trình trường học, công trình bệnh viện, các công trình hạ tầng kỹ thuật, đánh giá thực trạng hiệu quả trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó rút ra những kinh nghiệm về mặt tích cực, những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới đối với công tác Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình đầu tƣ, vốn đầu tƣ của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, giáp sông Hồng và sông Đà là hai sông lớn. Vị trí địa lý của huyện ba mặt giáp với các huyện trong tỉnh và một mặt giáp với huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

Hình 3.1 Bản đồ huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 155,97 km2, dân số khoảng 80 nghìn người, có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn, 172 khu hành chính. Huyện có lợi thế về vị trí địa lý giáp thủ đô Hà Nội (là cửa ngõ lên các tỉnh Tây Bắc), gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ là các đô thị lớn của Tỉnh, có sông Hồng, sông Đà chảy qua, có nhiều tuyến đường giao thông

quan trọng như QL32, QL32C, đường Hồ Chí Minh, Tỉnh lộ 315, 316B, 316G, 316M..., có lực lượng lao động trẻ, tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (tính theo giá trị tăng thêm, giá so sánh 2010): 10,6%, tăng 1,4% so với mục tiêu Nghị quyết tới năm 2020, Trong đó:

+ Công nghiệp và xây dựng: 16,5%. + Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 9,0%. + Các ngành dịch vụ: 6,6 %.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (2016 - 2018): 5.475,8 tỷ đồng, đạt 136,9% so với mục tiêu tới năm 2020.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018: 631,1 tỷ đồng, đạt 105,1% so với mục tiêu tới năm 2020.

- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa: 69,9%, đạt 99,85% so với mục tiêu tới năm 2020.

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: 80%, đạt 97,6% so với mục tiêu đại hội.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 38,6%, đạt 96,5% so với mục tiêu Nghị quyết tới năm 2020; trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ: 23%, đạt 92% so với mục tiêu Nghị quyết tới năm 2020.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 6 xã, đạt 100% so với mục tiêu Nghị quyết tới năm 2020.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch: 94,2%, đạt 99,2% so với mục tiêu Nghị quyết tới năm 2020.

- Tỷ lệ khu dân cư tập trung được thu gom, xử lý rác thải: 59,21%, đạt 74% so với mục tiêu Nghị quyết tới năm 2020.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 916,6 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) tăng 3,7 lần so với năm 2010; đã thu hút được 27 dự án đầu tư vào các khu, cụm, điểm công nghiệp của huyện, tăng 23 dự án, tăng 575% so với năm 2010; trong đó, có 14 dự án đã hoàn thành và ổn định sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế như: bia Sài Gòn, may Sông Hồng, gạch xây dựng, thức ăn gia súc, khu chăn nuôi công nghệ cao.., góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

3.1.3. Thực trạng đầu tư XDCB

3.1.3.1 Về quy hoạch xây dựng * Quy hoạch đô thị

Trên địa bàn huyện có thị trấn Hưng Hoá đã được phê duyệt quy hoạch chung, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Hưng Hóa đến năm 2020 và phê duyệt Đề án công nhận thị trấn Hưng Hóa là đô thị loại V.

Thị trấn Hưng Hóa là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, công nghiệp và thương mại dịch vụ của huyện Tam Nông, là địa phương đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Nông. Thị trấn có tổng diện tích tự nhiên 471,2ha; Toàn thị trấn có 7 khu dân cư, tổng dân số toàn thị trấn Hưng Hóa năm 2017 là 5.558 người với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 40)