Nguyên nhân tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 81)

Khách quan nhìn nhận, nguyên nhân của những tồn tại một phần thuộc về cơ chế, chính sách và cũng như về phía những nhà quản lý, từ chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia đầu tư xây dựng công trình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên, song một số nguyên nhân chủ yếu cần phải kể đến ở đây là:

+ Nguyên nhân do chủ đầu tư: Yếu kém trong thực hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình. Khi hồ sơ do đơn vị tư vấn mang đến, chủ đầu tư không tổ chức kiểm tra, nghiệm thu để trình thẩm định mà bê toàn bộ hồ sơ giao cho cơ quan thẩm định với tâm lý “kết quả cuối cùng vẫn do cơ quan thẩm định quyết định và chịu trách nhiệm” từ đó làm kéo dài thời gian dự án, hồ sơ phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Cá biệt vẫn có trường hợp chủ đầu tư cấp xã, toàn bộ hồ sơ do các đơn vị tư vấn, thi công hoàn thiện giúp, chủ đầu tư ký nhưng cũng không đọc, không rõ quy mô, khối lượng thiết kế dự án thực hiện. Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án không có cán bộ chuyên môn, kỹ sư để thực hiện quản lý chất lượng, toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng do đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu thi công thực hiện nếu thiếu sự đôn đốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Mặt khác, một vài chủ đầu tư thiếu chủ động về vốn để thanh toán cho các nhà thầu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành chậm. Một nguyên nhân nữa cũng có thể coi là xuất phát từ phía chủ đầu tư, đó là việc tổ chức công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành; Hạ giá thầu thấp để chỉ định thầu sau đó điều chỉnh giá theo giá tại thời điểm thi công.

+ Nguyên nhân do các nhà thầu: Do các nhà thầu tư vấn có năng lực yếu kém dẫn đến hồ sơ thiết kế, dự toán không khả quan, nhiều sai sót, phải

chỉnh sửa nhiều lần, ảnh hưởng tới tiến độ dự án. Các nhà thầu thi công có tâm lý chờ đợi bố trí vốn mới thực hiện, đấu thầu dự án để nhận việc sau đó bán lại cho các đơn vị B’, một số nhà thầu thi công yếu kém không bố trí được nhân lực, vật lực ảnh hưởng tới tiến độ chất lượng dự án. Một số nhà thầu cố tình làm sai lệch các kết quả nghiệm thu khối lượng, kiểm nghiệm để tạo lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, do vậy phải tăng cường công tác giám sát. Một số nhà thầu chưa quan tâm quyết toán hoàn thành công trình, dẫn đến không ghi tăng tài sản kịp thời để theo dõi, khấu hao và do vậy, không có nguồn để hoàn lại.

+ Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

Một số dự án đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, manh mún, mạnh ai nấy làm, không đồng bộ, không phù hợp với nhu cầu đại phương, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây nên thất thoát, lãng phí và nợ đọng. Các cơ quan quản lý cũng chưa có biện pháp xử lý các chủ đầu tư về các khoản nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản. Đối với cơ quan thẩm định dự án, năng lực cán bộ chuyên môn không đồng đều, chưa bố trí được nhiều lớp đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng chuyên môn, do đó vẫn có trường hợp bị sai sót trong hồ sơ thiết kế, dự toán. Chưa thường xuyên bố trí tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuyên môn về quản lý chất lượng công trình; khi các cơ quan cấp trên vào thanh tra, kiểm toán mới phát hiện ra sai sót.

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Mục tiêu chung trong giai đoạn từ năm 2019-2023 là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ cương của đội ngũ cán bộ nhằm huy động các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, phấn đấu đưa Tam Nông phát triển nhanh và bền vững; Cụ thể: Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện; Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo quy hoạch đã được duyệt, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng với chi phí hợp lý; Đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực đáp ứng các yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển; Đầu tư phải có trọng tâm trọng điểm, tạo được sự bứt phá trong việc thu hút các nguồn vốn khác để khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Nhìn chung tình hình quản lý nhà nước trong việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông trong giai đoạn từ năm 2014-2018 chuyển biến động tích cực góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đang dẫn tới các hiện tượng tiêu cực như quy hoạch chưa phù hợp, chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý dự án đầu tư còn thấp, dàn trải, thất thoát trong việc sử dụng vốn đầu tư, gây

nên nợ đọng về xây dựng cơ bản. Từ tồn tại hạn chế nêu trên, cần đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn như sau:

4.1. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng

Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan Nhà nước tham mưu giúp UBND huyện Tam Nông trong công tác thẩm định, trình phê duyệt các dự án trên địa bàn. Vì vậy Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải gắn quyền hạn với trách nhiệm trong quá trình quản lý thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Để việc đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn, cần đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ các bộ thẩm định dự án có đủ trình độ, kiến thức đồng thời phải đảm nhiệm những công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Nội dung đào tạo nâng cao chuyên môn thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải kết hợp lý luận khoa học quản lý hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ gắn với kiến thức thực tế định hướng kinh tế thị trường, phù hợp yêu cầu của cơ chế thị trường.

Hồ sơ thiết kế, dự toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của dự án. Chất lượng phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán ảnh hưởng trực tiếp đến lãng phí, thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng. Để nâng cao chất lượng phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan nhà nước tham mưu thẩm định phê duyệt thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật để cập nhật, điều chỉnh hồ sơ thiết kế, dự toán cho phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tế. Đối với thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng như: Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng; lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cần được đơn giản hóa, tránh mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế có đủ năng lực theo quy định, có vậy mới nâng cao chất lượng thiết kế, tránh hồ sơ phải sửa đi, sửa lại

nhiều lần, tránh để điều chỉnh bổ sung thiết kế gây nên tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Cần quy định rõ trách nhiệm trước pháp luật của các đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra dự án đầu tư không đảm bảo tiến dự án, chất lượng hồ sơ kém gây thiệt hại, trách nhiệm bồi hoàn nếu có.

4.2. Nâng cao chất lƣợng Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình huyện

- Ban quản lý dự án (nay là Ban quản lý các công trình công cộng) là cơ quan đại diện cho chủ đầu tư (UBND huyện Tam Nông), vì vậy ban quản lý dự án phải gắn quyền hạn với trách nhiệm trong quá trình quản lý thực hiện dự án đầu tư. Để nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện, cần tổ chức đào tạo đội ngũ các bộ quản lý dự án có đủ trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có kiến thức tổng quan.

Yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải có khả năng nghiệp vụ chuyên môn, khả năng quản lý, giàu kinh nghiệm trong quản lý dự án. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý dự án cần xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá như: Nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng, có năng lực tư duy điều hành, nắm rõ quy trình nghiệp vụ, ... Yêu cầu cán bộ chuyên viên quản lý dự án phải có năng lực trình độ, nắm vững nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý dự án, phải thể hiện được sự nghiêm túc trong công việc, luôn đặt mục tiêu chất lượng, tiến độ của dự án lên hàng đầu. Trong công tác tổ chức quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần được chú trọng, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn.

Cần phải sắp xếp bố trí công việc cho cán bộ đảm nhiệm những công việc phù hợp với chuyên môn của mình, mang tính chuyên nghiệp, đồng thời bồi dưỡng năng cao kiến thức quản lý kinh tế để đạt được hiệu quả cao về đầu tư. Tổ chức đánh giá, chọn lọc cán bộ có chuyên môn sâu, tận tâm, tận tụy với nghề, kiên quyết loại bỏ những cán bộ ỷ lại, không tích cực chủ động trong công việc, có biểu hiệu tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát trong quá trình quản lý dự án đầu tư.

Kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng gây thất thoát ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Từng bước loại bỏ tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ có chuyên môn, tay nghề cao về công tác trên địa bàn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

4.3. Đổi mới trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, tài chính, mang tính cạnh tranh cao, làm giảm những thất thoát lãng phí trong khâu đấu thầu cần có những giải pháp cụ thể như:

Công tác đấu thầu triển khai các bước đảm bảo khách quan, công bằng để lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực tốt nhất về tài chính, giàu kinh nghiệm, bố trí trang bị huy động được đầy đủ máy móc thiết bị đưa vào công trình. Việc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi được khuyến khích, hạn chế à hình thức đấu thầu hạn chế, nhất là chỉ định thầu, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu. Chỉ thực hiện chỉ định thầu đối với công trình đặc thù, cấp bách; khi đó lập thiết kế, dự toán công trình phải được thẩm định kỹ càng để đảm bảo chính xác; tổ chức đánh giá kỹ năng lực đơn vị lựa chọn, tránh chỉ định nhà thầu không đủ năng lực.

Quy trình đấu thầu cần gọn nhẹ, hồ sơ mời thầu cần được chi tiết cụ thể, chính xác, phù hợp với quy định pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế. Tổ chức tốt công tác đấu thầu, bảo đảm tiến độ, chất lượng, lựa chọn các đơn vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Tổ chức thanh kiểm tra giám sát quá trình đấu thầu, có chế tài xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu, gây thiệt hại cho nhà nước.

4.4. Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng công trình

Tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công

trình; công tác kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp được thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu tư vấn, thẩm định dự án.

Nâng cao vai trò của các cơ quan chuyên môn cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án huyện thường xuyên bám sát đơn vị thi công, chỉ đạo đơn vị tư vấn thực hiện giám sát công trình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan chuyên môn, cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, đảm bảo công trình xây dựng luôn được theo dõi chất lượng, phát hiện kịp thời sự cố công trình phát sinh để tìm biện pháp khắc phục. Khi tiến hành thi công xây lắp công trình cần sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại, có hợp chuẩn, hợp quy chất lượng, không sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng, không đúng chỉ dẫn thiết kế.

Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc giám sát xây dựng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5. Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá vốn đầu tƣ xây dựng

Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình phải xuất phát từ nhu cầu của địa phương, dựa trên khả năng huy động nguồn vốn, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản, vi phạm các quy định của Luật đầu tư công. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải được thông qua các cấp có thẩm quyền theo quy định, đảm bảo các mục tiêu rõ ràng, minh bạch, đồng bộ, dài hạn, phù hợp với các các quy hoạch tổng thể của huyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, quy hoạch ngành, lãnh thổ được phê duyệt. Công tác quy hoạch phải đi trước, được thẩm định kỹ càng, tránh điều chỉnh bổ sung phá nát quy hoạch, làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư trong trung và dài hạn. Khi đã xem xét, đánh giá, xác định được rõ ràng kế hoạch trung, dài hạn thì tiến hành lập danh

mục thứ tự ưu tiên các công trình cần đầu tư xây dựng và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư là căn cứ để bố trí kế hoạch vốn đầu tư đầu năm. Không thực hiện bố trí vốn cho các công trình không nằm trong kế hoạch và không đủ các tục đầu tư xây dựng theo quy định.

Kế hoạch bố trí vốn đầu tư trung hạn từ ngân sách nhà nước phải thực hiện công khai, minh bạch, loại bỏ tình trạng xin cho, hạn chế đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Xác định tiến độ thực hiện dự án để bố trí vốn đầu tư cho các dự án hợp lý, đúng tiến độ. Tăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách, đảm bảo huy động hợp lý các nguồn thu từ các hoạt động kinh tế theo chính sách thuế khóa hiện hành. Tiếp tục cải cách cơ chế chi ngân sách địa phương nhằm tăng tỷ trọng chi cho đầu tư xây dựng, nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư; tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 81)